Đoạn clip thí sinh Nguyễn Tâm Như với màn gọi tên độc đáo quê hương An Giang đã gây sốt trên mạng xã hội ngay sau đêm thi. Bùi Bích Diệp hô "Hà Nội ơi", Vũ Thị Hà hô Thanh Hoá thành: "Thanh Hóa Hua Hua Hua Hóa", Ngọc Thảo đọc Bình Dương thành "Bình Bình Bình Dương",... Một số thí sinh có tông giọng cao, khi hô giống như la hét, khiến khán giả không nghe rõ họ tên và đến từ đâu.
Nhiều khán giả theo dõi livestream và tại nhà thi đấu thích thú với những phần hô tên đầy tính hài hước, mang đậm dấu ấn cá nhân. Các nghệ sĩ, người đẹp có mặt trực tiếp tại sân khấu cũng không thể giấu được sự bất ngờ trước phần thể hiện có thể bị đánh giá là hơi "lố" này. Nhưng phần hô tên này cũng khiến nhiều khán giả cho rằng phần thể hiện này đã làm mất đi sự sang trọng, thanh lịch cần có ở một cuộc thi hoa hậu.
Trước những ý kiến góp ý của VietNamNet, truyền thông về việc các thí sinh thể hiện quá đà ở màn hô tên, bà Phạm Kim Dung- Trưởng BTC Miss Grand Vietnam - Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 cho biết: "Format cuộc thi được dựng lên hoàn toàn dựa trên phiên bản gốc. Trong đó phần hô tên ở những phiên bản quốc tế còn sáng tạo và giải trí hơn. Nếu theo dõi tại sân khấu có lẽ cảm xúc của khán giả sẽ hoàn toàn khác bởi phần hô tên kết hợp với màn trình diễn bikini vô cùng năng lượng, sôi động. Những video cắt ghép với tần suất hô tên liên tục như thế quả thực khiến người nghe mệt mỏi và cho rằng các thí sinh làm lố, thái quá".
Ban tổ chức cho biết, tại đêm sơ duyệt đêm 29/9 và tổng duyệt phúc khảo ngày 30/9, BTC bắt buộc thí sinh tự giới thiệu theo phương án quy định từ BTC, chỉ hô tên và nguyên quán. Theo kịch bản đã dựng từ đầu, đêm chung khảo sẽ có tiết tấu nhanh, vui nhộn và có tính giải trí, còn đêm chung kết được rút ngắn lại, sang trọng và lắng đọng hơn.
Đêm chung kết Miss Grand Vietnam 2022 sẽ diễn ra tối 1/10 tại Nhà thi đấu Phú Thọ, TP.HCM. Tân hoa hậu sẽ lên đường dự thi Miss Grand International 2022 tại Indonesia vài ngày sau đó. Hội đồng giám khảo cuộc thi gồm hoa hậu Hà Kiều Anh (trưởng ban), hoa hậu Thùy Tiên, á hậu Kiều Loan, người mẫu Minh Tú, Anh Thư, nhà thiết kế Đỗ Long, diễn viên Minh Tiệp.
Thiện Nhân
Theo Bộ KH&CN, sự kiện được tổ chức với mục đích kiến tạo và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Vùng Thủ đô. Sự kiện cũng nhằm nâng cao nhận thức về KH&CN, chuyển đổi số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, xây dựng, kết nối và tăng cường năng lực các chủ thể hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Thủ đô.
Thông qua sự kiện, ban tổ chức kỳ vọng sẽ quảng bá thành công các sản phẩm/dịch vụ KH&CN, kết nối sản phẩm đến người tiêu dùng, nhà quản lý, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp.
UBND Hà Nội cùng Bộ KH&CN cũng kỳ vọng, Techfest Hanoi 2023 sẽ góp phần thúc đẩy mở rộng thị trường, định hướng phát triển cho các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển thị trường KH&CN của Vùng Thủ đô nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.
Techfest Hanoi 2023 sẽ bao gồm 2 hoạt động chính: Triển lãm giới thiệu các dự án, sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo, trình diễn công nghệ và kết nối cung cầu; Diễn đàn kết nối công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Theo ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội, Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Theo số liệu của Startup Blink, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai thành phố được xếp hạng trong top 1.000 thành phố khởi nghiệp toàn cầu.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên tổng số 3.800 doanh nghiệp startup của cả nước (chiếm 26,32%). Đến nay, đã có 32 vườn ươm doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực (chiếm 38,1% tổng vườn ươm cả nước), có 14 tổ chức cung cấp chương trình thúc đẩy kinh doanh (chiếm 40% cả nước).
Các hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, kết nối đầu tư, các khóa đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thường xuyên được tổ chức tại Hà Nội. Từ năm 2016 đến nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố đã huy động được 1 tỷ USD với 100 thương vụ gọi vốn thành công.
“Các hoạt động đổi mới sáng tạo có hàm lượng tri thức cao đã tạo động lực mạnh mẽ và hình thành làn sóng phát triển mới cho nền kinh tế, xã hội của thành phố nói riêng và cả khu vực nói chung”, Phó Chủ tịch Hà Nội nói.
Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định, việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia phải gắn và xuất phát từ hệ sinh thái tại địa phương, các vùng.
“Để hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển bền vững, định hướng quan trọng cần ưu tiên là hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển, để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu đề ra, phát huy vai trò đầu tàu của Hà Nội trong phát triển khoa học công nghệ”, Thứ trưởng Bộ KH&CN nhận định.