Theo đó, Thanh tra Sở TN&MT sẽ phối hợp với Phòng Quản lý đất đai, Phòng Quản lý môi trường, Phòng Biển – Đảo và Tài nguyên nước, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước tại các đơn vị được Nhà nước cho thuê đất, tiến hành trong quý I/2023.
Trong các dự án thuộc diện thanh tra, đáng chú ý có 2 dự án đang được xây dựng nhưng dang dở trong nhiều năm nay là Khu resort 3 sao tại xã Bảo Ninh (Khu du lịch sinh thái Sài Gòn - Bảo Ninh) của Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn – Quảng Bình, và khu khách sạn 5 sao Pullman của Công ty cổ phần Du lịch Hà Nội – Bảo Ninh.
Dự án khách sạn 5 sao Pullman do Công ty CP du lịch Hà Nội - Quảng Bình làm chủ đầu tư với diện tích hơn 56.000m2, tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Quy mô xây dựng khối khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng gồm 283 phòng ngủ khách sạn và 18 căn biệt thự nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao và các dịch vụ đi kèm. Ban đầu, dự án khách sạn Pullman được đăng ký với tổng mức đầu tư khoảng 600 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2019. Cũng trong thời gian này, dự án đã thi công được phần thô. Đến tháng 9/2019, dự án được chủ đầu tư đăng ký tăng vốn đầu tư từ 600 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng.
Từ thời điểm sau khi tăng vốn đầu tư, các hoạt động xây dựng tại dự án Pullman diễn ra hết sức ì ạch, cầm chừng. Tính đến nay, ngoài phần thô khối tòa nhà khách sạn đã cơ bản hoàn thành thì các hạng mục khác vẫn ngổn ngang, dang dở.
Sau hơn 6 năm được cấp quyết định cho phép thực hiện, dự án khách sạn 5 sao Pullman này vẫn chỉ là những khối bê tông nằm ở khu "đất vàng" ven biển của tỉnh Quảng Bình.
Nằm sát dự án khách sạn Pullman, dự án Khu du lịch sinh thái Sài Gòn - Bảo Ninh do Công ty CP Du lịch Sài Gòn - Quảng Bình làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 424 tỷ đồng trên quy mô 4,25ha cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Dự án này được UBND tỉnh Quảng Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 2009, điều chỉnh lần 1 năm 2018, điều chỉnh lần 2 năm 2019. Tiến độ hoàn thành được quy định sau khi được gia hạn điều chỉnh chủ trương đầu tư lần 2 đến hết tháng 9/2020.
Nhưng khoảng 3 năm nay, sau khi hoàn thành xong phần thô khối tòa nhà khách sạn, xây đến tầng 12/19 thì các hạng mục khác vẫn dang dở. Từ đó dự án này chỉ là những khối bê tông nằm trơ trọi, sắt thép và máy móc phần lớn đã rỉ sét, khuôn viên cỏ dại mọc um tùm.
Được biết, dự án này nợ tiền thuê đất lớn nên UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Cục Thuế hoàn thiện hồ sơ, thủ tục cưỡng chế thuế, chuyển Sở TN&MT để trình hồ sơ, thủ tục thu hồi đất đúng quy định.
Theo UBND tỉnh Quảng Bình, hiện nay, qua rà soát của các sở, ban ngành liên quan, hiện tỉnh có 173 dự án chậm tiến độ, chiếm tỷ lệ 22,7% tổng số dự án trên địa bàn.
Trước đó, UBND tỉnh đã có nhiều động thái kiên quyết xử lý các dự án sử dụng đất có nguồn vốn ngoài ngân sách chậm tiến độ.
Trong đó phải kể đến Dự án xây dựng trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê của Công ty Cổ phần Tập đoàn Linh Thành tại phường Đồng Phú và Dự án khu khách sạn tại phường Hải Thành của Công ty TNHH Thành An. Cả 2 dự án này đều thuộc trường hợp đủ điều kiện thu hồi đất và UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TN&MT hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục trình UBND tỉnh để thu hồi.
Tình trạng chậm tiến độ của các dự án đã đặt ra vấn đề lãng phí quỹ "đất vàng", mất cơ hội tiếp cận của các nhà đầu tư có năng lực, tâm huyết.
Cô Phan Thị Ái Nga - giáo viên Trường Tiểu học Bắc Hà chia sẻ: “Mô hình này đã thực sự phát huy hiệu quả thiết thực, các giáo viên đã vận dụng tối đa các tính năng được tích hợp để mở rộng kiến thức cho học sinh, giúp các em hào hứng với giờ học và tăng kỹ năng tương tác đa chiều, phát huy năng lực của học sinh. Đặc biệt, thông qua phần mềm, giáo viên có thể giám sát và đánh giá 100% học sinh trong lớp”.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện có hiệu quả “Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018”, bằng nhiều hình thức huy động nguồn lực, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Tĩnh đã trang bị khá đầy đủ cơ sở vật chất để ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
Theo đó, hầu hết các lớp học đều được trang bị smart tivi có kết nối internet, tạo điều kiện cho giáo viên khai thác các phần mềm, học liệu điện tử vào bài giảng.
Đến nay, gần 100% lớp học ở trường TH và THCS Sơn Hồng (Hương Sơn) đã được trang bị Smart tivi, kết nối Internet phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Thầy Nguyễn Đức Dân - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Sơn Hồng (Hương Sơn) thông tin: “Là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nhưng thời gian qua, bằng việc huy động nguồn lực xã hội hóa từ phụ huynh, địa phương, đến thời điểm hiện tại, 16/18 lớp học của trường đã được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc để ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
Theo đó, 100% giáo viên đã thực hiện soạn bài giảng bằng giáo án điện tử, đồng thời khai thác các phần mềm thông minh, các học liệu điện tử để ứng dụng, minh họa thêm vào bải giảng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới”.
Cùng với việc ứng dụng CNTT trong dạy học, phát triển kỹ năng cho học sinh, các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh còn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý điều hành.
Thầy Hoàng Quốc Quyết - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên) chia sẻ: “Việc ứng dụng CNTT đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong công tác quản lý các hoạt động chuyên môn, quản lý kết quả học tập, công tác quản lý nhân sự, trang thiết bị, cơ sở vật chất...
Hoạt động này giúp nhà trường, cán bộ giáo viên tinh giản hồ sơ, sổ sách giấy tờ, cập nhật các số liệu thông tin nhanh hơn. Từ đó, giúp công tác quản lý, xử lý và kiểm soát tình hình dạy học cũng thuận tiện, bao quát, chính xác”.
Đến thời điểm hiện tại, 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số một cách hiệu quả trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đổi mới phương thức quản trị, quản lý Nhà nước.
Cùng đó, hạ tầng, trang thiết bị phục vụ dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin tại các nhà trường cũng được đầu tư, nâng cấp ngày càng hoàn thiện.
Việc ứng dụng CNTT có hiệu quả vào hoạt động dạy học đã góp phần phần giúp giáo dục Hà Tĩnh ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn.
Từ các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT trong việc tăng cường triển khai thưc hiện ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong ngành giáo dục, thời gian qua, hạ tầng, trang thiết bị phục vụ dạy học tin học, ứng dụng CNTT tại các nhà trường cũng được đầu tư, nâng cấp; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực; việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, quản lý điều hành đã trở thành phong trào được 100% trường học hưởng ứng.
Để thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các kế hoạch, đề án của tỉnh, đặc biệt là đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong GD&ĐT giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”, thời gian tới, ngành sẽ phối hợp với Cục CNTT (Bộ GD&ĐT) xây dựng cơ sở dữ liệu ngành; tiếp tục xây dựng và đưa vào sử dụng hiệu quả kho học liệu số, học liệu điện tử toàn ngành; nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên thông qua các chương trình bồi dưỡng, tập huấn; rà soát tham mưu các điều kiện đảm bảo triển khai chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong GD&ĐT...
Thầy Nguyễn Quốc Anh-Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
" alt=""/>Ứng dụng công nghệ thông tin thổi luồng gió mới vào hoạt động giảng dạyTheo khảo sát tại một số đại lý Honda trên địa bàn Hà Nội, các phiên bản xe Winner X được bán ra tại thị trường Hà Nội với mức giá chạm đáy, thấp kỳ lục từ khi ra mắt đến nay. Giá xe Winner X phiên bản thể thao, phanh thường đang có mức giá thấp nhất là 29 triệu đồng, thấp hơn giá đề xuất của Honda 20 triệu đồng.
Các phiên bản cao cấp khác cũng đang giảm giá sâu, từ 15 đến 17 triệu đồng. Honda Winner X phiên bản Camo và Đen mờ, phanh ABS đang được một số đại lý chào bán với giá 31-32 triệu đồng, thấp hơn 18 triệu đồng so với mức giá 48,8 - 49,9 triệu đồng mà Honda đưa ra.
Lý giải nguyên nhân giá Honda Winner X giảm sâu kỷ lục như vậy, anh Hoàng Nam, nhân viên kinh doanh một đại lý ở Long Biên, Hà Nội cho biết: "Từ tuần thứ 3 của tháng 8 trùng với những ngày đầu tháng 7 Âm lịch, đại lý chúng tôi cũng như nhiều nơi đã bán Winner X thấp hơn so với giá đề xuất khoảng 8-10 triệu đồng.
Bước sang tháng 9 này, dòng xe này tiếp tục tạo đáy mới do được cộng thêm chính sách hỗ trợ khách hàng 4 triệu đồng lệ phí đăng kí, trả góp 0% của chính hãng tung ra"
"Bên cạnh đó, nhiều đại lý cũng chấp nhận lãi ít thậm chí lỗ, giảm giá xe thêm nữa để chạy doanh số tháng cô hồn", anh Nam nói thêm.
Chị Nguyễn Thị Huyền, nhân viên bán hàng tại đại lý ở Cầu giấy, Hà Nội cũng cho biết: "Doanh số sụt giảm 50-60% sau dịch COVID-19 là một phần nguyên nhân chính khiến nhiều đại lí phải chấp nhận giảm giá bán mẫu xe này để kích cầu".
Doanh số ế ẩm cũng là tình trạng chung của mảng kinh doanh xe máy Honda tại Việt Nam. Theo báo cáo, doanh số xe máy Honda toàn thị trường trong tháng 7 dù tăng 12% so với tháng trước nhưng giảm 6% so với cùng kì năm ngoái.
Xe rớt giá không phanh, kẻ cười người rưng nước mắt
Cơn sốt Honda Winner X giảm sâu kỷ lục đến 20 triệu đồng khiến nhiều người vốn rất thích mẫu xe này nhưng chưa đủ tài chính để mua nay vui mừng khi có cơ hội mua xe giá rẻ.
Chia sẻ với phóng viên, anh Hoàng Văn Duy ở Sóc Sơn, Hà Nội cho biết: "Tôi đang phân vân giữa 3 dòng xe tay côn là: Winner X, Exciter 150 và Suzuki Raider R150. Đúng đợt này giá Winner X giảm mạnh quá nên tôi cũng quyết tậu một con màu đen mờ giá 32 triệu đồng. Tính ra lợi đến gần 19 triệu so với trước đó".
![]() |
Honda Winner X rớt giá thê thảm, kẻ cười người rưng nước mắt |
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, đối với những khách hàng đã mua xe một năm trước hay thậm chí chỉ hơn một tháng trở lại đây lại ngậm ngùi tiếc hùi hụi. Họ tiếc vì mình mua phải xe giá quá đắt, mua chưa được bao lâu thì đã mất giá đến gần một nửa.
Anh Nguyễn Hữu Tuân ở Đông Anh, Hà Nội kể, anh mua xe Honda Winner X bản đen mờ ngay khi xe vừa ra mắt khoảng 2 tuần với giá khá “chát” lên đến 51,3 triệu, đội giá khoảng 2 triệu đồng.
“Lúc đó mua bị đội giá đã đành, quà tặng cũng chỉ được một cái áo mưa, một nón bảo hiểm chứ đâu được giá rẻ và được hỗ trợ phí đăng ký, tặng voucher, quà khủng như bây giờ. Nghĩ chiếc xe mình mua từng rất hot, giá cao hơn 50 triệu giờ rớt giá gần một nửa thậm chí chỉ bằng giá xe ga phổ thông Vision. Chẳng hiểu sao Honda lại hạ giá nhiều vậy, hay là bài toán kinh tế thời covid chăng”, anh Tuân nói.
Cũng chung tâm trạng như anh Tuân, anh Hữu Hoàng ở Đống Đa, Hà Nội chia sẻ: “Mấy hôm nay nghe đài báo nói Winner X hạ giá tận 16-17 triệu tôi thấy ấm ức. Cảm giác chẳng khác gì mình đi xe rẻ tiền. Trong khi đó trước tôi cũng phải bỏ ra đến hơn 50 triệu mới mua được. Đúng thật bất công cho những người mua xe trước như chúng tôi”.
Trường hợp của anh Trần Tý ở Vĩnh Yên Vĩnh Phúc mới mua xe cách đây 10 ngày với giá 40 triệu cả đăng ký, tưởng rằng đã rẻ rồi mà không ngờ giờ lại hóa đắt.
"Chỉ trong 10 ngày mất trắng 10 triệu đồng, nghĩ đi nghĩ lại tôi vẫn thấy mình xui xẻo, không có thời", anh Tý ấm ức kể.
Không chỉ tiếc rẻ vì xe mất giá, một số người còn bất bình cho răng lâu nay các đại lý bán xe ăn lãi quá đậm nay thấy ế ẩm mới có động thái đưa xe về đúng giá trị thực của nó.
"Bán giá này mà hãng và Head vẫn lãi, chứng tỏ nếu bán bằng giá niêm yết đã lãi quá nhiều, chưa kể một số mẫu còn bị đội giá so với giá niêm yết rất cao. Chúng ta cần quay lưng với những mẫu xe đội giá để nó phải về giá trị thật", anh Nguyễn Sơn ở Hoàng Mai, Hà Nội bày tỏ.
Hiện nay trên thị trường, đối thủ trực tiếp của Honda Winner X là Yamaha Exciter. Tuy nhiên, với việc giảm giá sâu lần này cho thấy chiếc xe nhà Honda đã bắt đầu đuối sức và Winner X vẫn chưa đủ sức để chia thị phần với xe tay côn thông dụng cùng Exciter.
Khánh Vy
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Chuyển sang nửa cuối "tháng cô hồn", thị trường xe máy tại Việt Nam vẫn ảm đạm mặc dù hầu hết các đại lý ra sức tung khuyến mãi, giảm giá xe, tặng quà để lôi kéo khách.
" alt=""/>Honda Winner X rớt giá thê thảm, kẻ cười người rưng nước mắt