“Những người yêu mến Twitch có thể ăn mừng và cổ vũ các streamers PUBG theo cách này”, John Howell, Phó Chủ tịch mảng Đối tác Toàn cầu của Twitch, phát biểu. “Bằng cách cung cấp số lượng skin lớn chưa từng có dành riêng cho những nhân vật nổi tiếng trong giới streaming, đảm bảo rằng fan có thể mặc chúng để ủng hộ những người sáng tạo (nội dung) mà họ yêu mến.”
Phần lớn các skins - bao gồm áo phông, vũ khí và nhiều món vật phẩm trang trí khác – đều dựa trên hình ảnh cá nhân của những người đã từng tham dự Broadcaster Royale Season 1. Đây là sân chơi trị giá 300,000 USD của những streamers trên Twitch rất nổi tiếng như Michael “shroud” Grzesiek, Lil_Lexi và Sacriel.
Tất cả các items đều có thể mua trên Twitch hoặc Steam, và có tới 10 món đồ chỉ bán cho những tài khoản đã đăng ký Twitch Prime. Thời hạn bán sẽ kết thúc sau đây ba tuần lễ.
Mỗi item có giá 4.99 USD và bạn có thể mua gói bao gồm bốn món đồ của shroud với giá 14.99 USD. Doanh thu sẽ được trích lược một phần nào đó để gửi tới các streamers.
Trọn bộ "combo" của shroud
Những items còn lại
Bất cứ ai muốn tham gia tranh tài tại Broadcaster Royale Season 2 đều có thể ghi danh đăng ký tại trang chủ giải đấu. Hạn chót tới ngày 25/9 và vòng Chung kết sẽ được tổ chức tại TwitchCon vào tháng 10 sắp tới.
Người chiến thắng sẽ có cơ hội sở hữ những món item độc quyền, dựa trên suy nghĩ và sở thích của chính họ trong PUBG.
Chịu (Theo Dot Esports)
" alt=""/>PUBG: shroud cùng một loạt các streamers nổi tiếng khác đều đã có item inGiữa lúc các ý kiến tranh cãi về ứng dụng AirVisual còn đang nóng thì bất ngờ tối ngày 6/10, nhiều người sử dụng Việt Nam không thể tìm ra AirVisual trên các chợ ứng dụng dùng cho di động. Khi truy cập vào trang web của IQAir AirVisual, người dùng vẫn có thể tìm đến ứng dụng AirVisual theo đường dẫn của website này. Thế nhưng khi click vào các đường link này, thông tin từ chợ ứng dụng cho biết AirVisual “không có sẵn ở quốc gia của bạn".
Cùng thời gian này, trên trang chủ của AirVisual cũng đăng một bài giải thích về cách xếp hạng các thành phố ô nhiễm trên ứng dụng và nguyên nhân đánh giá "Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới".
Theo bài viết này, AirVisual giải thích rằng "thông số Hà Nội đúng đầu danh sách các thành phố lớn ô nhiễm" không có nghĩa là "Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất".
![]() |
AirVisual đăng bài giải thích về nguyên nhân đánh giá "Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới". Ảnh chụp màn hình |
"Ở một thời điểm nhất định, bất kỳ thành phố nào cũng có thể lọt vào top đầu, điều này từng xảy ra với London và San Francisco hồi năm ngoái", AirVisual lý giải trên trang chủ của mình. "Chúng tôi cũng hợp tác cùng Greenpeace để công bố bảng xếp hạng thành phố ô nhiễm thường niên. Báo cáo công bố hồi tháng 3 vừa qua cho thấy, Hà Nội không nằm trong top 200 thành phố ô nhiễm nhất thế giới năm 2018".
Nguyên nhân AirVisual "biến mất" khỏi kho ứng dụng Android và iOS tại Việt Nam được tiết lộ trong một email trao đổi của người dùng, đại diện AirVisual cho biết, "đội ngũ AirVisual quyết định ngừng cung cấp ứng dụng tại Việt Nam do có quá nhiều người đánh giá app này ở mức 1 sao (1*)".
![]() |
Nhiều người dùng Việt đồng loạt đưa ra đánh giá chất lượng tối thiểu với ứng dụng AirVisual trên GooglePlay. Ảnh chụp màn hình |
Truy cập vào ứng dụng AirVisual trên GooglePlay, có thể thấy nhiều người dùng đưa ra mức đánh giá thấp 1* cho AirVisual. Nhiều bình luận còn cho rằng AirVisual lừa đảo, thông tin bị làm giả hoặc ứng dụng quá tệ,... để trục lợi. Trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng thông tin chất lượng không khí trên AirVisual không đáng tin cậy, do đơn vị này vừa cung cấp số liệu đo chất lượng không khí vừa bán cả máy lọc không khí.
Tuy nhiên, việc nhiều người dùng cùng đưa ra đánh giá 1* với ứng dụng AirVisual có phần khiên cưỡng và có thể làm xấu hình ảnh cộng đồng mạng Việt. Có lẽ cũng chính vì lo ngại bị đánh giá thấp và các bình luận tiêu cực mà AirVisual buộc phải ẩn ứng dụng với người dùng tại Việt Nam.
Ở thời điểm hiện tại, người dùng chưa cài đặt được ứng dụng AirVisual vẫn có thể thao dõi thông tin về tình hình chất lượng không khí tại các thành phố trên trang web của của IQAir AirVisual. Với những người đã tải về ứng dụng AirVisual, việc sử dụng và cập nhật thông tin từ ứng dụng này vẫn diễn ra bình thường.
Hải Phong (tổng hợp)
AirVisual là một trong những ứng dụng đo chất lượng không khí phổ biến nhất thế giới. Tuy vậy, từ tối ngày 6/10, ứng dụng này đã bị chặn ở Việt Nam.
" alt=""/>AirVisual bất ngờ khóa ứng dụng ở VN vì 'sợ' cộng đồng mạng?