“Việc học tập và đăng ký nguyện vọng tuyển sinh vào các trường THPT là quyền, nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh. Công tác phân luồng sau cấp THCS, các nhà trường phải định hướng cho học sinh rõ để có sự lựa chọn phù hợp, không mang tính ép buộc”, Sở GD-ĐT Hà Nội nêu.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đề nghị các trưởng phòng GD-ĐT và hiệu trưởng các trường THCS chịu trách nhiệm trước Sở, UBND các quận, huyện, thị xã nếu để xảy ra hiện tượng trên. Đồng thời tổng hợp, báo cáo bằng văn bản về Sở trước 15h ngày 28/4.
Trước đó, như VietNamNetphản ánh, một số phụ huynh có con theo học tại Trường THCS Kim Giang (quận Thanh Xuân) phàn nàn việc con bị "ép" không tham gia dự thi lớp 10.
Theo một phụ huynh, sau buổi họp phụ huynh cuối tuần vừa qua, cô giáo chủ nhiệm tư vấn cho những phụ huynh được mời ở lại khuyên con không nên thi vào lớp 10 công lập. Cô định hướng các học sinh này nên vào học tại một trường trung cấp vì học lực chưa tốt.
Tuy nhiên, nhóm phụ huynh không đồng ý. Họ cho rằng, đó không phải là tư vấn, thực chất là “ép” các em phải từ bỏ ước mơ thi vào THPT công lập. Phụ huynh bức xúc đánh giá việc làm này phản giáo dục vì cô không động viên, thắp lên hy vọng cho các học sinh.
Về vấn đề này, lãnh đạo Trường THCS Kim Giang, cho biết chủ trương của Quận ủy, UBND quận cũng như Phòng GD-ĐT quận Thanh Xuân, không có chuyện "ép" học sinh không được thi vào lớp 10 công lập.
Người này cũng cho biết, kết quả thi vào THPT công lập không phải là tiêu chí để xếp thi đua hàng năm của trường. Bởi năm học kết thúc vào tháng 5, đầu tháng 6, học sinh mới thi vào lớp 10, lúc đó tất cả các tiêu chí thi đua đã xét xong.
“Trường nào cũng mong muốn các học sinh của mình đỗ cao, nhưng đó cũng chỉ là một trong các hoạt động về chuyên môn của nhà trường chứ không quá áp lực phải đặt ra để thi đua”, lãnh đạo này nói.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cũng khẳng định ngành GD-ĐT Hà Nội không đưa kết quả kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập thành tiêu chí xếp loại thi đua đối với các đơn vị, trường học trên địa bàn.
Ông Tiến cũng cho hay, ranh giới giữa việc tư vấn, định hướng với việc có dấu hiệu ép buộc học sinh không tham gia kỳ thi vào lớp 10 công lập trên thực tế rất mong manh.
Do đó, nếu giáo viên ứng xử không khéo léo có thể khiến phụ huynh, học sinh hiểu nhầm, dẫn đến sự việc đáng tiếc. Chúng ta cần xem xét ở từng tình huống cụ thể, xác minh từ nhiều phía.
Câu chuyện "ép" học sinh, thậm chí dọa nạt, yêu cầu học sinh không thi vào lớp 10 công lập không phải mới xảy ra.
Trước đó, vào tháng 4/2022, dư luận từng xôn xao thông tin một số trường THCS tại quận Cầu Giấy, Hà Nội “ép” học sinh lớp 9 yếu kém không thi vào 10 hoặc yêu cầu chuyển trường vì thành tích.
Các cơ quan chức năng từ Bộ GD-ĐT, UBND TP Hà Nội và Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy đã vào cuộc yêu cầu phải xác minh làm rõ, nếu có hiện tượng đó phải xử lý nghiêm.
Nhưng sau đó, Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy kết luận “qua kiểm tra hồ sơ không có hiện tượng ép học sinh yếu kém không được dự thi lớp 10 như thông tin trên mạng xã hội”.
“Cũng có thể có những trường hợp phụ huynh học sinh hiểu không đúng ý của giáo viên, dẫn đến việc có thể giáo viên nói về kết quả học tập của con lại nghĩ rằng ép buộc, định hướng con phải thi trường nào đó”, vị đại diện phòng GD-ĐT này nói.
Sự việc được giải thích với lý do “tư vấn” nên rất khó xác định, song vẫn gây nhiều ý kiến tranh cãi.
Tại hội nghị hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-3024 diễn ra đầu tháng 4/2023, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã quán triệt tới tất cả các phòng GD-ĐT, các nhà trường tuyệt đối không vận động học sinh không tham dự kỳ thi lớp 10 dưới bất kỳ hình thức nào. Theo đó, các trường có trách nhiệm thông tin đầy đủ, chính xác tới tất cả học sinh về các quy định liên quan đến công tác tuyển sinh lớp 10 và định hướng phân luồng học sinh của thành phố Hà Nội để học sinh có lựa chọn phù hợp, không mang tính ép buộc, bảo đảm quyền lợi. |
UBND TP Hà Nội cũng cho hay, việc phát triển mạng lưới trường học theo quy hoạch không bắt kịp so với tốc độ gia tăng dân số, gây ra hiện tượng quá tải cục bộ tại một số khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh.
Tình trạng thiếu trường, lớp học tập trung tại các quận nội đô không còn quỹ đất để xây dựng mới hoặc mở rộng trường học dẫn đến vượt quy định về số học sinh/lớp, số lớp/trường, không đạt chỉ tiêu diện tích đất/học sinh, trường học vượt quy mô đào tạo không đạt chuẩn quốc gia.
Theo UBND TP, các trường học còn thiếu (do chưa được đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt) hoặc thiếu đất để xây dựng trường (chủ yếu tập trung tại các quận nội thành), trong khi các quỹ đất mới, đất trống để bổ sung trên địa bàn không còn.
Các trường học chưa được xây dựng đa phần nằm trong các quỹ đất cơ sở sản xuất xí nghiệp công nghiệp, đất cơ quan, bộ ngành, trường cao đẳng, đại học hoặc trong các khu đô thị (chưa được đầu tư đồng bộ giữa nhà ở và các công trình hạ tầng thiết yếu trong đó có trường học các cấp) nhưng chưa có phương án di dời cụ thể để thực hiện bổ sung xây dựng theo định hướng quy hoạch.
Quỹ đất dành cho trường học tại các quận hiện rất hạn chế, do vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng đạt tiêu chí trường công lập đạt chuẩn quốc gia khó khăn (đặc biệt các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy).
Một số trường học nằm ngoài đê sông Hồng thuộc một số xã, phường, quận, huyện trên địa bàn thành phố, khi triển khai thực hiện dự án cải tạo, xây mới vướng vào pháp lệnh bảo vệ đê điều nên không thể triển khai thực hiện.
Bà Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cũng nêu tình hình đầu tư xây dựng trường học tại các khu đô thị. Tại Hà Nội có khoảng 174 dự án khu đô thị, khu nhà ở có quy mô từ 2 ha trở lên, trong đó có 119 dự án có quy hoạch 393 trường học (55 dự án không quy hoạch bố trí trường học).
Về tiến độ xây dựng trường học tại 119 dự án khu đô thị, đến nay, đã hoàn thành hoặc đang triển khai xây dựng 117 trường học, trong đó 46 trường mầm non, 35 trường tiểu học, 21 trường THCS, 4 trường THPT, 11 trường liên cấp. Chưa triển khai xây dựng 269 trường (139 trường mầm non, 64 trường tiểu học, 38 trường THCS, 19 trường THPT, 9 trường liên cấp).
Bà Hà cũng chỉ ra một số tồn tại trong triển khai xây dựng các công trình trường học tại các khu đô thị. Đa số các dự án hệ thống trường học chưa được đầu tư xây dựng theo tiến độ, do nhiều nguyên nhân.
Một số khu đất để xây dựng trường mầm non, trường tiểu học và trường THCS trong các khu đô thị mới còn chậm và khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng; việc xây dựng trường học do thu hồi vốn chậm nên các chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm đầu tư.
Cùng đó, một số dự án xây dựng trường học theo quy hoạch tại thị xã Sơn Tây, huyện Sóc Sơn, Hoài Đức, Đan Phượng phải điều chỉnh quy hoạch hoặc chưa có quy hoạch phân khu được phê duyệt, bị chậm tiến độ.
Tại phiên họp, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay, Hà Nội là địa bàn rất đông học sinh với khoảng 2,3 triệu em và số lượng học sinh tăng theo từng năm, tăng từ 40.000-50.000 học sinh/năm.
“Mỗi năm, Hà Nội phải xây dựng mới từ 30-40 trường học. Do đó trách nhiệm của ngành giáo dục và đào tạo rất nặng nề và công tác đầu tư, xây dựng rất lớn”, ông Cương nói. Ông Cương cũng thừa nhận, việc các trường hiện nay vượt quá sĩ số 35 học sinh/lớp ở cấp tiểu học, 45 học sinh/lớp ở cấp THPT là rất nhiều. Đây là tiêu chí rất khó khăn với các trường trên địa bàn để đáp ứng đạt chuẩn quốc gia.
“Như năm nay, có 116.000 học sinh thi vào lớp 10 Hà Nội, trong khi tổng số chỗ học vào lớp 10 năm qua toàn thành phố là 138.600 (đến từ 118 trường công lập, 106 trường tư thực, 50 trường cao đẳng nghề có đào tạo văn hóa, 29 trung tâm giáo dục thường xuyên.
Như vậy, so sánh số chỗ học có thể với tổng số học sinh, cho thấy còn dư thừa chỗ học. Thừa thiếu cục bộ, ở một số các quận nội thành, học sinh rất đông. Nhưng ngược lại ở một số các huyện ngoại thành, số lượng học sinh còn không đủ chỉ tiêu”, ông Cương nói.
Dù rất muốn các cháu ở bên cạnh nhưng bọn trẻ được sống trong gia đình có tình thương của mẹ vẫn tốt hơn. Vì thế bố mẹ tôi ủng hộ tất cả mọi việc làm của chị dâu.
Trước lúc tiễn chị dâu lên xe hoa, mẹ tôi còn nhắn nhủ là nếu nhà chồng đối xử không tốt, chị hãy về với bố mẹ. Nhìn chị Vân hạnh phúc bên người đàn ông khác, gia đình tôi cũng yên lòng và chúc phúc cho hai người.
Ngày hôm kia, chị Vân gọi điện nói là tuần sau sẽ đón các con về sống cùng. Hai cháu tôi rất vui, bọn trẻ đã cho hết đồ đạc vào túi và chuẩn bị đi. Thế mà tối hôm qua, chị Vân trở về nhà với đôi mắt sưng húp. Dường như chị đã khóc rất nhiều.
Chị bảo lấy phải người đàn ông lừa dối. Chưa cưới thì anh ta đối xử rất tốt với con chị và hứa sẽ đón về chăm sóc như con ruột. Đến khi cưới xong, chị muốn đón con về thì anh ta gạt đi. Nói là bọn trẻ đang sống với ông bà nội rất tốt, cứ để các con ở lại nhà tôi.
Thậm chí khi chị kiên quyết sẽ đón hai con về thì anh ta đã ném hết đồ đạc của chị ra ngoài đường để dằn mặt. Không chấp nhận người chồng ích kỷ, không yêu thương con riêng của vợ, chị Vân đã đề nghị chia tay.
Bố mẹ tôi không đồng ý cho chị Vân ly hôn. Mẹ bảo chị Vân cứ yên tâm mà đi lấy chồng, các cháu đã có gia đình tôi lo. Mọi người nói rất nhiều nhưng chị ấy vẫn không chịu về làm hòa với chồng. Gia đình tôi thật sự không biết phải khuyên bảo chị Vân thế nào nữa?
Theo Phụ nữ Việt Nam