"Do số tiền quá lớn, có dùng cả chục năm cũng không hết nên chị tôi muốn lấy lại số tiền đã chuyển nhầm trên. Tuy vậy, nhiều lần gọi điện vào đường dây nóng của VETC đều bận, còn chat hỗ trợ trên ứng dụng zalo thì cũng vẫn nói gọi điện qua cho tổng đài để được giải quyết. Tôi đang không biết có lấy lại được số tiền này hay không",anh Mạnh chia sẻ.
Trên thực tế, việc chuyển nhầm tiền với mệnh giá lớn vào tài khoản thu phí tự động không dừng như trên là khá phổ biến.
Anh Phạm Thành Luân ở Hà Nội vào tháng trước cũng chuyển nhầm tiền vào tài khoản VTEC từ 500 nghìn thành 5 triệu đồng. Sau khi liên hệ với tổng đài nhờ tư vấn, anh thấy các thủ tục lấy lại tiền khá rườm rà và bản thân số tiền không phải là quá lớn nên đã quyết định thôi, không lấy lại nữa.
"Chuyển từ app ngân hàng trên điện thoại nên rất dễ bị thừa 1-2 số '0'. Đầu tiên là tự trách mình vì không chú ý và kiểm tra lại, nhưng cũng mong muốn phía VETC có cơ chế linh hoạt và đơn giản hoá việc hoàn tiền cho khách hàng hơn. Theo tôi tốt nhất là nên tích hợp luôn vào tài khoản ngân hàng cho đỡ bị chuyển nhầm", anh Luân nói.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện lãnh đạo công ty TNHH Thu phí tự động VETC khẳng định, khi khách hàng lỡ chuyển nhầm số tiền lớn vào tài khoản thu phí không dừng của VETC hoàn toàn có thể được giải quyết để lấy lại tiền đó.
"Do chính sách bảo mật và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng nên buộc chủ tài khoản VETC phải đến trực tiếp các điểm giao dịch chính thức của VETC để giải quyết, khi đi có mang theo giấy tờ tuỳ thân.
Khi xác minh xong, số tiền sẽ được chúng tôi chuyển lại vào đúng tài khoản đã chuyển nhầm ban đầu của khách hàng trong vòng 15 phút. Tuy nhiên, số tiền này không nhiều hơn số dư đang có trong tài khoản VETC", đại diện VETC nói.
Vị này chia sẻ thêm, việc khách hàng chuyển nhầm số tiền lớn vào tài khoản của VETC là khá phổ biến, mỗi tuần ước tính có hàng chục nghìn trường hợp khách hàng gọi điện đến tổng đài để hỏi và nhờ tư vấn làm các thủ tục hoàn tiền.
Do vậy, đại diện VETC khuyên khách hàng khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản VETC cần chú ý kỹ số tiền hiển thị, nạp vừa đủ và phù hợp với tần suất di chuyển của phương tiện, tránh việc nạp quá nhiều dẫn tới lãng phí (do chưa sử dụng được ngay) và mất thời gian để làm thủ tục rút lại.
Theo Bộ GTVT, đến nay toàn quốc đã có hơn 3,2 trong tổng số 4,5 triệu phương tiện ô tô dán thẻ dịch vụ thu phí tự động không dừng, đạt hơn 71%. Hiện tại, dịch vụ ETC tại Việt Nam có hai đơn vị cung cấp là công ty TNHH Thu phí tự động (VETC) với tem ETC thương hiệu eTag và công ty CP Giao thông số Việt Nam (VDTC) thuộc tập đoàn Viettel với tem ETC thương hiệu ePass. |
Hoàng Hiệp
" alt=""/>Chuyển nhầm số tiền lớn vào tài khoản VETC, khách hàng có lấy lại được không?Anh Tạ Văn Phong (trú tại Hà Nội) tham gia mua bảo hiểm vật chất xe ô tô 30G-873.XX tại BSH. Ngày 10/2/2022, chiếc xe do tài xế Lê Tiến Dũng cầm lái gặp tai nạn và BSH cũng yêu cầu tài xế đi xét nghiệm nồng độ cồn. Sau đó, dựa trên kết quả 1,85 mmol/l, hãng bảo hiểm này từ chối bồi thường theo điều khoản loại trừ chung.
Không chỉ BSH, một công ty bảo hiểm khác là MIC (Bảo hiểm Quân đội) cũng bị khách hàng bức xúc vì chiêu trò tương tự.
Đó là trường hợp chiếc xe của công ty Tây Nghệ An gặp tai nạn vào 20 giờ ngày 28/12/2021 tại huyện Đô Lương, Nghệ An. Bảo hiểm MIC trong thông báo gửi khách hàng ngày 1/4/2022 đã kết luận dựa vào xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của tài xế ở mức 0,5 mmol/l là vi phạm vào điều khoản loại trừ bảo hiểm để từ chối chi trả.
Nguyên nhân là do Quy tắc về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có quy định đơn vị bảo hiểm sẽ từ chối bồi thường thiệt hại với tài xế lái xe khi trong hơi thở có nồng độ cồn nhưng lại không nêu rõ nồng độ cồn là bao nhiêu.
Trong khi đó, theo Danh mục quy trình kỹ thuật chuyên ngành hóa sinh ban hành kèm theo Quyết định số 320 của Bộ Y tế, định lượng nồng độ cồn trong máu có trị số bình thường là ít hơn 10,9 mmol/L. Nghĩa là, do ăn uống, sinh hoạt và các chất tự nhiên trong máu, người không uống bia rượu có thể có độ cồn hơn 0.
Trường hợp của chị Đỗ Thị Kim Tho (Châu Thành, Kiên Giang)- chủ sở hữu chiếc xe ô tô 7 chỗ nhãn hiệu Kia Rondo mang BKS 68A-119.XX thì lại bị Công ty bảo hiểm Bảo Minh Kiên Giang bỏ qua kết luận của cơ quan công an để một mực áp dụng chế tài giảm trừ 50%.
Cụ thể, ngày 13/6/2021, chiếc xe của chị Tho va chạm với xe Chevrolet Aveo tại ngã tư giao với đường Mai Chí Thọ (Rạch Giá, Kiên Giang). Biên bản cảnh sát giao thông Công an TP Rạch Giá ghi rõ lỗi thuộc về tài xế xe chị Tho. Nếu theo đúng hợp đồng bảo hiểm, chị Tho sẽ được bảo hiểm chi trả cho khoản chi phí sửa chữa hai xe là gần 86 triệu đồng. Thế nhưng Bảo hiểm Bảo Minh Kiên Giang cho rằng, xe Chevrolet (xe bị đâm) cũng có lỗi và do tai nạn này là "lỗi hỗn hợp" (cả 2 tài xế đều có lỗi), công ty chỉ phê duyệt 50% chi phí sửa chữa.
Kết quả, chị Tho đành phải tự bỏ tiền túi để bồi thường để cả hai xe được sửa.
Cài cắm những điều khoản bất lợi
Ông Nguyễn Khắc Xuân, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm InFair cho biết trong thời gian qua đã nhận được nhiều yêu cầu tư vấn từ người dùng ô tô gặp vướng mắc khi đi đòi bảo hiểm, trong đó nổi lên một số chiêu trò của người giám định bảo hiểm để khách hàng “mắc bẫy” dẫn đến bị từ chối bồi thường hoặc chịu chế tài giảm trừ lớn.
Một trong những “chiêu trò” phổ biến là giám định viên đòi hỏi hồ sơ công công an khi xảy ra tai nạn.
“Không có hồ sơ công an, bảo hiểm không bồi thường là sai. Hồ sơ công an là tài liệu cần thiết nhưng không bắt buộc để công ty bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ giám định xác định nguyên nhân. Công ty bảo hiểm phải tự thu thập để thực hiện nghĩa vụ giám định của mình". ông Xuân nói.
Theo ông Xuân phân tích, Thông tư 63/2020/TT-BCA của BCA quy định CSGT chỉ cung cấp hồ sơ cho công ty bảo hiểm. Đồng thời điều 48 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định công ty bảo hiểm có trách nhiệm giám định để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định do công ty bảo hiểm chịu, chứ không được yêu cầu khách hàng và coi là một công cụ để gây khó khăn hòng trốn tránh trách nhiệm.
Chiêu trò phổ biến thứ hai là lợi dụng vào thị hiếu độ xe của nhiều khách hàng. Ví dụ như, chỉ cần khách độ lốp xe to hơn so với xe nguyên bản đã đăng kiểm thì khi xảy ra tai nạn, ngay lập tức, hãng bảo hiểm sẽ cũng sẽ từ chối bồi thường, cho dù việc thay đổi này không phải là nguyên nhân gây tai nạn.
Chiêu trò thứ ba là cài cắm các điều khoản bất lợi cho khách hàng vào hợp đồng. Chỉ khi xảy ra tai nạn, khách hàng mới ngã ngửa nhận ra sự vô lý đó.
Ví dụ như điều khoản "nếu thương lượng không thành thì đưa ra tòa án nơi bị đơn đặt trụ sở chính".Có nghĩa nếu khách hàng ở Cà Mau mà kiện đơn vị bảo hiểm trụ sở chính ở Hà Nội chỉ có nước thấy đi lại tốn kém, nản lòng mà từ bỏ”, ông Xuân nhận định.
Cao tay hơn cả, còn có những trường hợp đơn vị bảo hiểm đưa ra các điều khoản oái oăm như "không áp dụng khi xe tải hoạt động trong khu vực khai thác khoáng sản" trong vụ tranh cãi giữa chủ xe tải 90C-102.46 và Tổng công ty bảo hiểm BIDV Bắc Bộ (BIC Bắc Bộ) về vụ tai nạn xảy ra ngày 25/4/2020 ở mỏ đá công trường nhà máy xi măng Vissai Hà Nam. Trong khi đó, địa điểm này lại là nơi hoạt động của chủ xe tải.
Soi kỹ ra, có những trường hợp hãng bảo hiểm cài những điều khoản khác hẳn với điều khoản trong hợp đồng mẫu đã đăng ký với Bộ Tài chính. Việc vi phạm này thường chỉ được luật sư phát hiện khi xảy ra việc, chứ ít khách hàng ngờ tới.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI nói: “Thời gian qua, có quá nhiều vụ việc cho thấy, các công ty kinh doanh bảo hiểm luôn tìm cách phủi tay, gây khó khăn hoặc từ chối trách nhiệm. Nguyên nhân có thể đến từ những kẽ hở của chính sách pháp luật".
"Cần phải gấp rút sửa Luật Kinh doanh bảo hiểm để đặt doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng ở vào vị thế cân bằng hơn, chứ như hiện nay khách hàng ở vào thế yếu, đôi khi như là nhận ban ơn khi được bồi thường bảo hiểm”, ông Đức nói.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Bảo hiểm ô tô ngon ngọt mời mua, đụng chuyện đủ chiêu trò trốn tránh![]() |
Căn nhà của Phạm Văn Tiến ở Hà Nam được Cty TNHH Truyền thông và Quảng cáo Ecopark đặt địa chỉ đăng ký kinh doanh |
Trong số các địa phương có doanh nghiệp (DN), cá nhân được cấp phép nhập khẩu (NK) ô tô biếu tặng, nhóm PV Tiền Phong rà soát hàng năm trời và phát hiện ra: Nhiều nhất là Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam. Đáng chú ý, Cục Hải quan Hà Nam Ninh (quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình), dù số thu thuế và đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng năm rất thấp, lượng DN cũng lèo tèo nhưng mỗi năm cấp tới gần 200 giấy phép NK xe biếu tặng.
Kỳ lạ nhất, hầu hết các DN được cấp phép đều chung địa chỉ đăng ký kinh doanh. Theo điều tra của Tiền Phong, riêng địa chỉ 10/13 đường Thành Công (phường Tân Thành, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) có khoảng 10 DN đăng ký. Để giải mã những “trụ sở” khó hiểu của các DN NK xe sang, chúng tôi đã tìm về tận địa chỉ trên.
Chị V., chủ căn nhà số 10/13 đường Thành Công cho biết, bản thân là giáo viên mầm non, còn chồng làm công nhân nên gia đình không lập công ty nào để kinh doanh hay NK ô tô. Khi được hỏi vì sao lại xuất hiện hàng chục DN đăng ký trụ sở trong nhà mình, chị V. mới sực nhớ: “Trước đây, có một số người lạ đến thuê đặt biển với giá khoảng vài triệu đồng/năm. Từ cuối năm 2020, họ dỡ biển, rút đi. Không hiểu sao, vẫn còn nhiều DN mới thành lập lấy địa chỉ nhà tôi để đăng ký?”.
Lãnh đạo phường Tân Thành (TP Ninh Bình) cũng khẳng định với Tiền Phong, ở địa bàn không có các công ty như nhà báo đề cập làm ăn hay hoạt động. Những người đại diện đứng tên lập công ty lại càng xa lạ.
Bất ngờ nhất, một số người đại diện DN NK xe sang lại là những cụ già 60-70 tuổi hoặc học sinh mới tốt nghiệp cấp 3, nhà ở tận miền quê nông thôn heo hút.
Đơn cử, ngày 20/9/2021, Cục Hải quan Hà Nam Ninh cấp phép cho Cty TNHH Truyền thông và Quảng cáo Ecopark NK chiếc Mercedes-Benz G63 do Áo sản xuất, đối tác nước ngoài (tên SD-Design) tặng. Địa chỉ công ty được ghi là nhà “ông Phạm Văn Tiến, thôn Hòa Trung, phường Tiên Nội, thị xã Duy Tiên, Hà Nam”. Nhóm PV Tiền Phong phải dò hỏi khắp nơi mới tìm về được thôn này. Khi nghe tin, đại diện thôn khẳng định ở đây chỉ có 1 thanh niên tên Phạm Văn Tiến, sinh năm 2000, con ông Phạm Văn Thoại.
Căn nhà của ông Thoại tuềnh toàng, được dựng phần lớn bằng tôn, nằm xa tít ngoài cánh đồng, được vây quanh bởi ao cá; tiếng vịt kêu khắp nơi. Khi được nghe về việc có công ty lấy địa chỉ nhà để NK ô tô, cả gia đình ông Thoại đều bày tỏ sự ngạc nhiên vì cậu con trai mới tốt nghiệp cấp 3, đang học tiếng Nhật để chuẩn bị đi xuất khẩu lao động.
“Gia đình thuộc hộ nghèo của phường, tiền ăn không đủ, xe máy chưa mua nổi, lấy đâu mà mở công ty NK ô tô. Ai cho tặng xe cơ chứ”, ông Thoại thảng thốt.
Sau một hồi vỗ trán, con trai ông Thoại phán đoán, trước đây từng đưa chứng minh thư cho một chủ cửa hàng để đăng ký chính chủ sim điện thoại. Có thể, thông tin cá nhân bị rò rỉ từ đó.
Theo tìm hiểu, ước tính năm 2021 có hơn 100 xe Mercedes Benz AMG G63 về Việt Nam diện quà biếu tặng. Đa phần xe nhập giá khai báo 108.000 USD (tương đương 2,47 tỷ đồng). Để thông quan, xe này phải đóng khoảng 1,16 tỷ đồng thuế XNK, 3,2 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt và 689 triệu đồng thuế VAT. Tổng giá trị xe sau thuế 7,52 tỷ đồng. Sau đó, các xe này được showroom bán với giá 12-14 tỷ đồng. Trong vai người có nhu cầu, PV đến một showroom ô tô tại Hà Nội hỏi mua thì được biết, chiếc xe Mercedes-Benz AMG 63 đang được bán với giá 13-14 tỷ đồng.
" alt=""/>Bất thường đường dây nhập siêu xe biếu tặng: Hộ nghèo được tặng siêu xe