Thục Hiền từng bị chế giễu vì nặng gần 60kg, chân to và có sẹo. Người đẹp thổ lộ, chính siêu mẫu Minh Tú đã bênh vực và tạo nguồn động lực cho người đẹp tiếp tục theo đuổi đam mê. "Chị Tú đã kéo tôi ra khỏi vũng lầy của sự tự ti. Nếu không có chị lúc đó sẽ không có Thục Hiền tại Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023".
Người đẹp mong muốn được truyền cảm hứng đến những bạn trẻ còn tự ti về khuyết điểm bản thân. "Tôi bị cười nhạo vì đôi chân to nhưng tôi đã vượt qua và tự hào vì đó là một đôi chân khỏe mạnh. Đừng lo lắng, sợ hãi những lời dè bỉu, chỉ cần bạn cố gắng, tin tưởng vào bản thân mọi vấn đề luôn có thể vượt qua", cô khẳng định.
Chân dài khâm phục người chuyển giới vì nghị lực phi thường, trải qua nhiều đau đớn, hy sinh để được sống đúng với con người của mình. Cô rất ủng hộ việc người chuyển giới tham gia các cuộc thi sắc đẹp hiện nay.
Đỗ Phong
Những hoạt động liên quan đến trải nghiệm văn hoá các tác phẩm mới, phim mới phải xuất phát từ nhu cầu của sinh viên, nhà trường không bắt buộc sinh viên phải thực hiện.
Theo bà Chi, thông tin này có thể xuất phát từ việc nhà trường có một câu lạc bộ về sân khấu điện ảnh thuộc Khoa văn học, do sinh viên phụ trách. Theo thông lệ và hoạt động định kỳ của câu lạc bộ, khi có một bộ phim mới ra rạp hoặc phát hành trên mạng, các thành viên trong câu lạc bộ sẽ kết nối với nhau và mời các thành viên tham gia để trải nghiệm nhằm phục vụ cho bộ môn Phê bình điện ảnh.
Việc này không chỉ diễn ra với phim "Đất rừng phương Nam" mà các tác phẩm khác cũng như vậy. Tuy nhiên khi tổ chức, câu lạc bộ sẽ phải có kế hoạch và được sự đồng ý của lãnh đạo khoa.
"Do vậy, thông tin Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM mua vé cho sinh viên xem "Đất rừng phương Nam là không đúng. Nhà trường cho rằng cảm thụ văn học hay thẩm mỹ mỗi người có một quan điểm khac nhau. Nhà trường không ép sinh viên tham gia bất kỳ hoạt động trải nghiệm nào"- bà Chi khẳng định.
Trước đó, mạng xã hội cũng xôn xao việc Trường ĐH Công nghệ TP.HCM mua 1.000 vé phim này và yêu cầu sinh viên đi xem. Nếu sinh viên nào đi xem sẽ được cộng 2 điểm rèn luyện. Sinh viên nào không đi bị trừ điểm.
Tuy nhiên, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho hay, việc mua 1.000 vé phim "Đất rừng phương Nam" nằm trong hoạt động học tập học phần Cảm thụ điện ảnh, khoa Truyền thông và Thiết kế.
Theo kế hoạch, ngày 20/10, khoa Truyền thông và Thiết kế sẽ tổ chức cho sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện đi xem phim này tại rạp. Đây là một hoạt động học tập giúp sinh viên có trải nghiệm thực tế về không gian rạp thông qua một bộ phim mới.
Theo ông Quốc Anh, nhà trường định hướng đào tạo mang tính ứng dụng, thường xuyên có những chương trình trải nghiệm thực tế trong chương trình học. "Cụ thể, trong tháng 9/2023, chúng tôi cũng đã cho sinh viên trải nghiệm xem phim "Past lives" hay trước đó từng xem phim “Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh” và giao lưu cùng ekip đoàn làm phim của Lý Hải. Ngoài ra, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện còn được mang sản phẩm phim là đồ án tốt nghiệp của mình ra rạp công chiếu".
Về thông tin sinh viên không đi xem phim "Đất rừng phương Nam" bị trừ điểm rèn luyện, còn sinh viên đi xem sẽ được cộng điểm, ông Quốc Anh khẳng định điều này không chính xác. Việc xem phim và trải nghiệm không gian rạp là quyền lợi của sinh viên trong chương trình học, sinh viên không phải trả tiền vé, nhà trường cũng không bắt buộc tham gia.
Liên quan đến phim "Đất rừng phương Nam" Trường THCS Đồng Khởi (Quận 1, TP.HCM) có thư ngỏ đề nghị cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm xem với kinh phí 80.000 đồng/em. Theo hiệu trưởng trường này, tổ trưởng tổ Ngữ văn cùng các tổ chuyên môn trình kế hoạch các nội dung trải nghiệm trong đó, có hoạt động xem phim "Đất rừng phương Nam".
Vì mục đích làm đa dạng hóa hoạt động trải nghiệm nên bà đã đồng ý việc này. Tuy nhiên sau khi nhà trường nắm bắt tình hình dư luận phản hồi đa chiều về bộ phim nên trường đã thu hồi toàn bộ thư ngỏ. Đồng thời, Trường THCS Đồng Khởi đã dừng hoạt động trải nghiệm và cũng nhận toàn bộ trách nhiệm.
Ông Francis Gurry, Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã khẳng định như vậy trong buổi nói chuyện với sinh viên (SV) Trường ĐH Ngoại thương sáng 23/3.
Theo ông Gurry, để tối ưu khả năng cạnh tranh, các quốc gia hiện nay phải dựa vào đổi mới sáng tạo.
Những quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức… đều coi đổi mới sáng tạo là thành tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của mình.
“Đây cũng là mối quan tâm của những quốc gia muốn thoát khỏi cái gọi là “bẫy thu nhập trung bình”.
![]() |
Ông Francis Gurry, TGĐ WIPO trong cuộc trao đổi với báo chí Việt Nam. Ảnh: Lê Văn. |
Ông Gurry chỉ ra nhiều lợi ích của việc nâng cao đổi mới sáng tạo, từ kinh tế tới xã hội. Đổi mới sáng tạo là một nhân tố đóng góp chính cho sự phát triển và mở rộng nền kinh tế.
Ở cấp độ nhỏ hơn, đổi mới là chìa khóa cho khả năng cạnh tranh, là cách để một doanh nghiệp tự phân biệt mình và tự tìm chỗ đứng trên thương trường.
Đổi mới sáng tạo cũng tạo đà để phát sinh ra nhiều công việc mới, tốt hơn, để giải quyết mọi việc theo những cách khác biệt.
“Đây cũng là công cụ để chúng ta giải quyết các vấn đề xã hội mà loài người đang phải đối mặt: biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, bệnh tật…” – ông Gurry cho hay.
Tổng GĐ WIPO cũng cho biết, hàng năm, Mỹ đã tốn 520 tỷ USD để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), vào việc tìm ra những nguồn tri thức mới. Trung Quốc cũng chi tới 400 tỷ USD vào lĩnh vực này mỗi năm.
Điều này đang tạo ra sự khác biệt rất lớn về năng suất lao động cũng như năng lực công nghệ giữa các quốc gia.
Trước câu hỏi làm thế nào để Việt Nam có thể tận dụng đổi mới sáng tạo làm đòn bẩy cho sự phát triển, ông Gurry khuyên Việt nam gắn đổi mới sáng tạo với các mục tiêu và hoàn cảnh kinh tế của mình.
“Tại đất nước của các bạn, khi nông nghiệp còn là ngành quan trọng của ngành kinh tế thì đòi hỏi hiện nay và trong tương lai là tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp” – ông Gurry nói.
“Nếu các bạn gắn được đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, năng lực cạnh tranh của nền nông nghiệp thì khi đó các bạn sẽ có được tăng trưởng kinh tế”.
Buổi nói chuyện với SV Ngoại thương của ông Francis Gurry nằm trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Gurry tới Việt Nam từ 21-23/3.
Vào ngày hôm qua, 22/3, ông Gurry đã ký kết Bản ghi nhớ giữa WIPO và Bộ KHCN về việc xây dựng Chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ của Việt Nam.
Lê Văn
" alt=""/>Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới nói chuyện với sinh viên Ngoại thương