Quá trình nỗ lực xây dựng thương hiệu, Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới trở thành tủ sách nổi bật nhất của NXB Tri thức. Do được dày công đầu tư, Tủ sách Tinh hoa có nhiều đóng góp trong giới nghiên cứu khoa học và xã hội Việt Nam gần 2 thập kỷ qua.
Có thể kể đến một số đầu sách nổi bật, được đánh giá cao và độc giả đón nhận như: Bàn về tự do (J.S.Mill), Thế giới như tôi thấy(A.Einstein), Tâm lý học đám đông (Gustave Le Bon), Nền dân trị Mỹ(Alexis de Tocqueville), Nguồn gốc các loài (Charle Darwin)... Đặc biệt, phải kể đến các công trình khó đọc như bộ ba Phê phán là Phê phán lý tính thuần túy, Phê phán lý tính thực hành, Phê phán năng lực phán đoáncủa I.Kant; Khoa học lôgic, Những nguyên lý của triết học pháp quyềncủa Hegel;Giám sát và Trừng phạt: Nguồn gốc nhà tùcủa M. Foucault...
Với mục tiêu cung cấp kiến thức phổ quát của nhân loại trên nhiều lĩnh vực như: triết học, lý luận, kinh tế, giáo dục... Các đầu sách được NXB Tri thức lựa chọn nằm trong kho tàng kiến thức của thế giới đã được các NXB uy tín ấn hành.
GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, Phó Chủ tịch Hội Triết học- Tổng biên tập Tạp chí nghiên cứu Triết học nhấn mạnh, Tủ sách Tinh hoa đã có nhiều đóng góp quan trọng dành cho giới học thuật, sinh viên. Một số tác phẩm trở thành đề tài, luận án tiến sĩ và được bảo vệ thành công.
Tủ sách kén người đọc?
Nhìn lại chặng đường xây dựng Tủ sách Tinh hoa, bà Phạm Thị Bích Hồng nhận định quá trình thực hiện còn gặp nhiều trở ngại, khó tìm đội ngũ dịch giả, trong khi mảng sách này đa phần là sách dịch, lượng xuất bản ít và hầu hết là lỗ trong lần ấn bản đầu tiên. So với kế hoạch ban đầu là 500 cuốn thì lượng sách làm ra (72 cuốn) chưa thể chạm tới con số được kỳ vọng.
Nhằm đẩy mạnh tiêu thụ xuất bản phẩm, ngoài các hình thức xuất bản sách giấy truyền thống, NXB Tri thức bắt đầu phát hành sách điện tử, sách nói để gia tăng các loại hình cung cấp phù hợp với thị hiếu độc giả.
Đóng góp tham luận tại hội thảo, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Giới cho rằng sách tinh hoa tri thức thế giới rất kén người đọc, vì vậy chỉ độc giả là nhà trí thức, học giả, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà chính trị… mới quan tâm và tìm đọc. Quá trình làm sách tinh hoa vất vả, tốn kém, song lợi nhuận lại không cao, chiết khấu chỉ 20-30 % giá bìa. Chưa kể, ngành xuất bản còn đang chật vật với cuộc chiến chống vấn nạn sách giả - sách lậu.
Thừa nhận thực trạng thu về lợi nhuận khiêm tốn , GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn nói: “Một cuốn sách thầy trò tôi dịch, hiệu đính mất hơn năm trời mà cũng chỉ nhận được vài triệu bạc, còn không đủ chi phí trang trải".
Để đưa Tủ sách Tinh hoa tiếp cận đông đảo độc giả, GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn đề nghị NXB Tri thức tiến hành quảng bá, giới thiệu sách hay trên các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau, kết hợp với hội khoa học của từng địa phương và một số trường đại học.
Đứng ở góc độ đối tượng thụ hưởng, ông Phạm Hoàng Giang - Trưởng khoa Triết, Đại học KHXH&NV Hà Nội đưa ra một số kiến nghị: Xây dựng tủ sách tinh hoa đặt ở các trường đại học và thư viện của khoa hướng đến các độc giả tiềm năng; Các khoa sẽ phối hợp cùng NXB cung cấp hệ thống đề tài nghiên cứu cho sinh viên, trên cơ sở đó chọn lọc những sách mà các em cần đưa vào chương trình đào tạo hoặc tài liệu tham khảo; NXB nên bắt tay với các trường tổ chức tọa đàm hướng dẫn cho sinh viên phương pháp đọc hiệu quả...
Với mong muốn đem đến cho bạn đọc Việt Nam nguồn tri thức tinh hoa của nhân loại và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, bà Phạm Thị Bích Hồng khẳng định việc bồi đắp, duy trì Tủ sách Tinh hoa sẽ là ưu tiên đặc biệt của NXB Tri thức.
Cùng với Tiến quân ca, nhạc sĩ Văn Cao còn góp vào dòng chảy âm nhạc Việt Nam cả gia tài nghệ thuật với nhiều tác phẩm đặc sắc, giá trị ở nhiều thể loại: tình ca, hành khúc, trường ca. Ông đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I (năm 1996).
Chương trình nghệ thuật Đàn chim Việtlà lời tri ân tôn vinh những cống hiến lớn lao của nhạc sĩ Văn Cao đối với nền âm nhạc Việt Nam nói riêng và nền văn hóa nghệ thuật của đất nước nói chung.
Tham gia biểu diễn trong chương trình gồm Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời - Sun Symphony Orchestra, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Dàn Quân nhạc Đoàn Nghi lễ Quân đội, Dàn nhạc MUCA - Trường Đại học VHNT Quân đội và hơn 300 nghệ sĩ, trong đó có nhiều giọng ca tên tuổi như: NSND Quang Thọ, NSND Quốc Hưng, NSƯT Thanh Lam, NSƯT Đăng Dương, Mỹ Linh, Trần Thu Hà, Tùng Dương, Lan Anh, Vũ Thắng Lợi...
Với những thước phim đầy xúc động ghi lại hình ảnh lúc sinh thời của nhạc sĩ cùng không gian nghệ thuật thấm đẫm chất âm nhạc Văn Cao, chương trình đã khắc họa chân dung người nghệ sĩ ở ba lĩnh vực: âm nhạc, hội họa và thơ ca.
Trong khuôn khổ chương trình, tại sảnh Nhà hát Lớn còn có không gian trưng bày các tác phẩm ảnh chân dung nhạc sĩ Văn Cao của nhiếp ảnh gia Bùi Đình Toán cùng hình ảnh một số di cảo của ông.
Điểm nhấn đặc biệt là màn tái hiện không khí Tiến quân ca tại Quảng trường 19/8 (trước Nhà hát Lớn Hà Nội) với cờ đỏ sao vàng phấp phới, biển người cùng hòa giọng khúc ca hùng tráng, xúc động.
'Cung đàn xưa' - Vũ Thắng Lợi, Lan Anh:
Liveshow Kim Tử Long – Thánh đường sân khấu vừa diễn ra tối 12/10 tại Nhà hát chèo Kim Mã, Hà Nội. Đêm diễn được chia thành 2 phần, phần đầu cải lương hôm nay qua những trích đoạn, ca cảnh, tiểu phẩm hài, ca lẻ… đưa người xem đến với một không gian sân khấu cải lương đương thời và sự hài hoà thú vị cùng những thể loại âm nhạc khác như bolero, nhạc hiện đại nhằm tiếp cận, chinh phục nhiều tầng lớp khán giả hơn. |
Đan xen cùng những lớp vọng cổ đặc trưng của cải lương là những giai điệu dân ca Bắc Bộ trong ca cảnh “Tát nước đầu đình”, dân ca Huế trong ca cảnh “Em đẻ chồng ơi” và đặc biệt là những khúc nhạc Bolero ngọt ngào trong ca cảnh “Lại nhớ người yêu - Dù anh nghèo”, hay ca cảnh “Đoạn tình buồn” với các ca khúc: Nếu chúng mình cách trở, Ngày không em, Sang ngang, tình bơ vơ... |
Ở ca cảnh “Em đẻ chồng ơi”, NSƯT Kim Tử Long lại trở thành một anh chồng lam lũ, dù nhà nghèo nhưng rất thích có nhiều con cho vui cửa vui nhà. Cho tới khi nghe vợ - do nghệ sĩ Phương Hồng Thuỷ - than vãn và đàn con - do các bé Thục Đoan, Thảo Trúc và Andy Khánh đảm nhiệm - kể về sự “nheo nhóc” đói khổ, anh mới hứa là sẽ dừng lại ở... 5 con. Phần trình diễn có sự vui tươi, dí dỏm, hài hước.
|
Chàng trai bị bệnh nặng sắp phải lìa xa cõi đời, vì không muốn người yêu phải buồn, Kim Tử Long nói dối mình có người khác để Ngọc Huyền kết hôn với người mà cha cô sắp đặt. Sau tất cả, không ai có thể chia lìa tình yêu của họ, Huyền vẫn mặc áo cô dâu để trở về kết hôn với Long và ở bên anh tới phút cuối đời. Ca cảnh buồn gây xúc động khiến nhiều người xem rơi nước mắt. |
Phần 2 của chương trình sau giờ giải lao là những trích đoạn cải lương nổi tiếng của sân khấu cải lương, đưa người xem trở về với không gian sân khấu cải lương đã từng “làm mưa làm gió” trên khắp mọi miền đất nước thập niên 70-80, góp phần làm nên tên tuổi của Kim Tử Long bền bỉ đến ngày hôm nay như “Ngai vàng và tội ác”, “Gió lạnh biên thuỳ”….
|
Trích đoạn “Tứ đại mỹ nhân: Dương Quý Phi - Điêu Thuyền - Tây Thi - Chiêu Quân” do các nghệ sĩ Minh Trường, Nhã Thy, Điền Trung, Lê Thanh Thảo, Lê Khanh, Hoàng Đăng Khoa, Bình Tinh, Trinh Trinh, Xuân Chúc được nhiều khán giả khen ngợi, vỗ tay tán thưởng không ngừng. |
Hà Lan
- Cặp đôi “tiên đồng ngọc nữ” của làng cải lương Việt: Ngọc Huyền – Kim Tử Long sẽ tái ngộ trong liveshow của nghệ sĩ Kim Tử Long vào ngày 12/10 tới.
" alt=""/>Khán giả khóc cười cùng Kim Tử Long trong liveshow