Tỷ lệ tai nạn cao nhất xảy ra vào ban đêm (18:00-06:00). Ngoài ra, tỷ lệ tử vong khi tham gia giao thông ban đêm cao hơn 3-4 lần so với vào ban ngày. Lý do một phần xuất phát từ việc người lái xe bị mệt mỏi, căng thẳng hoặc dưới ảnh hưởng của ma túy hoặc đồ uống có cồn. Một lý do quan trọng nữa đó là vào ban đêm, tầm nhìn của người lái sẽ bị hạn chế nhiều hơn và ánh sáng chói từ đèn pha của xe khác có thể khiến người lái không nhìn thấy tạm thời. Sau đây là một số cách để giảm thiểu và xử lý khi bị chói.
![]() |
1. Kiểm tra xe trước khi bắt đầu lái
Điều này hết sức quan trọng nếu phải lái xe vào lúc trời mờ sáng hoặc chập tối. Trước khi gạt cần số, hãy dành một chút thời gian để xác định xem những chỗ cần làm sạch. Hãy để dụng cụ lau trong xe để có thể làm điều này bất cứ khi nào cần.
2. Làm sạch bề mặt kính chắn gió, cửa sổ và bề mặt thủy tinh
Đừng quên làm sạch cả gương của xe. Bất kỳ vệt bụi bẩn hoặc những vết ố trên những bề mặt này sẽ làm giảm độ tương phản và có thể không nhìn thấy các đối tượng trên đường. Ngoài ra, chủ xe cũng nên làm sạch cả bên trong kính chắn gió, vì hóa chất nhựa có thể dần dần tích tụ trên kính. Làm sạch cần gạt nước sử và rửa kính để loại bỏ các bụi bẩn và cao su bị oxy hóa từ các cạnh của cần gạt. Nếu vẫn có vệt bẩn thì cần phải thay cần gạt mới. Nếu có bất kỳ sứt mẻ nào kính chắn gió cũng nên được sửa chữa ngay lập tức.
3. Làm sạch đèn pha của xe
Ngay cả một lượng nhỏ bụi bẩn trên đèn cũng có thể làm giảm một nửa lượng ánh sáng và hạn chế khả năng nhìn thấy xe khác. Điều này đặc biệt đúng nếu xe được trang bị đèn pha HID (High Intensity Discharge) bởi vì bụi bẩn sẽ khuếch tán ánh sáng từ đèn và gây chói tới những người lái xe khác. Ít nhất một nửa xe hiện nay đều có một trong hai đèn pha không đúng mục đích. Đèn pha có vị trí đúng cách không chỉ giúp bạn nhìn rõ hơn mà còn tránh ánh sáng bị chói tới người lái xe khác. Những mẫu xe cũ có thể cải thiện hiệu suất chiếu sáng đèn pha bằng việc đánh bóng bên ngoài của đèn pha. Do tiếp xúc với các chất bụi bẩn trên đường, phía bên ngoài của đèn pha có thể trở nên mờ dần. Hầu hết các nhà cung cấp phụ tùng ô tô đều có "hợp chất đánh bóng" được thiết kế đặc biệt cho ngoại thất của đèn pha.
4. Điều chỉnh gương xe đúng cách
Hiệp hội ô tô Mỹ (AAA) khuyến cáo phương pháp say đây để cài đặt gương. Nghiêng sang bên trái và điều chỉnh gương bên trái sao cho có thể nhìn thấy góc bên trái phía sau chiếc xe. Sau đó, nghiêng sang phải và điều chỉnh gương bên phải sao cho có thể nhìn thấy góc sau bên phải của xe. Thiết lập gương này không những làm giảm độ chói mà còn hạn chế điểm mù.
5. Kiểm tra tầm nhìn thường xuyên
Theo Hiệp hội thị lực Mỹ, tất cả mọi người dưới 60 tuổi nên đi khám mắt ít nhất hai năm một lần và mỗi năm một lần sau tuổi 60. Càng lớn tuổi thì mắt càng nhạy cảm hơn. Nếu phát hiện vấn đề sớm có thể điều trị khỏi. Nếu người lái xe có sử dụng kính thường hoặc kính áp tròng, hãy nhớ phải giữ kính sạch sẽ và không bị xước. Kính bị bẩn trầy xước và bẩn sẽ làm cho vấn đề chói trở nên tồi tệ hơn.
6. Tránh nhìn thẳng vào đèn pha của xe đang tới
Thay vào đó, hãy nhìn xuống dưới và sang phải. Sử dụng phía bên phải của con đường để theo dõi làn đường thay vì phía bên trái. Người lái vẫn có thể nhìn thấy các loại xe khác với tầm nhìn ngoại vi mình nhưng ánh sáng chói sẽ không làm ảnh hưởng nhiều. Hãy làm ngược lại các hướng dẫn vừa rồi nếu người dụng đang lái xe trong một đất nước chạy xe bên trái.
7. Lật gương chiếu hậu
Người dùng có thể thay đổi gương sang thiết lập đêm của mình bằng cách lật một đòn bẩy nhỏ ở dưới đáy của gương. Đèn sẽ mờ hơn nhiều và do đó không gây khó chịu. Một số loại xe ngày nay đã có gương chiếu hậu electrochromatic và có thể mờ tự động và không cần điều chỉnh bằng tay.
8. Nghỉ ngơi thường xuyên khi phải lái xe vào ban đêm trong thời gian dài
Điều này sẽ làm giảm mệt mỏi và có thời gian để phục hồi trạng thái tốt nhất của đôi mắt. Thậm chí người lái cũng nên có một giấc ngủ ngắn hoặc đi bộ nhanh để giữ tỉnh táo.
(Theo banxehoi)
" alt=""/>Mẹo giảm chói đèn pha khi lái xe vào ban đêmVới hầu hết con người bình thường, ngủ là hoạt động tối quan trọng để cảm thấy sảng khoái, minh mẫn vào ngày hôm sau. Trên lý thuyết, thiếu ngủ sẽ gây mệt mỏi, lờ đờ, thậm chí là cáu bẳn và cảm thấy khó chịu với mọi thứ. Thiếu ngủ trong thời gian dài còn gây nguy hiểm đến tính mạng.
Vậy tại sao có những hôm đã ngủ 8 tiếng, bạn vẫn cảm thấy như mình chưa hề nằm xuống? Một nghiên cứu mới của nhóm chuyên gia đánh giá nệm The Sleep Judge đã chỉ ra rằng, tư thế ngủ có ảnh hưởng đáng kể đến cảm giác của bạn vào ngày hôm sau.
Cụ thể, 1021 ứng viên đã được hỏi về thói quen ngủ nghê của họ. Những người tham gia đại diện khá tốt cho lượng dân số trưởng thành ở Mỹ: Tuổi từ 18 - 77, với 54,4% nữ giới và 45,6% là nam giới.
Khi được hỏi rằng, tư thế nào giúp họ ngủ ngon nhất - đa số đều trả lời là ngủ trong tư thế nằm ngửa, ngủ say như chết.
Số còn lại thích ngủ nghiêng, cuộn tròn trong tư thế của thai nhi trong bụng mẹ vì kiểu này khiến họ cảm thấy an toàn và thoải mái. Tuy nhiên, 40% trong số người thích ngủ nghiêng cũng tiết lộ rằng, nằm nghiêng thoải mái thật nhưng ít nhiều khiến giấc ngủ của họ bị ảnh hưởng.
Trên thực tế, người nằm nghiêng và nằm sấp được cho là "khó tính nhất vào buổi sáng". Mặt khác, người nằm ngửa lại thức dậy với cơ thể tràn đầy năng lượng.
Tiếp theo, nghiên cứu xem xét vấn đề không gian có liên quan gì tới chất lượng giấc ngủ. Liệu phải chia sẻ giường với một người khác có gây mất ngủ không?
Cụ thể:
- Các cặp đôi ngủ nghiêng (quay lưng vào nhau) có giấc ngủ khá tệ, 37% cho biết chất lượng của họ dưới mức trung bình.
- Các cặp đôi ngủ theo kiểu "úp thìa từ xa" (không chạm vào nhau) có giấc ngủ tương đối ổn, 72% cho biết họ khá thoải mái với kiểu này.
- Trong khi đó, 85% các cặp đôi chủ yếu ngủ theo kiểu nằm ngửa tỏ ra hài lòng với giấc ngủ. Tuy nhiên, phải là giường đôi - có thể co duỗi thoải mái.
Theo GenK
" alt=""/>Khoa học chứng minh: Ngủ nghiêng có thể khiến bạn gắt gỏng hơn vào buổi sáng1. Cow/cat stretch (tư thế con bò/con mèo)
Chống tay và đầu gối xuống sàn, vai thẳng với cổ tay, hông thẳng với đầu gối. Hít vào, bụng căng hướng xuống sàn, ưỡn ngực ra, ngẩng cao đầu (con bò). Thư giãn chân. Thở ra, từ từ uốn cong lưng, hóp bụng lên, cuối đầu xuống (con mèo). Lặp lại 6 lần và tăng cường độ ở các lần sau.
2. Child's pose (tư thế trẻ em)
Quỳ trên sàn. Chụm các ngón chân lại và ngồi trên gót chân. Mở hai đầu gối rộng bằng hông. Thở ra và hạ thân trên xuống sát hai đùi. Trán chạm đất. Hai tay duỗi ra phía trước. Sau đó, đưa hai tay ra sau, dọc theo thân trên, lòng bàn tay hướng lên trên. Thở đều và thư giãn.
3. Chair pose (tư thế ngồi ghế)
Đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai. Hít thở sâu và từ từ nâng cao cánh tay thẳng lên trên đầu, lòng bàn tay hướng vào nhau. Thở ra, hạ cơ thể xuống, đặt trọng tâm lên gót chân, đầu gối cong, hai đùi chụm vào, gần song song với mặt đất, giống như tư thế ngồi trên ghế. Giữ trong vòng 8-10 nhịp, hít thở đều đặn. Thẳng đầu gối và quay trở về tư thế ban đầu.
4. Butterfly pose (tư thế con bướm)
Ngồi xuống, lưng thẳng, gót chân và lòng bàn chân chụm vào nhau. Người hơi cúi về phía trước trong khi hai tay ôm lấy hai đầu bàn chân. Giữ tư thế này trong 10 đến 20 nhịp thở.
5. Noose pose (tư thế thòng lọng)
Đứng thẳng, thở ra, từ từ ngồi xổm xuống. Hai chân chụm vào nhau. Hít vào. Lấy tay phải vòng qua gối phải. Thở ra. Tay trái đưa ra ra sau lưng, nắm lấy tay phải. Sau đó lặp lại tương tự với bên trái.
6. Cobra pose (tư thế rắn hổ mang)
Nằm úp trên sàn, duỗi thẳng hai chân về phía sau. Hai tay úp xuống, co lại đặt sát mép xương sườn. Ấn các đầu ngón chân xuống sàn và kéo căng cơ chân về phía sau. Dùng sức mạnh của lưng, từ từ nâng ngực lên khỏi sàn, ngẩng cao đầu và uốn cong lưng hết mức có thể. Giữ tư thế này trong 10 – 20 giây, thở đều và từ từ hạ xuống sàn.
(Theo Pháp Luật TP.HCM)
" alt=""/>6 động tác yoga tốt cho 'chuyện ấy'