Theo đó, nữ ca sĩ thừa nhận có mỗi quan hệ thân thiết với Mai Tài Phến từ dịp Noel và đã đi chơi, đi ăn uống như những người bạn từ lâu. Tuy nhiên, cô không ngờ việc này lại bị "làm quá".
![]() |
Nữ ca sĩ tới trễ gần 2 tiếng rưỡi so với thư mời hẹn. Tại sự kiện, rất nhiều phóng viên vẫn kiên trì đợi và vây kín lối thang máy để đón Mỹ Tâm. |
Xoay quanh những bức ảnh chụp Mỹ Tâm cùng Mai Tài Phến gây bão mạng những ngày qua, nữ ca sĩ cho biết cô không thích việc bị quay lén. Nữ ca sĩ đã nhận ra người chụp hình tại sân bay, đồng thời kể cả hải quan ở sân bay cũng nhận ra có người chụp hình. Tuy nhiên, dù được yêu cầu không chụp hình nhưng một nhóm người vẫn chụp.
Mỹ Tâm giải thích những cử chỉ nựng má ở sân bay thực chất chỉ là cô nhìn thấy mụn trên mặt Mai Tài Phến nên sờ lên xem. Cô không ngại gọi Mai Tài Phến đến gần mình và 'diễn' lại hành động khiến nhiều người hiểu lầm.
Mỹ Tâm giữ trạng thái thoải mái và chủ động trước sự quan tâm của truyền thông về cuộc sống riêng tư. Với Mai Tài Phến, anh cũng không tỏ ra ngại ngùng trước sự quan tâm của truyền thông và báo chí về mối quan hệ của cả hai.
Mai Tài Phến cho biết anh gọi đàn chị là cô Út, Mỹ Tâm gọi anh là bạn và cả 2 đã đi cùng nhau trong nhiều chuyến bay và sự kiện. Mai Tài Phến cười tươi và hào hứng với các khách mời và ngồi bàn riêng của ê kíp.
![]() |
Mỹ Tâm hào hứng với các khách mời. |
Sáng 17/6/2019, đoạn clip ghi lại hành trình đi diễn của Mỹ Tâm với sự "tháp tùng" của Mai Tài Phến cùng những cử chỉ thân mật của họ đã gây xôn xao dư luận.
Công Nguyễn - N.H
- Mai Tài Phến là cái tên mới nhất trong danh sách người yêu tin đồn của Mỹ Tâm bên cạnh Hà Anh Tuấn, Đàm Vĩnh Hưng, Tuấn Bi...
" alt=""/>Mỹ Tâm lần đầu công khai nói về mối quan hệ với Mai Tài PhếnÔng Weissbourd và các đồng nghiệp đã đưa ra một số lời khuyên về cách nuôi dạy trẻ trở thành một người biết quan tâm, có trách nhiệm và biết tôn trọng người khác. Tại sao điều này lại quan trọng? Bởi vì nếu chúng ta muốn con cái là một người tử tế, chúng ta phải nuôi dạy chúng theo cách tử tế.
“Trẻ em sinh ra không đơn giản là tốt hay xấu và chúng ta không bao giờ nên bỏ cuộc với trẻ. Trẻ cần người lớn giúp để trở thành người tử tế ngay từ giai đoạn thơ ấu” – các nhà nghiên cứu viết.
1. Quan tâm tới người khác nên là việc được ưu tiên
Tại sao?
Các bậc cha mẹ thường quan tâm tới niềm vui và thành tích của con cái hơn là việc bọn trẻ có biết quan tâm tới người khác hay không. Nhưng trẻ em cần học cách cân bằng nhu cầu của bản thân và nhu cầu của người khác, cho dù đó chỉ là việc chuyền quả bóng cho đồng đội hay quyết định lên tiếng bênh vực một người bạn bị bắt nạt.
Bằng cách nào?
Cha mẹ cần nói cho trẻ biết rằng quan tâm tới người khác nên là ưu tiên hàng đầu. Phụ huynh cần đặt ra những kỳ vọng cao về mặt đạo đức, ví dụ như yêu cầu trẻ thực hiện những cam kết, lời hứa của mình cho dù điều đó có thể làm trẻ không vui. Ví dụ, trước khi trẻ quyết định rời khỏi đội bóng, ban nhạc hoặc chấm dứt tình bạn với ai đó, cha mẹ hãy yêu cầu trẻ xem xét nghĩa vụ của mình với tập thể đó và khuyến khích trẻ tìm ra vấn đề trước khi bỏ.
Hãy thử:
- Thay vì nói rằng “điều quan trọng nhất là con thấy vui vẻ”, thì hãy nói “điều quan trọng nhất là con phải tử tế”.
- Hãy đảm bảo rằng trẻ luôn ứng xử tôn trọng với người khác, ngay cả khi chúng mệt mỏi, lo lắng hay tức giận
- Hãy nhấn mạnh tới sự quan tâm khi bạn tương tác với những người khác trong cuộc sống của trẻ. Ví dụ, hãy hỏi giáo viên xem con bạn có phải là một cá nhân tốt trong tập thể không.
2. Tạo cơ hội để trẻ quan tâm và biết ơn người khác
Tại sao?
Không bao giờ là quá muộn để trở thành một người tốt, nhưng nó sẽ không tự nhiên mà có được. Trẻ cần được thực hành và thể hiện sự quan tâm, lòng biết ơn với những người quan tâm tới trẻ và những người góp sức vào việc làm cho cuộc sống của trẻ tốt hơn. Các nghiên cứu cho thấy những người có thói quan thể hiện lòng biết ơn có xu hướng hữu ích hơn, hào phóng hơn, nhân từ hơn và rộng lượng hơn – và họ cũng là những người hạnh phúc và khỏe mạnh hơn.
Bằng cách nào?
Học cách quan tâm cũng giống như học cách chơi một môn thể thao hay một nhạc cụ. Bạn lặp đi lặp lại hàng ngày – dù đó chỉ là giúp bạn làm bài tập về nhà, làm việc nhà hay làm một công việc gì đó cho lớp học.
Hãy thử:
- Đừng thưởng cho trẻ mỗi khi trẻ làm bất kỳ việc tốt gì như lau bàn ăn. Chúng ta nên khuyến khích trẻ làm việc nhà cùng với các anh chị em hay bạn hàng xóm. Chỉ thưởng khi trẻ làm những việc thực sự đặc biệt
- Nói chuyện với trẻ về những hành động quan tâm và vô tâm mà trẻ nhìn thấy trên tivi hoặc ở đâu đó
- Bày tỏ sự biết ơn trước mỗi bữa ăn, trước giờ đi ngủ, trong xe hơi hoặc trên tàu điện ngầm.
3. Mở rộng phạm vi quan tâm của trẻ
Tại sao?
Hầu hết trẻ chỉ quan tâm tới mọi người trong phạm vi nhỏ như gia đình, bạn bè. Khó khăn của chúng ta là giúp trẻ học cách quan tâm tới những người ở phạm vi rộng hơn như bạn mới trong lớp, bảo vệ trường học, một con người ở đất nước xa xôi nào đó.
Bằng cách nào?
Trẻ cần lắng nghe và hòa nhập vào cộng đồng xung quanh mình, cũng như xem xét một ai đó mà trẻ gặp gỡ hàng ngày ở nhiều góc độ. Trẻ cũng cần xem xem những quyết định như rời khỏi ban nhạc, câu lạc bộ thể thao có gây ảnh hưởng tới những người khác trong tập thể đó hay không. Đặc biệt là trong thế giới ngày càng toàn cầu hóa của chúng ta, trẻ cần mở rộng sự quan tâm tới những người sống ở những nền văn hóa, cộng đồng khác.
Hãy thử:
- Hãy đảm bảo rằng trẻ là người thân thiện và biết ơn với tất cả mọi người trong cuộc sống hằng ngày như người lái xe buýt hay nhân viên phục vụ bàn
- Khuyến khích trẻ quan tâm tới những người yếu thế. Gợi ý cho trẻ một số việc đơn giản như an ủi một người bạn bị trêu chọc.
- Dùng những câu chuyện trên báo hoặc trên tivi để khuyến khích trẻ suy nghĩ về những trẻ em đang gặp khó khăn ở một đất nước khác.
4. Cha mẹ hãy là một cố vấn và một tấm gương về đạo đức
Tại sao?
Trẻ học được các giá trị đạo đức thông qua hành động của những người mà chúng tôn trọng. Trẻ cũng học được các giá trị bằng cách suy nghĩ thông qua những tình huống đạo đức khó xử với người lớn. Ví dụ, “mình có nên mời người hàng xóm mới tới dự tiệc sinh nhật trong khi bạn thân nhất của mình không thích cô ấy?”
Bằng cách nào?
Bạn cần phải là hình mẫu về sự trung thực, công bằng và quan tâm tới người khác. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải hoàn hảo mọi lúc mọi nơi. Đối với những đứa trẻ tôn trọng và tin tưởng chúng ta, chúng ta cần thừa nhận những sai sót và lỗi lầm của mình. Chúng ta cũng cần tôn trọng suy nghĩ và lắng nghe quan điểm của trẻ.
Hãy thử:
- Làm gương bằng cách tham gia hoạt động công cộng ít nhất một lần một tháng. Sẽ tốt hơn nếu bạn cùng làm với trẻ
- Đưa cho con một tình huống đạo đức trong bữa tối và đề nghị trẻ xử lý tình huống
5. Hướng dẫn trẻ kiểm soát những cảm xúc tiêu cực
Tại sao?
Thông thường khả năng quan tâm tới người khác hay bị lấn át bởi sự tức giận, xấu hổ, ghen tị hoặc những cảm xúc tiêu cực khác.
Bằng cách nào?
Chúng ta cần dạy trẻ rằng mọi cảm xúc đều là bình thường, nhưng cần biết cách xử lý những cảm xúc tiêu cực này theo hướng tích cực.
Hãy thử:
Đây là một cách đơn giản để dạy trẻ bình tĩnh: đề nghị trẻ dừng lại, hít sâu bằng mũi, thở ra bằng miệng và đếm đến 5. Thực hiện cách này khi trẻ đang bình tĩnh. Đến khi trẻ mất bình tĩnh, hãy nhắc cho trẻ nhớ về những bước này và cùng thực hiện với trẻ. Sau một thời gian, trẻ sẽ tự làm được một mình để thể hiện cảm xúc theo hướng tích cực và hợp lý.
Khu chung cư nơi hai bé gái nhảy lầu tự sát
Vụ việc đã gây ra cú sốc lớn đối với toàn bộ người dân Nhật Bản. Nhiều người đặt ra câu hỏi: “Tại sao lũ trẻ hành động dại dột như vậy?”
Cảnh sát xác nhận hai bé gái đã để lại một thư tuyệt mệnh cạnh đôi giày được xếp ngay ngắn nhưng họ từ chối tiết lộ chi tiết của nội dung thư.
“Bức thư tuyệt mệnh là vấn đề cá nhân và đã được chuyển lại cho phụ huynh các em.”, phát ngôn viên của cảnh sát tuyên bố.
Cảnh sát cho biết em học sinh 11 tuổi đang sống cùng gia đình trong tòa chung cư, nơi xảy ra vụ việc thương tâm trong khi nữ sinh 12 tuổi còn lại cũng sống ở gần đó.
Tuy độ tuổi chênh lệch nhưng hai học sinh này vẫn học chung một lớp tiểu học tại Nhật Bản. Trả lời tờ Japan Times, giáo viên của trường hai nữ sinh theo học cho biết ngày 5/9 hai em vẫn tới trường và không có biểu hiện gì khác lạ.
Theo lời kể của các học sinh cùng lớp, hai nữ sinh này đều rất thông minh, học giỏi và đều được xem là những tấm gương sáng trong lớp.“Các bạn ấy không hề tỏ ra lo lắng hay sợ hãi mà vẫn vui chơi cùng các bạn khác bình thường.”– Một học sinh nói.
Hiện dư luận Nhật Bản vẫn đang choáng váng và liên tục đặt ra câu hỏi“điều gì đã khiến những cô bé đang ở độ tuổi trong sáng, vui vẻ nhất của cuộc đời lại cùng nhau hành động dại dột như vậy?”.
Một số bình luận cho rằng “chắc hai em ấy đã phải chịu những áp lực quá khủng khiếp từ người lớn?”
Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tự tử tại Nhật xếp thứ 4 trong số các quốc gia có thu nhập cao, đứng trên là Hàn Quốc, Lithuania và Nga. Riêng trong năm 2012, ở Nhật Bản đã xảy ra 29,442 vụ tử tử trong độ tuổi từ 70 trở lên.