











Ngân An
Ngân An
Theo ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, việc cơ quan quản lý nhà nước hạ tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tăng dự trữ bắt buộc đối với cho vay BĐS lên 250%, các dự án đầu tư tại nhiều thành phố lớn ít được duyệt là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới thị trường.
Ở những thành phố lớn hiện đã “bão hoà” về số lượng dự án, các thành phố lân cận gần đó cũng đã dần quá tải. Do vậy, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm những dự án mới ở các vùng lân cận đang lên. Sở hữu địa thế đẹp, di chuyển dễ dàng từ Hà Nội và các khu vực lân cận, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đang trở thành cái tên mới sáng giá trên bản đồ đầu BĐS thời gian gần đây.
Được biết, UBND TP Cẩm Phả đang tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư của nhiều đơn vị lớn; Chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, nhằm đưa khu vực này trở thành khu vực có kinh tế - xã hội phát triển, tạo “đòn bẩy” để Cẩm Phả trở thành một trong những thị trường đầu tư bất động sản hấp dẫn bậc nhất khu vực Đông Bắc Bộ.
Thị trường Cẩm Phả này đang chứng kiến “cuộc chơi” của nhiều “ông lớn “ trong lĩnh vực bất động sản như Vingroup, Sun Group, FLC… Trước hết là sự xuất hiện của Sun Group với một dự án lớn trong lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng với tổng vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng.
Cuối năm 2018 vừa qua, “ông lớn” Vingroup cũng đặt chân vào thị trường Cẩm Phả với khu dịch vụ thương mại công cộng và nhà ở tại phường Cẩm Bình mang tên Vincom Shophouse do Vincom Retail thực hiện. Vị trí dự án này nằm gần đường Quốc lộ 18 nối Hạ Long - Cẩm Phả - Móng Cái và bến xe khách Cẩm Phả với diện tích 63.475m2. Dự kiến sau khi đưa vào hoạt động Vincom Shophouse sẽ mang lại diện mạo mới hoàn toàn cho Cẩm Phả và “chắp cánh” cho các dự án xung quanh phát triển.
Mới đây nhất, Vinpearl được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận triển khai nghiên cứu lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu du lịch, dịch vụ, đô thị ven biển tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh đã khiến thị trường bất động sản khu vực này nóng hơn bao giờ hết.
![]() |
Dự án nào hưởng lợi từ Vincom Plaza Cẩm Phả?
"Cơn sốt" từ dự án của tập đoàn Vingroup đã lan rộng sang các khu vực xung quanh. Các chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản quanh Vincom Shophouse không đột biến nhưng đang tăng trưởng đều đặn trong thời gian gần đây. Ví dụ như Golden Mark Shophouse Cẩm Phả vừa được khởi công đã tạo nên "cú hích" đột phá. Sở dĩ dự án tạo nên "cơn sốt" như vậy là do sở hữu vị trí đắt giá.
Golden Mark Shophouse Cẩm Phả tọa lạc tại khu trung tâm hành chính mới của Cẩm Phả và nằm ngay cạnh TTTM Vincom Cẩm Phả. Với vị trí này, Golden Mark Shophouse Cẩm Phả có thể đón lượng khách “khủng” mỗi ngày đến ăn uống, mua sắm. Đây chính là cơ hội kinh doanh sinh lời khó cưỡng cho các chủ đầu tư.
Ngoài ra, dự án này còn sở hữu vị trí kết nối với các tuyến đường giao thông quan trọng của thành phố Cẩm Phả như Quốc lộ số 18 nối giữa Hạ Long, Cẩm Phả và Móng Cái, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn.
![]() |
Golden Mark Shophouse Cẩm Phả sở hữu vị trí đắc địa, thuận tiện cho việc kinh doanh và an cư |
Ngay từ khi vừa ra mắt, Golden Mark Shophouse Cẩm Phả nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu trong đánh giá của nhiều nhà đầu tư. Hiện tại đây là dự án có số lượng các căn shophouse và quy mô lớn bậc nhất tại Cẩm Phả. Các căn shophouse tại dự án đều được thiết kế không gian hợp lý, vừa đảm bảo việc kinh doanh và là nơi an cư lý tưởng. Một điểm cộng nữa của dự án là sẽ có nguồn cung khách hàng tự nhiên đông đảo từ chính người dân tại địa phương và lượng lớn khách du lịch đến với Cẩm Phả.
Hiểu được tâm lý ăn chắc mặc bền của người Việt Nam khi mua bất động sản, Golden Mark Shophouse Cẩm Phả được cấp quyền sở hữu vĩnh viễn.
Đặc biệt, dự án hiện đang được mở bán với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, giá bán chỉ chỉ từ 3,5 tỷ một căn. Hiện chủ đầu tư đang áp dụng chính sách hỗ trợ cho vay lên đến 70% giá bán. Như vậy, khách hàng chỉ cần chuẩn bị từ 1,1 tỷ là đã có thể sở hữu căn shophous Golden Mark Shophouse Cẩm Phả, ngay cuối năm 2019.
Lệ Thanh
" alt=""/>Dòng tiền đầu tư ồ ạt đổ về BĐS Cẩm Phả, Quảng NinhTrước khi làm Chủ tịch UBND xã, ông Nhuận đã làm Bí thư Đảng ủy xã Minh Trí 1 nhiệm kỳ. Theo ông Nhuận, lý do khiến ông xin thôi giữ chức Chủ tịch xã là vì ông có sở trường về công tác Đảng và mặt trận, do đó ông muốn chuyển công tác cho đúng sở trường của mình.
"Tôi có sở trường về mặt công tác Đảng, mặt trận văn hoá nên tôi muốn chuyển sang làm công tác ở lĩnh vực này cho đúng với sở trường. Mặt khác, ngay từ đầu tôi đã có nguyện vọng xin không làm chủ tịch xã, nhưng lãnh đạo huyện có ý kiến nên tôi mới nhận làm và đến giờ tôi xin nghỉ", ông Nhuận nói.
Cũng theo ông Nhuận, sau khi thôi chức chủ tịch xã, ông sẽ chuyển sang làm Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã Minh Trí.
Theo thông tin trên Tiền Phong online, lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn cho biết, trong đơn xin thôi giữ chức, ông Nhuận có nêu lý do sức khỏe không bảo đảm công việc. Cùng với đó, ông Nhuận cũng đã hai lần bị kỷ luật cảnh cáo.
Được biết, hôm nay, ngày 2/8, HĐND xã Minh Trí sẽ họp bầu Chủ tịch UBND xã Minh Trí mới thay ông Nhuận.
Xã Minh Trí là địa phương có nhiều vi phạm đất rừng phòng hộ, đặc dụng nhất của huyện Sóc Sơn theo kết luận của Thanh tra TP Hà Nội. Tại xã Minh Trí hiện có hàng trăm công trình nhà dân nằm trên đất rừng phòng hộ, đặc dụng đang chờ được xử lý. Tuy nhiên, thực tế việc xử lý các công trình này đang gặp nhiều khó khăn...
Trước đó, vào tháng 3/2019, Thanh tra thành phố Hà Nội đã ra thông báo Kết luận thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất, trật tự xây dựng trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, tại xã Minh Trí và xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn.
Theo kết luận này, trên địa bàn huyện Sóc Sơn có 659 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất lâm nghiệp từ năm 2008 không được xử lý mà tiếp tục để phát sinh các vi phạm mới.
Đến năm 2017, huyện Sóc Sơn mới xác định 555 công trình vi phạm và còn 485/555 công trình chưa xử lý. Tuy nhiên, kết quả thanh tra cho thấy việc xác định công trình vi phạm của UBND huyện Sóc Sơn năm 2017 không chính xác, thực tế số lượng công trình vi phạm lớn hơn rất nhiều.
Chỉ riêng 2 xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng đã có 797 công trình vi phạm, riêng xã Minh Trí có tới 524 trường hợp vi phạm.
Thanh tra thành phố đề nghị UBND TP tổ chức cưỡng chế ngay đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng năm 2017-2018 trên địa bàn 2 xã Minh Trí, Minh Phú và khu vực ven các hồ được UBND Huyện Sóc Sơn lập hồ sơ xử lí vi phạm, trả lại nguyên hiện trạng ban đầu.
Đối với các công trình vi phạm về đất đai, sử dụng đất không được đúng mục đích, vi phạm trật tự xây dựng từ năm 2006-2018 tại 2 xã Minh Trí, Minh Phú và khu vực ven các hồ có phương án xử lý đúng quy định của pháp luật, đảm bảo đất đai sử dụng đúng mục đích.
Minh Vy (tổng hợp)
- Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn vừa ký quyết áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với 24 công trình vi phạm trật tự xây dựng tại xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.
" alt=""/>Chủ tịch một xã nhiều vi phạm đất đai ở HN xin từ chứcLà “đại gia” - phải có đảo
Vịnh Bái Tử Long nằm ở phía Đông TP Cẩm Phả, thuộc địa giới hành chính của huyện Vân Đồn được mệnh danh là vịnh Hạ Long thứ 2 của Quảng Ninh. Bái Tử Long còn được biết đến với hàng trăm đảo lớn nhỏ nằm san sát nhau, tạo thành hình cánh cung ôm lấy đất liền. Trên các đảo lớn, dân cư sinh sống nhộn nhịp và đây cũng là chứng tích còn sót lại của một thương cảng Vân Đồn nổi tiếng trong lịch sử.
![]() |
Đảo Nêm của Công ty Hoàng Trường dưới danh nghĩa trồng rừng đã xây dựng hàng loạt công trình vi phạm |
Nhiều năm nay, ngoài những đảo có dân cư sinh sống từ lâu đời như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi… xuất hiện hàng loạt “đặc khu” mọc lên trên các đảo. Các đảo này đều nằm ở vị trí đắc địa có một không hai. Điều đặc biệt là các đảo này đều do tư nhân tự khai phá, đầu tư hàng loạt công trình hoành tráng để phục vụ nhu cầu ăn chơi, ngủ nghỉ của một số “đại gia”.
Theo chân một ngư dân, chúng tôi lênh đênh trên vịnh Bái Tử Long vào một ngày cuối tháng 7. Dòng nước xanh ngắt in bóng các đảo đá, tạc nên những hình kỳ thú trên mặt vịnh. Chỉ tay về phía một hòn đảo lớn, anh T. (ngư dân dẫn đường) nói: “Đảo của đại gia Dũng Ph… Trên đảo có nguyên 1 "đội quân" gần 20 người chuyên túc trực 24/24 để phục vụ cho những bữa tiệc thâu đêm của chúa đảo”.
“Gần đó là đảo của một đại gia tên Duy Đ… Đảo này xây hẳn một căn biệt thự 2 tầng, xung quanh quy hoạch bài bản từ vị trí trồng cây xanh đến từng chiếc ghế hóng mát. Diện tích đảo này tuy nhỏ nhưng được coi là một trong những đảo đẹp nhất vịnh. Căn biệt thự nằm giữa đảo giống như căn nhà có 4 mặt tiền đắc địa” - Anh T. trầm trồ.
![]() |
Đảo Thẻ Vàng có diện tích “khủng” lên đến gần 180ha cùng hàng loạt công trình vi phạm của ông Tô Văn Chương |
Lênh đênh thêm chừng 30 phút, anh T. điểm thêm một vài “đảo đại gia”. Đảo Nêm của Công ty Hoàng Trường với danh nghĩa trồng rừng, họ đã biến đảo này thành “đặc khu” phục vụ du lịch và nhu cầu ăn chơi cá nhân. Đảo Bánh Sữa của ông Đỗ Tờ cũng được hình thành dưới cái mác nuôi trồng thủy sản, thực chất ông này cho xây hẳn nhà nghỉ trên đảo để kinh doanh du lịch.
Hoành tráng nhất là đảo Thẻ Vàng của ông Tô Văn Chương (hay còn gọi là đại gia Chương L., người nổi tiếng giàu có vùng than Cẩm Phả). Với diện tích “khủng” lên đến gần 180ha, đảo nằm dưới sự quản lý toàn bộ của ông Chương. Ngoài những công trình đồ sộ như 2 căn nhà bê tông hoành tráng, bến cập tàu hạng sang, 8 căn nhà cấp 4 cùng hàng loạt các công trình phụ trợ ông Chương còn xây hẳn 1 ngôi chùa lớn trên đảo.
“Các đại gia này đều hợp thức giấy tờ, thủ tục khi ra đảo. Người xin trồng rừng, người xin nuôi thủy sản, người xin trùng tu, tôn tạo di tích, thậm chí người không xin cũng tự ra chiếm đảo làm của riêng. Họ lập nên những đặc khu ăn chơi và nghiễm nhiên biến thành chúa đảo, lâu dần trở thành một trào lưu, cứ là đại gia thì phải có đảo” - Anh T. cho hay.
Vi phạm nhưng vẫn chây ỳ
Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2012, UBND huyện Vân Đồn đã xác lập hồ sơ vi phạm đất đai tại đảo Soi Dâu đối với ông Phạm Thế Duy. Chính quyền xã Thắng Lợi và huyện Vân Đồn xác định, từ năm 2009, ông Duy san gạt đất rừng tại đảo xây nhà (rộng 150 m2), sân, kè (rộng 400 m2), đường nội bộ…trái phép. Tháng 7/2012, UBND huyện Vân Đồn ra quyết định cưỡng chế yêu cầu khắc phục hậu quả tại đảo Soi Dâu.
Tại khu vực đảo đền Vạ Giếng, UBND huyện Vân Đồn xác định từ năm 2012, ông Trần Quốc Dũng tự ý xây dựng hàng loạt công trình trái phép như cửa, bến cập tàu, đường bê tông cùng hàng trăm mét kè đá. Năm 2014, huyện tiến hành cưỡng chế nhà ở công nhân nhưng sau đó ông Dũng tiếp tục xây dựng một loạt nhà chòi hình bát giác. Đầu năm 2019, huyện ban hành quyết định cưỡng chế khắc phục hậu quả tại khu vực đền Vạ Giếng.
Đối với các công trình xây dựng trái phép, UBND tỉnh Quảng Ninh nhiều lần ra văn bản đốc thúc UBND huyện Vân Đồn triển khai cưỡng chế. Ngày 7/6/2019, UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục ra văn bản yêu cầu huyện Vân Đồn khẩn trương xử lý các công trình trái phép trong tháng 6. Tuy nhiên, đến nay việc cưỡng chế vẫn chưa được thực hiện.
UBND huyện Vân Đồn lý giải, việc chậm trễ: Công trình của ông Trần Quốc Dũng, trong quá trình huyện triển khai kế hoạch cưỡng chế thì nhận được đơn của luật sư (đại diện cho ông Dũng) cho rằng việc cưỡng chế không đúng quy định. Sau khi rà soát toàn bộ hồ sơ xử lý vi phạm của UBND xã Thắng Lợi, xin ý kiến của Sở Xây dựng, Sở TN&MT, UBND huyện xét thấy cần phải xác minh, củng cố thêm hồ sơ.
Cương quyết xử vi phạm
Nói về sự việc trên, ông Vũ Văn Hợp, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết, quan điểm của tỉnh Quảng Ninh là cương quyết cưỡng chế, khôi phục nguyên trạng để phục vụ cho phát triển du lịch chung.
Hồi giữa tháng 5, lãnh đạo UBND huyện Vân Đồn đã có cuộc họp với ông Trần Quốc Dũng về kế hoạch cưỡng chế công trình của ông Dũng. Tại cuộc họp, phía ông Dũng đề nghị UBND huyện Vân Đồn xem xét để ông Dũng hoàn thiện các thủ tục tiếp theo, cho giữ nguyên hiện trạng công trình. Sau khi được cấp phép, công trình nào xây không phép, gia đình ông sẽ tự tháo dỡ, công trình nào phù hợp đề nghị giữ lại phục vụ lợi ích tâm linh.
Sau khi trao đổi, những người tham gia buổi họp thống nhất: Các công trình xây dựng tại khu vực đền Vạ Giếng do ông Dũng thực hiện đã vi phạm các quy định về hoạt động xây dựng, đất đai. Yêu cầu ông Dũng phá dỡ toàn bộ công trình đã bị lập biên bản vi phạm hành chính.
Tại cuộc họp, ông Dũng đã đồng ý phá dỡ toàn bộ công trình vi phạm nói trên (trừ nhà sàn gỗ hai tầng diện tích 80 m2) trước ngày 23/5/2019.
Tuy nhiên, ông Châu Thành Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn, cho biết, dù trong cuộc họp trên ông Dũng đã đồng ý tự tháo dỡ nhưng sau đó không thực hiện.
Theo ông Hưng, huyện phải tạm lùi việc cưỡng chế để hoàn thiện thêm hồ sơ, vì trước đây trong biên bản ghi sai địa chỉ của ông Dũng. Huyện đang kiểm tra, hoàn thiện lại hồ sơ để làm căn cứ thực hiện cưỡng chế.
Theo báo cáo của UBND huyện Vân Đồn, năm 2014 huyện đã xử lý kỷ luật khiển trách tập thể Đảng ủy xã Thắng Lợi, khiển trách bí thư, cảnh cáo và điều chuyển công tác chủ tịch xã vì buông lỏng quản lý đất đai, xây dựng tại các đảo trên vịnh Bái Tử Long.
Theo tienphong
UBND huyện Vân Đồn, Quảng Ninh vừa thành lập tổ công tác kiểm tra, xử lý hàng loạt công trình xây dựng trái phép trên vịnh Bái Tử Long.
" alt=""/>'Biệt khu, biệt phủ' trái phép trên vịnh Bái Tử Long: Những miếng bánh được chia