Ấp Cạn Ngọn, xã Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng, Kiên Giang không ai còn lạ lẫm với anh Nguyễn Văn Núi (40 tuổi), người đàn ông được mệnh danh là "thánh leo dừa" ở xứ miệt thứ này. Dáng người rắn chắc, nước da đen sạm và đôi bàn tay đã hằn lên những vết chai. Đặc biệt, người đàn ông này nổi tiếng với tư thế trèo cây dừa "độc nhất vô nhị".
Dị nhân leo dừa theo tư thế con mèo "độc nhất miền Tây" (Ảnh: Bảo Kỳ).
Sinh ra trong gia đình khó khăn, cả cha và mẹ đều là những nông dân tay lấm chân bùn sống nhờ nghề làm thuê cuốc mướn, từ nhỏ anh Núi đã phải ra đời bươn chải, mưu sinh.
Anh Núi kể, ngày thơ ấu anh thường theo cha và anh chị em trong nhà ra đồng chăn trâu, bắt ốc và bẻ dừa mướn. Trên cây, cha leo cây đốn dừa, chặt củ hủ dừa (đọt dừa) thì anh ở bên dưới gom tàu dừa, buồng dừa.
Trong những lần đi phụ như thế anh cũng tập tành trèo dừa như cha, trải qua nhiều lần té ngã đến năm 14 tuổi anh đã "ra nghề" tự kiếm sống bằng công việc rửa dừa (vệ sinh cây dừa để cho cây mang trái)."Hồi đó không trả tiền công như bây giờ mà đốn mấy cây dừa họ trả cho mình vài trái dừa coi như làm thù lao hoặc trả công bằng con cá, miếng thịt.
Nhưng ngày nay thì khác, rửa cây nào tính tiền cây đó, tùy vào số lượng buồng dừa trên cây mà tôi lấy giá khác nhau nhưng dao động từ 25.000 đến 30.000 đồng/cây", anh Núi chia sẻ.
Anh Núi gắn bó với nghề leo dừa đã 26 năm (Ảnh: Bảo Kỳ).
Ngày nắng cũng như ngày mưa, anh Núi vẫn thoăn thoắt trên thân dừa cao vút, kiếm tiền trang trải cuộc sống lo cho cha mẹ già. Nhưng khác với mọi người đồ nghề leo dừa của anh chỉ vỏn vẹn con dao sắt và sợi dây thừng để buộc buồng dừa.
Thu nhập khoảng 200.000-300.000 đồng/ngày tạm đủ để anh lo cho cha mẹ già (Ảnh: Bảo Kỳ).
Anh Núi vừa ngậm con dao vào miệng, quấn gọn dây thừng lên người, anh không ôm sát vào thân cây mà anh chỉ dùng hai bộ tay và chân làm điểm tựa để leo lên, tư thế leo dừa của anh rất khác so với mọi người. Theo quan sát của PV trong khoảng chục giây đồng hồ anh đã leo đến ngọn dừa cao 10 m.
"Đốn dừa, mé tàu, hái dừa trái cái gì tôi cũng làm hết. Một tiếng đồng hồ tôi rửa được 3 cây dừa, bình quân lần đi vệ sinh dừa như thế tôi kiếm được 200.000-300.000 đồng, lúc vô vụ có thể kiếm trên 500.000 đồng/ngày", "thánh leo dừa" 7x tiết lộ.
Anh Núi đi từ cây dừa này sang cây dừa khác chỉ bằng... tàu dừa (Ảnh: Bảo Kỳ).
Sống bằng nghề "ăn cơm dưới đất, làm chuyện trên trời", đối mặt với anh Núi là nhiều hiểm nguy. Ong đốt, kiến cắn, rắn, rết, nhện độc hay bị thương trong lúc hành nghề là những thử thách mà anh đều đã trải qua. "Sợ mấy thứ đó một nhưng so với cơm áo gạo tiền, nỗi sợ đó chẳng đáng là bao. Từ nhỏ đến giờ chỉ biết leo dừa kiếm sống", anh Núi bộc bạch.
Anh Núi trèo xuống bằng tàu dừa (Ảnh: Bảo Kỳ).
Dị nhân "xiếc khỉ" trên cây dừa, lột dừa bằng răng
Hỏi về biệt danh "thánh leo dừa" anh Núi cười pha chút ngại ngùng nói: "Đây là tên gọi vui thôi. Mấy năm trước có một anh youtuber quay clip lúc tôi trèo cây dừa, pha trò xiếc đủ kiểu trên cây rồi đăng lên mạng xã hội. Không ngờ mọi người chú ý nhiều lắm, nhiều bình luận còn khen tôi là thánh leo dừa miền Tây".
Lột dừa bằng răng (Ảnh: Bảo Kỳ).
Chia sẻ "sương sương" vài kỹ nghệ của mình, anh Núi cho biết, bản thân có thể tuột xuống cây dừa bằng nhiều tư thế như bò kiểu con mèo, tuột xuống bằng tàu dừa, ngã người trên ngọn dừa và đặc biệt anh đi từ cây này sang cây khác chỉ bằng... tàu dừa.
"Mấy thứ này tôi tự học thôi chứ chẳng ai chỉ dạy gì. Hồi năm 14 tuổi chứng kiến con mèo trèo cây dừa rồi tuột xuống rất nhanh nên tôi học theo tư thế đó xem sao. Vài lần té lộn cổ, rơi phịch xuống đất nhưng tôi không nản, cố trèo cho giống tư thế đó bằng được", anh Núi vui vẻ kể.
Hay bổ đôi quả dừa tươi bằng chùi chỏ, chẳng gì có thể làm khó được "thánh dừa" (Ảnh: Bảo Kỳ).
Ngoài các "xảo thuật" trên, người đàn ông này còn có thể lột dừa khô bằng răng và bổ quả dừa tươi bằng cùi chỏ.
Để thử tài anh Núi, chúng tôi mang một quả dừa xiêm khô và quả dừa tươi. Mất khoảng một phút anh đã lột xong quả dừa rồi bổ đôi quả còn lại bằng cánh tay rắn chắc của mình.
"Tôi cũng không tập luyện công phu gì, thử sơ mấy lần thấy răng lột dừa được nên lâu lâu biểu diễn cho mọi người xem. Tuy nhiên, đây là thử thách nguy hiểm mọi người không nên làm theo", anh Núi nói thêm.
Đôi tay đầy những nốt chai sần vì trèo dừa lâu năm (Ảnh: Bảo Kỳ).
Lần lượt "trổ" hết tài năng, anh Núi thấm mệt, rít một hơi thuốc dài anh trầm giọng nói: "Bước qua tuổi 40 rồi sức khỏe chẳng còn như trước, nghề này chẳng thể bền lâu vì bào cơ thể lắm, ráng làm thêm ít năm nữa có vốn liếng tôi chuyển sang nghề khác. Còn chuyện hôn nhân tôi chưa dám nghĩ, vì sợ cưới người ta về không lo được cho họ thì tội", thánh leo dừa trải lòng.
Mặc cho nguy hiểm rập rình trong mỗi lần tác nghiệp, anh Núi luôn giữ vững nụ cười lạc quan (Ảnh: Bảo Kỳ).
Theo Dân trí
Chùa Phước Định không khang trang, bề thế như nhiều cổ tự khác trong vùng. Tuy nhiên, chùa được nhiều người biết đến bởi có những câu chuyện, giai thoại ly kỳ.
" alt=""/>Thánh leo dừa nhanh như chớp, lột vỏ bằng răngTuy nhiên, Tường Duy lại đột ngột xin rút lui dù đang được đánh gia rất cao. Nhiều người thắc mắc phải chăng do bị ca sĩ Trúc Nhân từng phàn nàn về việc hát quên lời nên nam ca sĩ "hờn dỗi" xin rút? Tường Duy tiết lộ, lý do chính xác là vì sức khoẻ.
“Có lẽ tôi không thể tiếp tục tỏa sáng trên sân khấu Vote For Fiveđược nữa. Lúc tham gia chương trình tôi hay bệnh vặt về đường hô hấp, sụt cân và mất sức khi luyện tập. Mới đây tôi thấy tình trạng sức khỏe không ổn nên đi khám, kết quả bác sĩ bảo tôi gặp vấn đề về đường hô hấp, dạ dày, ảnh hưởng của stress kéo dài và thêm một vài bệnh nền khác, phải điều trị ngay.
Tôi hơi sốc và buồn vì qua chương trình này, tôi biết có rất nhiều người ủng hộ mình. Những người đã bỏ công sức, thời gian, tiền bạc để vote cho tôi, chắc cũng sẽ buồn và hụt hẫng, tôi xin lỗi vì đã phụ lòng tin yêu của mọi người thời gian qua. Tôi cảm thấy rất có lỗi khi không là một Phạm Tường Duy tốt nhất để cống hiến trên sân khấu Vote For Five”, Tường Duy chia sẻ.
Nam ca sĩ bày tỏ lòng biết ơn và trân trọng những fan đã bỏ công sức, thời gian, tiền bạc để bình chọn cho mình, đồng thời, anh cảm ơn ê kíp Vote For Five đã tạo điều kiện cho bản thân có các trải nghiệm khó quên. Giọng ca 9X hứa sẽ trở lại thời gian tới.
Phạm Tường Duy sinh năm 1999. Suốt Vote For Five, Tường Duy được mệnh danh là “tượng đài vocal”. Anh nổi bật nhất show từ đầu chương trình đến giờ nhờ khả năng ca hát tuyệt vời cũng như các xử lý bài hát tinh tế. Trong tập 8 chương trình, Jayden cũng cho rằng: “Đối với em Tường Duy là một giọng mạnh nhất của chương trình, không nói về quãng giọng mà nói về cách xử lý và tư duy của bạn”.
Song, cũng trong tập 8 Vote For Five, Tường Duy mắc phải nhiều lỗi khiến cả Isaac và Trúc Nhân “không thể chấp nhận được” như quên lời, nhảy loạng choạng, mất tập trung. Một phần lý do khiến anh mắc lỗi cùng vì sức khoẻ rơi vào tình trạng tồi tệ.
" alt=""/>Hot boy từng bị Trúc Nhân phàn nàn vì quên lời rút khỏi show thực tếFrances Connolly tiết lộ bà đã cho đi 60 triệu bảng Anh trong số 115 triệu bảng trúng số.
Giải độc đắc 115 triệu bảng Anh có lẽ đủ để không chỉ thay đổi cuộc đời bạn mà còn cả cuộc sống của những người xung quanh bạn. Đó có lẽ là lý do tại sao Frances và Patrick Connolly quyết định chia hơn một nửa số tiền thưởng của họ cho 175 người.
Khi biết mình trúng số, họ quyết định ăn mừng bằng một tách trà trong ngôi nhà thuê khiêm tốn ở Moira, hạt County Down, Bắc Ireland.
Sau đó, họ cho đi một nửa số tiền thắng cược của mình, bắt đầu với 50 người bạn và người thân trong gia đình. “Đó là tình yêu trị giá 60 triệu bảng”, Frances nói. “Tôi thấy vui khi có thể thay đổi cuộc đời của ai đó hơn là mua đồ trang sức. Ngay từ đầu, tôi đã biết rằng mình không phải là kiểu người chi tiêu xa xỉ cho những chuyến đi vòng quanh thế giới”.
Sau khi cho đi, Connollys đã dùng số tiền còn lại để mua một ngôi nhà 5 phòng ngủ trị giá 1,9 triệu bảng Anh, một chiếc xe Jag cũ với giá 2.000 bảng Anh và một chuyến đi đến New Zealand.
Phẫu thuật ngực cho chị em gái
Sarah (trái) đã trả tiền cho 2 chị em gái đi nâng ngực.
Sarah Cockings sống ở Vịnh Whitley, hạt Tyne and Wear đã trúng số 3 triệu bảng Anh vào tháng 4/2005 khi mới 21 tuổi.
Mặc dù có khối tài sản khổng lồ, cô đã tuyên bố “sẽ sống một cuộc sống rất bình thường”. Cô chia sẻ vào năm 2019: “Ngay sau khi giành chiến thắng, tôi đã chi tiền để mấy chị em tôi đi làm ngực”.
Sarah yêu bộ ngực được phẫu thuật của mình và cũng đã quay lại trường đại học để mẹ cô có bức ảnh tốt nghiệp của con gái.
Tám năm sau khi trúng số, cô bỏ công việc nhân viên xã hội và theo đuổi sự nghiệp làm người mẫu. Sarah nói thêm: “Cho đến bây giờ, tôi không có gì hối tiếc khi trở thành một triệu phú - tôi luôn trân trọng từng phút giây”.
Trở thành nông dân chăn nuôi lợn
Susan đánh đổi cuộc sống hào nhoáng để trở thành một nông dân chăn nuôi lợn.
Cựu thợ làm tóc Susan Hardman đang gặp khó khăn về tài chính thì trúng số 1,2 triệu bảng Anh vào năm 2010. Sau khi phát hiện mình trúng giải độc đắc, cô đã bật lò sưởi và ăn mừng khi biết mình sẽ “không bao giờ bị lạnh nữa”.
Tuy nhiên, sau đó Susan đã quyết định không sống trong nhung lụa, mà chọn công việc “luôn có mùi lợn”.
Cô chia sẻ vào năm 2015 rằng, cô thấy “hài lòng hơn” với vai trò là một nông dân chăn nuôi lợn nhưng nhiều bạn bè lại nghĩ rằng “tôi bị điên”.
Thiên thần xổ số
Barbara và Ray Wragg đã cho đi phần lớn số tiền trúng số.
Cựu nhân viên bệnh viện Barbara Wragg và chồng là Ray đã trúng số 7,6 triệu bảng Anh vào năm 2000.
Cặp vợ chồng hào phóng sống ở thành phố Sheffield đã tặng 5,5 triệu bảng Anh cho bạn bè, gia đình, các tổ chức từ thiện và bệnh viện ung thư.
Cặp đôi cho biết số tiền đó là “quá nhiều cho 2 người”. Sau khi cho đi, họ đã dành số tiền mặt còn lại để đi 29 chuyến du lịch vòng quanh thế giới.
Khi bà Barbara qua đời ở tuổi 77 vào tháng 5/2018, hàng trăm người đã đến dự đám tang của bà. Cho đến nay, bà được biết đến với biệt danh “Thiên thần xổ số” ở thành phố Sheffield, Anh.
Đăng Dương(Theo The Sun)
" alt=""/>Những cách tiêu tiền kỳ lạ khi trúng số