Rồi chúng tôi vào đại học, nuôi ước mơ sau này em làm cô giáo, tôi làm chuyên gia tài chính, sẽ cùng nhau xây dựng tổ ấm với những đứa con xinh xắn và đáng yêu. Thế nhưng, đến khi tôi học năm thứ hai, thì cuộc sống lại rẽ sang một hướng khác chính tôi cũng không ngờ.
Tôi có học bổng đi du học Úc, đó là vinh dự chỉ dành cho những sinh viên rất xuất sắc của khoa. Tôi rất phân vân, cơ hội lớn trong sự nghiệp của tôi nằm ở chuyến đi học này, nhưng tôi cũng biết, nếu đi học, tôi sẽ mất em.
![]() |
Cuối cùng tôi vẫn đi, vì đó là cơ hội không phải lúc nào cũng đến trong đời, bố mẹ không muốn tôi từ bỏ chỉ vì chuyện yêu đương. Em cũng động viên tôi đi, dù tôi biết em buồn. Em nói em chờ được.
Tôi đi học, thời gian đầu hai đứa vẫn chat, gọi video cho nhau. Nhưng rồi cũng nhạt dần vì không còn gì nhiều để nói. Tôi bận rộn với việc học tập và nghiên cứu, em cũng đến kỳ thực tập, xin việc... có những giai đoạn dài chúng tôi không nói chuyện với nhau. Rồi em nhắn cho tôi một cái tin, rất ngắn gọn thôi: "Mình chia tay anh nhé".
Đợt ấy, tôi đã thu xếp để về Việt Nam, nhưng chỉ về được chưa đến một tuần vì kỳ nghỉ rất ngắn. Tôi cũng không tới gặp em, chỉ đứng từ một góc ở đằng xa ngắm em đi về con ngõ nhỏ. Em vẫn rất xinh đẹp và dịu dàng, nhưng tôi khi ấy nghĩ mình không thể ích kỷ bắt em chờ đợi, tôi ở quá xa em, lại có kế hoạch sẽ học lên cao học, tôi không thể mang lại hạnh phúc cho em trong một mối tình xa thì đừng bắt em chờ đợi.
Nhiều năm trôi qua, tôi hoàn thành việc học, đã có 3 năm kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài và trở về Việt Nam đầu quân cho một tập đoàn lớn. Tình cờ gặp em ở lễ cưới một người bạn, bao nhiêu cảm xúc trong tôi lại ùa về.
Trong mắt tôi em vẫn là người con gái xinh đẹp, dịu dàng nhất. Người bạn chung cho tôi biết rằng em đã lấy chồng, có một đứa con, nhưng hôn nhân của em không hạnh phúc vì anh ta là người không chung thủy .
Tôi rất hối hận vì quyết định đi du học ngày đó. Nếu tôi không lựa chọn sự nghiệp, có lẽ bây giờ tôi đã không mất em, có lẽ đã không đẩy em vào cuộc hôn nhân đau khổ này.
Tôi thương em vô cùng nhưng lại không dám đến với em, sợ em mang tiếng là phụ nữ đã có chồng còn qua lại với người cũ. Tôi phải làm sao, quên mối tình này đi hay tìm mọi cách để có em lần nữa?
Theo Dân Trí
Em và anh ấy yêu nhau khi em còn đang học năm thứ tư đại học. Tình yêu của hai đứa đã đến mức đậm sâu, em trao cho anh ấy tất cả đời con gái, hai đứa từng sống với nhau như vợ chồng.
" alt=""/>Vẫn yêu người cũ, tôi càng thương hơn khi biết em lấy chồng không hạnh phúcNhà có 2 chị em đều là thủ khoa của trường
Chia sẻ với chúng tôi, Ngô Thị Hương Thảo, khoa Tài chính doanh nghiệp, ngành Tài chính ngân hàng, Học viện Tài chính cho biết khá bất ngờ và vui sướng khi biết tin mình trở thành thủ khoa tốt nghiệp với điểm số tối đa của Học viện năm 2017.
Niềm vui của Hương Thảo như nhân lên gấp bội khi với kết quả này, em tiếp tục làm được điều mà chị gái mình từng đạt được khi cũng từng là thủ khoa tốt nghiệp của Học viện Tài chính cách đây 9 năm trước.
Tuy vậy, cô nữ sinh sinh năm 1995 cũng chia sẻ có chút cảm giác lo lắng vì thành tích luôn đi kèm với kỳ vọng.
“Em thực sự trăn trở liệu thời gian tới mình có thể làm được những gì trên đường đời để xứng đáng với danh hiệu này", Thảo bộc bạch.
Thảo chia sẻ, 4 năm trước em thi đỗ vào Học viện Tài chính nhưng mức điểm chỉ ở loại khá chứ không vào diện top đầu. 9X khiêm tốn cho rằng kết quả đạt được ngoài nỗ lực của bản thân, một phần có lẽ cũng nhờ sự định hướng sớm trong cách học tập từ chị gái của mình.
“Việc học của em có lẽ hơi trái ngược so với các bạn khác. Khác với phần lớn các bạn sinh viên khi mới bước chân vào môi trường đại học, trong kỳ và năm đầu tiên thường mang tâm lý xả hơi và “phải chơi bù” những năm tháng phổ thông miệt mài ôn luyện. Em cố gắng học và tích luỹ điểm số ngay từ năm học đầu, đặc biệt tập trung vào các môn cơ sở ngành vì đó là tiền đề để có thể học tốt các môn chuyên ngành về sau”.
Thảo cho biết, cũng vì thế mà em có một bảng điểm đồng đều chứ không bị “hụt” ở năm đầu như các bạn khác.
Trong mỗi giờ học, Thảo chú ý nghe giảng vì nhận thức rằng kiến thức và kinh nghiệm thực tế của các thầy cô phần lớn được truyền thụ trong quá trình truyền đạt chứ không phải trên những con chữ khi đọc - chép trên bài vở.
Thảo cho rằng nỗ lực tự thân, sự cần mẫn là yếu tố quyết định trong quá trình học tập. Trước mỗi kì thi, ngoài việc học ở lớp và với giảng viên của chính lớp mình, Thảo còn chủ động “lẻn vào” để nghe thêm các buổi học phụ đạo, tổng hợp kiến thức và chữa bài tập của nhiều thầy cô khác nhau trong bộ môn ở các lớp học phần khác. Như vậy, trong khi các bạn chỉ có 1 buổi ôn luyện thì Thảo tự có cho mình mỗi môn 2-3 buổi luyện khác. Thậm chí có chương học, Thảo “săn” được 5-6 thầy cô.
Không chỉ vậy, 9X cũng rất chủ động tìm tòi và thắc mắc những điều chưa hiểu rõ.
Em thường chủ động xin số điện thoại của giảng viên để khi có câu hỏi khó chưa tiện trao đổi trên lớp thì về nhà có thể hỏi sâu hơn. “Một kinh nghiệm là các thầy cô khi tiếp nhận những câu hỏi của sinh viên thì đều rất nhiệt tình và em càng hiểu bản chất vấn đề hơn”, Thảo tâm sự.
Ngoài việc học trên lớp, có kiến thức thực tế em thường dành thời gian theo dõi những chương trình, bản tin tài chính trên truyền hình, cập nhật thông tin về tình hình kinh tế xã hội qua báo chí,… Đặc biệt, Thảo tham gia nhiều cuộc thi có sự tiếp xúc và tương tác với doanh nghiệp.
“Khoa Tài chính doanh nghiệp hàng năm đều tổ chức cuộc thi Giám đốc tài chính tương lai- CFO. Đây là 1 cuộc thi tạo điều kiện cho chúng em được tiếp xúc và đi đến thực tế tại các doanh nghiệp, từ đó học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm thực tế”.
Không chỉ chủ động trong học tập, Thảo còn xung phong để làm lớp trưởng và trong suốt 4 năm đại học em đều giữ chức vụ lớp trưởng của cả lớp niên chế lẫn các lớp tín chỉ.
“Ngay từ đầu khi bước chân vào trường, em nghĩ bản thân mình phải thay đổi để năng động hơn nên đã xung phong để làm vị trí này. Nhờ được sự tín nhiệm của khoa và các bạn nên em giữ vị trí này đến hết thời gian theo học tại Học viện. Làm lớp trưởng thực sự đem đến cho em rất nhiều trải nghiệm. Đó là rèn luyện được sự chủ động và tính sáng tạo khi điều hành các hoạt động của một tập thể, hay cách chịu đựng áp lực khi deadline của các công việc dồn đến. Đồng thời em cũng có được cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với các giảng viên, qua đó rèn cho mình tác phong chững chạc hơn rất nhiều”.
Thảo cho rằng khi mình đã yêu thích điều gì đó thì nó sẽ không trở nên quá khó khăn. Cô nữ sinh thừa nhận việc đảm nhận cượng vị lớp trưởng của cả 2 lớp chiếm khá nhiều thời gian nhưng đổi lại em học được cách tự xoay sở và giải quyết vấn đề, lớn hơn là tính trách nhiệm cho cả tập thể chứ không chỉ riêng cá nhân mình. “Có thể thời gian cho bản thân eo hẹp hơn nhưng em nhận lại được sự yêu mến và tín nhiệm của bạn bè và có nhiều kỉ niệm vui buồn đáng quý của thời sinh viên”.
Với những nỗ lực không mệt mỏi, bốn năm liền, Thảo đều đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc trong học tập, nghiên cứu khoa học. Em có 2 công trình nghiên cứu khoa học đạt giải Nhì và giải Ba cấp học viện; 2 bài báo đăng trên Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán; 8 bài báo đăng trên nội san sinh viên nghiên cứu khoa học;…
Thảo cũng vinh dự nhận được giấy khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc.
Không chỉ kết quả cao trong học tập, em còn tích cực tham gia hầu hết các phong trào hoạt động Đoàn, hội, văn nghệ thể thao của khoa và học viện. Đặc biệt Thảo từng tham gia và lọt vào top 10 ở hội thi Sinh viên thanh lịch do Đoàn Học viện tổ chức. Năm thứ 3 đại học, Thảo chính thức được kết nạp và trở thành một Đảng viên.
Đừng chỉ biết nhìn vào tấm bằng
Thảo cho rằng trong tình hình thực tế ở Việt Nam hiện nay, bằng cấp vẫn là một tiêu chí để đánh giá khi tham gia vào một tổ chức, cơ quan sự nghiệp.
Tuy nhiên với em, thực lực và khả năng mới yếu tố quan trọng nhất để có những bước đi chắc chắn. “Bảng điểm đẹp có thể là một lợi thế song thực tế mình làm được những gì mới là quan trọng. Đó mới là điều mọi người và các đồng nghiệp đánh giá mình trong quá trình làm việc. Vì vậy hiện tại em vẫn đang theo học để trau dồi kĩ năng mềm, ngoại ngữ và tin học.
Trước khoảng thời gian nhận bằng tốt nghiệp, Thảo đã nộp hồ sơ ứng tuyển ở 1 số nơi, tuy nhiên khi nộp hồ sơ em cũng từ chối nộp bảng điểm với lý do cá nhân. “Bởi em nghĩ không cần thiết để các công ty đánh giá năng lực của mình qua việc nhìn thấy kết quả học tập 4 năm đại học, em muốn chứng minh bản thân bằng năng lực và hiệu quả công việc thực tế”.
Sau một thời gian làm việc cảm thấy chưa phù hợp, Thảo quyết định tìm cho mình những hướng đi khác.
Chia sẻ về dự định trong tương lai, Thảo cho biết dù nhận được nhiều lời mời phỏng vấn của các đơn vị, doanh nghiệp khá lớn nhưng trước mắt em vẫn muốn dành thêm thời gian học tập, trau dồi thêm kiến thức cho chính bản thân mình. “Em vừa nhận được kết quả trúng tuyển cao học nên dự định sắp tới sẽ ứng tuyển vào một cơ quan nhà nước theo đúng chuyên môn mình đã được đào tạo để có thể phát triển tốt nhất”, Thảo nói.
Ngày 19/2/2008, UBND tỉnh Nam Định ký quyết định số 408/QĐ-UBND thu hồi 185.628,8m2 đất của Công ty CP đầu tư xây dựng phát triển đô thị SAMMY (Công ty này được tỉnh cho thuê đất từ năm 2004 nhưng không triển khai thi công) tại xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc cho cho Công ty cổ phần Quốc tế Năm Sao (Tập đoàn Năm Sao) xây dựng Trung tâm Thương mại và Du lịch Quốc tế Đồng bằng sông Hồng. Thời điểm công bố dự án, phía chủ đầu tư tự hào cho biết đây là dự án liên hợp được thiết kế với nhiều hạng mục gồm dịch vụ thương mại, khách sạn, nhà hàng ẩm thực, khu vui chơi giải trí, siêu thị, resort, biệt thự cao cấp, sân tập golf...
![]() |
Phối cảnh dự án Trung tâm Thương mại và Du lịch Quốc tế Đồng bằng sông Hồng |
Sau đó đúng một ngày (ngày 20/2/2008), Tập đoàn Năm Sao tổ chức lễ khởi công dự án “Trung tâm thương mại và du lịch Quốc tế đồng bằng sông Hồng” rầm rộ với những cam kết như đinh đóng cột rằng nơi đây sẽ là điểm nhấn của tỉnh để phát triển du lịch, tạo ra nguồn thu lớn.
Tại buổi lễ khởi công năm 2008, ông Trần Văn Mười – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Năm Sao, chia sẻ: “Trung tâm này sẽ tôn vinh cảnh quan du lịch tâm linh, quần thể di tích văn hóa Trần, tạo điều kiện thu hút du khách tại cửa ngõ phía bắc thành phố dệt thân yêu, góp phần từng bước hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể, xây dựng thành phố Nam Định thành trung tâm kinh tế lớn vùng Nam đồng bằng Sông Hồng”.
![]() |
Ông Trần Văn Mười - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Năm Sao |
Trong khi đó, giấy chứng nhận đầu tư số 39 do ông Trần Minh Oanh, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định ký ngày 6/2/2008 ghi rõ: Qui mô đầu tư giai đoạn 1 gồm: Khu Trung tâm thương mại, dịch vụ; Khu RESORT; Khu làng nghề thủ công truyền thống và hạ tầng kỹ thuật, các công trình phụ trợ. Tiến độ thực hiện dự án giai đoạn 1 từ năm 2008 đến 2012.
Tuy nhiên, sau thời điểm khởi công, dự án này lại được “cập nhật” với tiến độ ì ạch. Phía nhà đầu tư chỉ làm những hạng mục đơn giản và ít kinh phí, như san nền, làm hàng rào.
8 năm đã trôi qua, dự án “Trung tâm thương mại và du lịch Quốc tế đồng bằng sông Hồng” của Tập đoàn Năm Sao vẫn chỉ là bãi đất hoang để mặc cỏ dại mọc um tùm.
![]() |
Sau 8 năm, dự án Trung tâm Thương mại và Du lịch Quốc tế Đồng bằng sông Hồng của Tập đoàn Năm Sao vẫn chỉ là bãi đất hoang, cỏ dại mọc um tùm |
Theo quan sát của PV, đến nay vẫn không có dấu hiệu dự án sẽ tiếp tục triển khai. Tại công trường thi công vắng lặng, không bóng công nhân, chỉ có hai người ngồi trong nhà bảo vệ tán gẫu.
![]() |
Còn nhớ, tháng 3/2011 UBND tỉnh Nam Định tiến hành cuộc họp kiểm điểm tiến độ đầu tư xây dựng dự án và kết luận: Tiến độ triển khai dự án rất chậm so với tiến độ ghi trong giấy chứng nhận đầu tư số 39 ngày 6/2/2008. UBND tỉnh yêu cầu Công ty phải có văn bản cam kết trong vòng ba tháng, kể từ ngày 4/3/2011 phải triển khai đồng bộ xây dựng các hạng mục công trình theo tiến độ đã cam kết với UBND tỉnh. Nếu không thực hiện, UBND tỉnh sẽ quyết định thu hồi đất và giấy chứng nhận đầu tư.
![]() |
Dù tỉnh Nam Định đã ra tối hậu thư rõ ràng như vậy, song nhiều năm qua, dự án “Trung tâm thương mại và du lịch Quốc tế đồng bằng sông Hồng” của Tập đoàn Năm Sao vẫn án binh bất động, mà tỉnh Nam Định vẫn chưa ra quyết định thu hồi dự án khiến dư luận phải đặt ra nhiều nghi vấn.
Trong các văn bản gửi cơ quan chức năng tỉnh Nam Định, Tập đoàn Năm Sao phân trần: “…trong quá trình triển khai dự án, Tập đoàn đã gặp không ít khó khăn bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài, sức mua giảm sút trầm trọng. Tập đoàn Năm Sao đã mời nhiều đối tác có uy tín trong lĩnh vực bán lẻ như BigC, Coop mart, Lotter mart…về khảo sát, các đối tác đều cho rằng vị trí trên không thuận lợi cho việc triển khai trung tâm thương mại, du lịch. Vì vậy, nếu tiếp tục triển khai dự án theo phương án ban đầu thì khả năng thành công không cao…”
Qua đó, Tập đoàn Năm Sao đã có văn bản gửi cơ quan chức năng tỉnh Nam Định xem xét, chấp thuận cho đơn vị này chuyển đổi dự án Trung tâm thương mại du lịch quốc tế đồng bằng sông Hồng thành dự án Cụm công nghiệp Quốc tế Năm Sao.
UBND tỉnh Nam Định cũng đã có văn bản trình Bộ Công thương đề nghị bổ sung quy hoạch Cụm công nghiệp theo đề nghị của Tập đoàn này. Theo UBND tỉnh Nam Định, với tình hình thực tế hiện nay và đề nghị của nhà đầu tư là phù hợp để khai thác có hiệu quả việc sử dụng khu đất trên nhằm đẩy mạng phát triển công nghiệp và kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đồng thời khai thác hiệu quả khu đất đã được GPMB cho sản xuất kinh doanh đúng tình hình thực tế hiện nay.
Hiện này, trên địa bàn tỉnh Nam Định không chỉ có dự án “Trung tâm thương mại và du lịch Quốc tế đồng bằng sông Hồng” của Tập đoàn Năm Sao bị đắp chiếu, mà còn rất nhiều dự án khác cũng đang án binh bất động như: Dự án Bệnh viện 700 giường của tỉnh Nam Định; Dự án khu công nghiệp Mỹ Trung với tổng diện tích 150,6ha… gây bức xúc dư luận về sự lãng phí ở tỉnh này.
Theo An ninh tiền tệ
" alt=""/>Dự án 400 tỷ của Tập đoàn Năm Sao: Vì sao tỉnh Nam Định vẫn chưa thu hồi?