Đó là một cô gái trẻ quê Hải Phòng. Tuổi đời chừng 21- 22. Gương mặt thon gọn, nước da trắng ngần và đôi chân dài.
Cô ấy nói với tôi, đã quen chồng tôi qua mạng xã hội từ 2 năm về trước. Khi đó, chồng tôi chủ động tán tỉnh cô ấy và nói với cô ấy rằng, cuộc hôn nhân của chúng tôi đang trên đà tan vỡ. Hai vợ chồng đã ly thân và tôi đã dọn về mẹ đẻ, chỉ còn chờ ngày ra tòa chia tài sản gia đình.
Anh còn lấy lòng tin bằng cách thường xuyên mua quà cáp và về quê cô ấy khiến bố mẹ cô ấy đều nghĩ, anh là một người đàn ông đáng lấy làm chồng.
Vì sự quan tâm đó, cô ấy đã yêu chồng tôi. Họ gặp gỡ nhau mỗi tháng 1 lần tại Hà Nội - nơi chồng tôi vẫn thường đi liên hệ công việc.
Nào ngờ, khi biết tin cô ấy mang thai, chồng tôi đã chặn số, hủy kết bạn và khiến cô ấy không thể liên lạc được. Đến khi cô ấy tìm đến tận nhà, chồng tôi lại ngọt nhạt khuyên cô ấy nên im lặng kẻo tạo bất lợi cho anh trước khi tòa án ra quyết định cuối cùng.
Cô ấy nhẹ dạ cả tin nên đã nghe lời anh, trở về Hà Nội và tự sinh con một mình. Thỉnh thoảng nhận sự quan tâm của anh là đôi ba triệu và những lời hứa hẹn ngọt ngào.
Thế nhưng 8 tháng kể từ khi đứa trẻ ra đời, anh vẫn không có động thái đón 2 mẹ con đoàn tụ. Cô gái ấy mới tìm gặp tôi, quỳ xuống chân tôi và xin tôi hãy nhanh chóng ly hôn.
Cô ấy nói, từ nhỏ cô ấy đã thiếu tình thương của cha nên cô ấy hiểu, những đứa trẻ cần một gia đình trọn vẹn đến thế nào. Cô ấy xin tôi đừng vì chút tài sản mà trì hoãn phiên tòa khiến mẹ con cô ấy đợi chồng tôi mòn mỏi.
Tôi ngơ ngác trước câu chuyện hoang đường của cô gái nhưng cuối cùng cũng đã hiểu ra sự việc. Tuy nhiên, tôi không thể nổi giận với cô ta mà chỉ cắn chặt môi, nhận ra cuộc đời thật chua chát.
Tôi với chồng kết hôn đã 7 năm. Hai vợ chồng kinh doanh 1 tiệm vàng. Thu nhập đủ để chúng tôi sống thoải mái ở thị trấn này. Thế nhưng, 2 vợ chồng lại vất vả chuyện con cái.
Đứa con đầu lòng của tôi ra đời được tròn 1 tháng thì bị bệnh và không qua khỏi. Từ đó đến nay, tôi vẫn chưa thể mang thai.
Tôi từng khuyên chồng đi bước nữa nhưng anh nói yêu tôi và không thể sống thiếu tôi. Anh muốn tôi chữa trị thêm dăm ba năm nữa. Nếu vẫn không thể mang thai, anh và tôi sẽ xin con nuôi.
Tôi khát khao được làm mẹ và rất tự ti khi không thể sinh con cho anh. Thế nhưng tình yêu, sự quan tâm của anh khiến tôi vượt qua tất cả.
Nào ngờ, phía sau lưng tôi, anh lại ngoại tình. Đáng nói, hành động của anh bây giờ còn ảnh hưởng đến cuộc đời một người phụ nữ và một đứa trẻ.
Có lẽ nào, tôi nên rút rui khỏi cuộc hôn nhân này?
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: [email protected]. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Bà chủ tiệm vàng ngỡ ngàng trước lời đề nghị của cô gái trẻ đẹpNhững tưởng cặp "ông - cháu" sẽ đi đến hồi kết, tuy nhiên sau 6 năm gắn bó, họ vẫn mặn nồng như thuở nào. Bằng chứng là dòng tâm sự ngọt ngào trên mạng xã hội nhân dịp Valentine vừa qua.
![]() |
Cặp "ông - cháu" vừa đăng những dòng chia sẻ hạnh phúc trên trang cá nhân. |
Trên trang cá nhân, Lý Khôn Thành viết: "Hồi ức Valentine! 6 năm trôi qua tôi vẫn không thay đổi. Yêu em, yêu em!".
Không những thế, cả hai nhiều lần đăng ảnh tình tứ bên nhau trong suốt thời gian gắn bó. Trước đó vài ngày, nhạc sĩ lớn tuổi Lý Khôn Thành còn đăng lên trang cá nhân video kỷ niệm 6 năm yêu nhau đầy hạnh phúc.
Chuyện tình của Lý Khôn Thành và Lâm Tĩnh Ân không ít lần đối mặt với các tin đồn không hay. Hai người gặp nhau vào năm 2013, lúc đó Tĩnh Ân là nữ sinh vừa tròn 18 tuổi. Còn Lý Khôn Thành là bạn của "bố vợ tương lai", gặp mặt và yêu luôn con gái bạn.
![]() |
Cặp tình nhân lệch 40 tuổi vẫn hạnh phúc sau 6 năm bên nhau. |
![]() |
![]() |
Thời gian công bố yêu nhau, cặp chênh lệch 40 tuổi này bị phản đối kịch liệt. Thậm chí, cha Lâm Tĩnh Ân còn đòi kiện Lý Khôn Thành ra tòa với tội dụ dỗ trẻ vị thành niên. Nhưng cuối cùng, hai người vẫn đến với nhau bất chấp mọi lời dèm pha, chà đạp từ gia đình và dư luận.
Phần lớn mọi người cho rằng Lâm Tĩnh Ân đang bị Lý Khôn Thành lợi dụng, nhưng sự gắn bó 6 năm của họ đã chứng minh ngược lại. Đôi uyên ương khẳng định tình yêu không phân biệt tuổi tác và đến giờ, họ vẫn gắn bó, thể hiện tình cảm mặn nồng trên trang cá nhân như thuở mới yêu.
Cùng cảnh ngộ, yêu thương nhau, cặp đôi chú rể 75 tuổi và cô dâu 64 tuổi đã tổ chức đám cưới để về chung một nhà.
" alt=""/>Cặp 'ông cháu' lệch 40 tuổi khoe đang hạnh phúc sau 6 năm yêu nhauĐến thôn Nà Cạn, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, Lạng Sơn nhiều người sẽ có cảm giác đi lạc vào một khu phố cổ bởi những ngôi nhà được xây dựng từ những năm 30 của thế kỷ trước.
Thiết kế theo kiến trúc kiểu Pháp, trải qua thời gian dài, những ngôi nhà này vẫn giữ được vẻ đẹp cổ xưa. Trong đó, ấn tượng nhất phải kể đến nhà của ông Nguyễn Văn Bảng (SN 1932, xã Đại Đồng).
![]() |
Ông Nguyễn Văn Bảng cho biết, ngôi nhà này được khởi công xây từ năm 1932. Cụ Nguyễn Văn Tính, cha của ông Bảng, vốn là một thông phán (viên chức làm việc ở các công sở trong thời Pháp thuộc). Sau khi nghỉ hưu, cụ Tính quyết định xây ngôi nhà này. |
![]() |
Ngôi nhà do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế, gồm có 3 gian, rộng khoảng 150m2. Cụ Tính phải thuê những người thợ lành nghề ở Bắc Ninh đến xây dựng trong một thời gian dài. |
![]() |
Ngôi nhà có lò sưởi và cửa sổ làm bằng kính theo kiến trúc Pháp. Ông Bảng còn nhớ, những ngày mùa đông khi ông còn bé, gia đình thường quây quần bên lò để sưởi ấm. |
![]() |
Sau này, khi không còn sử dụng, lò sưởi đã được xây bịt lại |
![]() |
Dòng chữ "Lụt năm 1986 (Bình Dần)" được ghi lại bên cánh cửa bằng gỗ lim để nhớ sự kiện lũ lụt rất lớn ở huyện Tràng Định. "Nước ngập khắp nơi, người dân phải đi lại bằng thuyền nhưng ngôi nhà của chúng tôi vẫn không bị ảnh hưởng", ông Bảng nhớ lại. |
![]() |
Ống khói trên mái nhà. |
![]() |
Biểu tượng con dơi. |
![]() |
Hoa văn cổ xưa trên mái nhà. Nhà lợp ngói âm dương nên mùa đông ấm, mùa hè thì mát mẻ. |
![]() |
Qua thời gian dài, ngôi nhà cổ đã xuống cấp. Ông Bảng chỉ tay lên những vết nứt của bức tường. |
![]() |
Nhà được xây bằng gạch nung. Màu thời gian đã bao trùm lên tất cả. |
![]() |
Trong kí ức ông Bảng, ngày đó, gia đình ông thuộc hàng giàu có trong vùng. Giai đoạn Pháp chiếm đóng, gia đình ông phải sơ tán. Sau đó họ quay lại sinh sống ở đây cho đến ngày nay. |
![]() |
Hiện, nhiều người trẻ và du khách nước ngoài thường hay ghé vào thăm quan, chụp ảnh. "Ngôi nhà là kỷ niệm của cha để lại nên tôi vẫn thường dặn dò con cháu phải gìn giữ, không được phá bỏ. Ngôi nhà này chưa trải qua một lần sửa chữa nào", ông Bảng nhấn mạnh. |
![]() |
Trưởng thôn Nà Cạn (trái) cho biết: "Thôn Nà Cạn hiện nay có 7 ngôi nhà cổ tương tự vẫn còn bảo lưu được nét độc đáo xa xưa để lại. Theo thời gian, nhiều ngôi nhà cũng dang dần hư hỏng, xuống cấp. Chúng tôi mong muốn nó được coi là di tích và được chính quyền quan tâm, bảo tồn". |
Biệt phủ của Tổng đốc Vi Văn Định ở Lạng Sơn rộng hơn 4.000 m2 nhưng nay chỉ còn lại tàn tích.
" alt=""/>Nhà cổ kiểu Pháp của gia đình giàu có nức tiếng xứ Lạng