“Khi biết điểm, em đã nhảy cẫng và hét toáng lên. Mục tiêu ban đầu của em chỉ là 8.0 IELTS nhưng cuối cùng, em đã làm tốt hơn cả mong đợi và vượt qua được giới hạn bản thân”, Hà Phương chia sẻ.
Chị Dương Thị Hiền - mẹ của Hà Phương, cũng vỡ òa vì vui mừng. “Thi IELTS đòi hỏi khối lượng khá nhiều kiến thức về đọc hiểu, tư duy cùng lập luận chặt chẽ... Thấy con có năng lực và yêu thích thật sự với tiếng Anh, tôi quyết định cho con thử sức”, chị Hiền chia sẻ.
Theo chị Hiền, vợ chồng chị chỉ biết tiếng Anh ở mức cơ bản, không hề nổi trội và công việc cũng không dùng đến Ngoại ngữ này, chính vì vậy, việc học tiếng Anh do Hà Phương phần nhiều. Chị Hiền cho hay, từ bé, Hà Phương đã thể hiện có năng khiếu về Ngoại ngữ.
“Lúc 3-4 tuổi, con đã có thể nhớ được nội dung các câu chuyện tiếng Anh. Con nghe nhiều đến mức thuộc cả mẩu truyện để kể lại cho mẹ”.
Chị Hiền thường cho con xem các kênh YouTube, phim hoạt hình, bài hát bằng tiếng Anh. Lớn hơn chút, chị cho con đọc sách truyện bằng tiếng Anh theo cấp độ tăng dần. "Ban đầu, tôi ưu tiên cho con xem những truyện nhiều hình ít chữ, để luyện khả năng nhận biết. Khi con dần có khả năng đọc hiểu, tỷ lệ chữ trong sách truyện sẽ nhiều dần theo”.
Theo chị Hiền, điều quan trọng nhất là phụ huynh cần bồi đắp cho con niềm yêu thích với sách, truyện. “Bởi thông qua đọc nhiều, con sẽ biết từ mới, nhớ từ vựng, nắm ngữ pháp, cách sử dụng từ trong từng hoàn cảnh, tình huống và kể cả lối hành văn. Con say sưa với sách và tiếng Anh nên mọi thứ như tự ngấm và trở thành bản năng”, chị Hiền chia sẻ.
Khi con bắt đầu vào tiểu học, chị cũng đăng ký cho con học thêm ở trung tâm tiếng Anh để phát triển khả năng. Tuy nhiên, theo chị Hiền, điều quan trọng nhất vẫn là phải kiên trì, đều đặn cho con học và nghe tiếng Anh hằng ngày, kết hợp tiếng Anh với các hoạt động hàng ngày.
Nói về việc học, Hà Phương cho hay, không có bí quyết đặc biệt mà cách học hiệu quả với bản thân là tự học thông qua đọc sách báo, xem phim và nghe nhạc bằng tiếng Anh. “Những việc này giúp em được bồi đắp, tích lũy dần về kiến thức, từ vựng và cách phát âm. Vừa học cũng vừa là những sở thích, hoạt động em coi là giải trí sau giờ học”, Hà Phương nói.
“Qua đọc sách, em không cần phải tra cứu và học thuộc nhiều từ vựng mà tự nhớ theo bối cảnh được sử dụng. Cùng đó, em cũng biết thêm cách giao tiếp, dùng từ trong từng ngữ cảnh”.
Với các môn học khác, Hà Phương tập trung chú ý nghe giảng để lĩnh hội kiến thức ở trên lớp và về nhà chỉ mất ít thời gian ôn lại và phát triển thêm.
Ngoài 8.5 IELTS, kết quả học tập của Hà Phương ở trường cũng rất ấn tượng với nhiều thành tích đạt được như: giải Ba cuộc thi Tiếng Anh quốc tế TOEFL Junior Challenge dành cho học sinh THCS năm học 2022-2023, Giải Nhì Trạng nguyên tiếng Anh, 3 huy chương vàng World Scholar Cup, giải Nhì học sinh giỏi tiếng Anh cấp quận... cùng nhiều hoạt động ngoại khóa khác.
Hà Phương cho hay, với Tiếng Anh, em không muốn chỉ dừng lại ở điểm số của những kỳ thi mà quan trọng hơn muốn dùng nó làm công cụ để phát triển bản thân trong tương lai, đi du lịch cũng như tìm hiểu các nền văn hóa trên thế giới và xa hơn là du học.
Nói về học trò, bà Chu Thị Xuân Hường - Hiệu trưởng trường THCS Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội), đánh giá Hà Phương là một học sinh học giỏi toàn diện nhiều môn. Em cũng là học sinh đầu tiên của trường giành được điểm số 8.5 IELTS.
Bà Hường cho hay, Hà Phương là một trong những “cánh chim đầu đàn” để thúc đẩy phong trào học tập tiếng Anh của học sinh toàn trường. “Hà Phương luôn muốn chia sẻ việc học và kiến thức với các bạn. Cụ thể, năm ngoái, em chủ động đề xuất với tôi về việc muốn thành lập một câu lạc bộ đọc sách tiếng Anh tại trường. Thấy đề xuất của học sinh đúng đắn, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và giao em làm trưởng câu lạc bộ với hy vọng lan tỏa tinh thần học tập với học sinh toàn trường”, bà Hường chia sẻ.
Hà Phương cũng là thành viên trong đội của trường tham gia cuộc thi Tài năng Anh ngữ do Hội đồng Đội Trung ương tổ chức và giành giải Nhất cuối năm 2023. Ngoài ra, em cũng cùng đội của trường vào đến tứ kết cuộc thi tranh biện lớn.
Theo bà Hường, ngoài Hà Phương, nhà trường cũng có nhiều học sinh đạt được các thành tích tốt, giải thưởng về Tiếng Anh tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp quận và thành phố...
Trao đổi với VietNamNet, GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN, cho hay, năm nay, phổ điểm bài thi của 100.633 lượt thi (bao gồm 32,2% thí sinh thi lần thứ hai) có dạng phân phối chuẩn, với trung vị tại 76/150. Điểm cao nhất của kỳ thi năm 2024 là 129/150; thấp nhất là 17/150; điểm trung bình là 76,5/150; độ lệch chuẩn là 13,3.
Ở các mức điểm cách nhau 5 đơn vị (75, 80, 85, 90, 95, 100, 105, 110…) có bước nhảy rõ rệt cũng cho thấy tính phân loại thí sinh phục vụ xét tuyển sinh.
Theo ông Thảo, điểm trung bình và trung vị tương đối ổn định trong 3 năm trở lại đây dù số lượt thí sinh dự thi HSA tăng khoảng 15-25% mỗi năm.
Hai nữ sinh đạt điểm cao nhất là 129/150 là Nguyễn Thanh Ngọc (trường THPT Kim Liên, Hà Nội) và Nguyễn Mai Trúc (trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội). Xếp kế tiếp là hai thí sinh cùng mức điểm 128/150 đến từ Thái Bình và Ninh Bình; hai thí sinh đạt 127/150 đến từ Thái Bình và Phú Thọ.
Thống kê phân bố của 100.633 lượt thi (bao gồm 32,2% thí sinh thi 2 lượt), tỷ lệ thí sinh đạt trên 110/150 chiếm 0,8%; đạt trên 105/150 chiếm 1,9%; trên 100/150 là 4,5%; trên 90/150 đạt 16%; từ 80/150 trở lên chiếm 38,6%; từ mức điểm 75/150 trở lên đạt 53%.
Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN cũng công bố thống kê phần trăm thứ hạng điểm thi của thí sinh, nhằm phản ảnh tỉ lệ phần trăm số điểm của kỳ thi (hoặc đợt thi) bằng hoặc thấp hơn điểm của thí sinh:
GS Thảo cho biết, từ phổ điểm công bố, thống kê phân bố và thứ hạng điểm thi dự báo điểm chuẩn xét tuyển bằng kết quả bài thi HSA sẽ bằng hoặc thấp hơn những năm trước đây nếu như chỉ tiêu và phương thức xét tuyển của các trường đại học không thay đổi.
Phiếu báo điểm của đợt thi HSA cuối cùng năm 2024 đã được chuyển cho thí sinh từ ngày 4/6.
Bài thi Đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (HSA) năm 2024 của ĐHQGHN gồm 3 phần: Phần 1- Toán học và xử lý số liệu (50 câu hỏi, 75 phút); Phần 2- Ngôn ngữ - Văn học (50 câu hỏi, 60 phút); Phần 3 – Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút). Điểm tổng của bài thi là 150.