Tòa buộc các bị cáo phải liên đới bồi thường 14,2 tỷ đồng cho Bệnh viện Mắt TP HCM; trong đó ông Khải phải chịu trách nhiệm 4 tỷ đồng.
Theo HĐXX, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, vi phạm nguyên tắc cạnh tranh minh bạch trong đấu thầu, gây ảnh hưởng đến môi trường đấu thầu, mất niềm tin của người dân... nên cần xử lý nghiêm. Tuy nhiên, tòa cũng ghi nhận ông Khải và các bị cáo đều là những bác sĩ giỏi, có nhiều đóng góp cho bệnh viện, tham gia nhiều chương trình chữa bệnh nhân đạo, thành khẩn nhận tội... nên xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.
![]() |
Cảnh trong vở "Vì sao lạc xứ". |
Câu chuyện xoay xung quanh nghiên cứu thiên tài của Hồ Nguyên Trừng khi ông bị bắt. Từ đây những khúc mắc, mẫu thuẫn giữa Hồ Nguyên Trừng (người muốn giữ bí kíp súng thần công gửi về quê nhà) và Vân Khanh (tướng nhà Minh muốn chiếm đoạt phát minh của Hồ Nguyên Trừng) nảy sinh.
Tâm lý nhân vật cũng rất phức tạp. Hồ Nguyên Trừng và Vân Khanh yêu nhau nhưng mỗi người đều có mục đích riêng của mình. Họ biết mình là đối thủ của nhau, họ hành xử đúng cách của người trượng phu đấu trí, dùng trí để ngăn chặn những mục đích của nhau. Họ hết lần này đến lần khác đối phó được mưu chước của nhau, càng ngày càng tinh vi. Đến tận giây phút cuối cùng, từng cú lừa tung ra được hóa giải, cứ như thế đến tận cùng, họ buông hết
![]() |
Đạo diễn Triệu Trung Kiên đã xử lý vở diễn một cách hiện đại, làm giảm bớt sự bi luỵ của cải lương. |
Tác giả Nguyễn Toàn Thắng đã sáng tạo một kịch bản đầy chất nhân văn, ở đó thân phận con người dù là quan hay dân khi gặp cảnh nước mất nhà tan đều bị vùi dập như nhau. Tác giả thấu hiểu nỗi đau của con người khi lâm vào vòng xoáy của loạn lạc ly hương. Đạo diễn, NSƯT Triệu Trung Kiên đã xử lý vở diễn mang hơi thở đương đại.
![]() |
Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Tạ Quang Đông chia sẻ sau khi xem xong buổi tổng duyệt: “Các bạn đã làm một vở diễn rất xúc động. Tuy nhiên, cũng có một số chỗ ban lãnh đạo có thể thay đổi tình tiết, sửa chữa lại cho rõ hơn, cảnh cũng cần suy nghĩ lại sao cho chặt chẽ hơn với cốt truyện”. |
Điều khiến nhiều người tiếc nuối là cái kết. Đạo diễn đã để cho Hồ Nguyên Trừng - một nhân vật lịch sử lẫy lừng nửa tỉnh nửa mê, nói đúng hơn là bị điên.
Chia sẻ về cái kết này, NSƯT Triệu Trung Kiên cho biết: "Đúng ra lịch sử đang nhìn sai về Hồ Nguyên Trừng, sử ghi ông là một trong những tứ trụ triều quan của triều đại Trung Quốc và súng thần công ông chế tạo đã bắn vào dân tộc mình. Tôi và tác giả Nguyễn Toàn Thắng bàn nhau có nên tin lịch sử? Hay đó là sản phẩm, liều thuốc độc để đánh vào lòng của người Nam khi suy nghĩ về Hồ Nguyên Trừng? Điều này cần xem xét, việc ông ấy làm quan cũng rất có thể có, ai dám chắc?
Tuy nhiên trong vở, êkíp sáng tạo giải thích vì sao lịch sử ghi rằng ông vẫn tiếp tục làm quan triều Minh. Trạng thái nửa điên nửa tỉnh để ông ấy nghĩ rằng phát kiến của mình sẽ mang được về trời Nam. Ông tiếp tục nghiên cứu công trình ngày càng tốt lên.
Nói về con người thật sự, nhìn từ góc độ logic học, ông ấy sang Minh để làm triều quan như những nhân tài cống hiến cho nhân loại, định cư và xa lạ với dân tộc, với Tổ quốc như những người đi du học. Ông cống hiến văn minh cho nhân loại, cho thế giới, không chỉ Việt Nam.
Tất nhiên không thể nghĩ ông ấy là một vị anh hùng, nhưng ông cũng không bội ơn dân tộc. Sẽ có những chỗ hở tôi đang lý giải".
Tình Lê
Dù đã nghỉ hưu nhưng NSND Lan Hương vẫn được Nhà hát Kịch Việt Nam tin tưởng mời vào vai bà Estelle trong vở kịch kinh điển "Người mẹ trước vành móng ngựa".
" alt=""/>Tái hiện những trang sử nhà Hồ trong 'Vì sao lạc xứ'![]() |
Pratyusha đã bị bạo hành trong một thời gian dài. |
Hiện nay, một vấn đề khá lớn được đặt ra sau cái chết thương tâm của Pratyusha Banerjee là rất nhiều nghệ sĩ nữ đã chọn cho mình một cách kết thúc những bế tắc trong cuộc sốn gmột cách rất thương tâm. Không chỉ nghệ sĩ mà tỷ lệ phụ nữ Ấn Độ rơi vào những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống chọn cho mình cách giải thoát đáng tiếc này ngày càng trở nên đáng lo ngại. Đây không chỉ là một vấn đề lớn chưa có cách giải quyết mà còn tạo ra những hiệu ứng xấu với các đối tượng, tầng lớp thanh niên trẻ ở Ấn Độ.
Ngày 1/4, một người phụ nữ Ấn Độ đã trở thành tâm điểm của quốc gia này khi cô chủ động tự sát thì cũng đúng vào thời điểm này, nữ diễn viên “Cô dâu 8 tuổi” Pratyusha Banerjee được tìm thấy đã chết vì treo cổ trên một chiếc quạt trần ở căn hộ của cô ở Mumbai.
Cái chết của nữ diễn viên được cho là có liên quan đến việc cô bị đày đọa bởi sự gia trưởng của bạn trai cũ - Rahul Raj Singh làm thổi bùng lên những dư luận không chỉ về đời tư của nữ diễn viên, mà còn kéo theo những quan ngại về tình trạng phụ nữ Ấn Độ chọn cách tự sát trước những áp lực, tâm trạng nặng nề trong cuộc sống. Theo lời của gia đình nữ diễn viên xấu số, cô đã phải trải qua những nỗi sợ hãi trong câm lặng dưới sự kiểm soát của Singh - bạn trai của nữ diễn viên.
Trước Pratyusha Banerjee, nữ diễn viên trẻ Jiah Khan, Divya Bharti, Parveen Babi, Vijayalakshmi, MC K Nirosha, MC MTV Nafisa Joseph cũng để lại bao tiếc nuối với người hâm mộ khi bất ngờ đón nhận tin dữ về thần tượng của mình. Người mẫu Priyanka Kapoor chết trong một bi kịch tương tự Pratyusha vào tháng trước, còn diễn viên Jiah Khan tự sát vào năm ngoái cũng là những nạn nhân liên quan đến bạo lực gia đình.
![]() |
Nữ diễn viên Jiah Khan. |
Trang Sneha India đã đưa ra một tổng hợp đáng lưu tâm sau khi tổng hợp lại những vụ việc đáng tiếc đã xảy ra trong thời gian qua. Theo đó, có 5 dấu hiệu mà một người có thể đang nghĩ đến việc tự sát, gồm có: Khép mình và khó gần, có những ý nghĩ cụ thể về cách thức tự sát và nói nhiều về việc kết thúc mối quan hệ, đề cập đến việc bị cô lập hoặc cảm thấy cô đơn, bày tỏ cảm xúc về sự thất bại vô dụng, chán nản, vô vọng hoặc tự ti, thường gặp những khó khăn dường như không thể giải quyết.
Theo một nghiên cứu, ở Ấn Độ, tự tử giống như một căn bệnh lây lan khi mỗi năm, đang có sự gia tăng nhanh chóng các trường hợp tự sát của những người phụ nữ trẻ bị bạo hành - thay vì kêu gọi sự giúp đỡ họ lại chọn tự kết thúc mạng sống của mình. Trang Sneha India đặt dấu hỏi về nguyên nhân những người phụ nữ trẻ luôn nhận thức sai lầm rằng tự tử là lối thoát duy nhất mỗi khi họ cảm thấy bất lực.
![]() |
Pratyusha bên bạn trai cũ và bố mẹ. |
Trang Sneha India bày tỏ những người phụ nữ trẻ cần phải có can đảm để nói lên cảmxúc của mình với gia đình và bạn bè thân thiết, nhưng đôi khi, trải lòng về cảm giác tuyệt vọng chưa hẳn đã đủ. Những người xung quanh cũng nên chú ý và nhận biết các dấu hiệu của người có ý muốn tự sát trong nhiều trường hợp để tìm kiếm sự giúp đỡ, đặc biệt là những người đang bị bạo hành có thể có những suy nghĩ và hành động tiêu cực đáng tiếc.
Hồng Trang
Vụ nữ diễn viên "cô dâu 8 tuổi" tự tử: Cái chết đã được tiên đoán trước đó" alt=""/>Vì sao hàng loạt diễn viên Ấn Độ 'đua nhau' treo cổ tự sát?