Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các hãng tàu, đại lý hãng tàu và các đại lý giao nhận về việc áp dụng chữ ký số Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển.
Trong công văn này, Tổng cục Hải quan cho biết, để đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ khai báo và đơn giản hóa việc thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, với vai trò là Cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban chỉ đạo 1899), Tổng cục Hải quan thông báo đến các hãng tàu, đại lý tàu và đại lý giao nhận: kể từ 01/01/2018, Cổng thông tin một cửa quốc gia sẽ chính thức yêu cầu các hãng tàu, đại lý tàu và đại lý giao nhận sử dụng chữ ký số khi khai báo thông tin thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
Tổng cục Hải quan đề nghị các hãng tàu, đại lý hãng tàu và đại lý giao nhận chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng để đáp ứng thực hiện các yêu cầu nên trên, bao gồm: Đăng ký để được cấp chữ ký số từ các nhà cung cấp chữ ký số công cộng; Cập nhật chữ ký số gắn với thông tin tài khoản dùng để khai báo trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
" alt=""/>Áp dụng chữ ký số với Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển từ năm 2018Hôm nay, ngày 22/11/2017, Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) sẽ phối hợp cùng Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ TT&TT tổ chức sự kiện Internet Day 2017 và lễ kỷ niệm 20 năm Internet Việt Nam (1997 - 2017).
Nhân dịp này, ICTnews đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Thế Bình, Tổng thư ký VIA về những thành tựu trong hành trình 20 năm phát triển vừa qua cũng như dự báo về các xu hướng phát triển, tương lai của Internet Việt Nam trong chặng đường sắp tới:
Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, theo ông Internet Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật gì?
Có thể khẳng định rằng, sau 20 năm hòa mạng toàn cầu, Internet Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu, được thể hiện qua những chỉ số rất đáng khích lệ. Đầu tiên phải kể đến số lượng người dùng Internet Việt Nam đã vượt qua con số 50 triệu người, chiếm khoảng 54% dân số - đây là một tỷ lệ rất cao trong khu vực. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng người dùng Internet tại Việt Nam cũng rất cao.
Cùng với đó, Internet đã trở thành thứ rất quen thuộc với phần lớn người dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, trong giao tiếp, trong giải trí, kể cả trong làm kinh tế cũng như trong các vấn đề khác liên quan đến giáo dục, văn hóa. Người dùng Internet người Việt Nam có điểm nổi bật là trẻ, sử dụng mạng xã hội cũng như các ứng dụng trên mạng rất phổ biến, rất nhiều.
Đặc biệt, sau 20 năm, đến nay chúng ta có thể nhận thấy chi phí để sử dụng Internet Việt Nam thuộc loại thấp nhất trong khu vực, tạo điều kiện cho số đông người dân Việt Nam có thể sử dụng.
Là người đã nhiều năm gắn bó với lĩnh vực Internet, ông đánh giá như thế nào về xu hướng phát triển của Internet Việt Nam trong thời gian tới?
Tại Việt Nam, hiện nay Chính phủ cũng như các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực để tiếp tục mở rộng số người sử dụng Internet. Chúng ta hiện có hơn 50 triệu người dùng Internet, như vậy vẫn còn có hàng chục triệu người chưa được kết nối với mạng Internet, đặc biệt là người dân ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tôi cho rằng, với sự phát triển của 3G và đặc biệt là 4G, trong những năm tới, số lượng người dân Việt Nam được tiếp cận với Internet dựa trên những công nghệ truy cập di động sẽ tăng trưởng rất nhanh.
Xu hướng thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có sự chuyển đổi, cố gắng đưa hoạt động kinh doanh của đơn vị mình lên mạng, dựa vào các nền tảng có sẵn trên mạng để khởi sự và phát triển kinh doanh. Số lượng dân số trẻ, người dùng Internet trẻ cùng với sự đam mê công nghệ và tinh thần khởi nghiệp đang được hun đúc rất mạnh mẽ những năm gần đây, chúng tôi cho rằng trong 5 - 10 năm tới, làn sóng những người trẻ tận dụng lợi ích của mạng Internet để khởi sự, làm một việc gì đó cho mình, đóng góp cho xã hội là xu thế rất rõ rệt.
Xu hướng thứ ba có thể nhận thấy, đó là Việt Nam rất tích cực trong việc ứng dụng các công nghệ mới, các làn sóng công nghệ mới như IoT, trí tuệ nhân tạo… cũng như những thứ rất “nóng” trên thế giới sẽ về Việt Nam rất nhanh, tạo ra những “cú huých” cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như cho giới trẻ.
Xu hướng thứ tư chúng tôi nhận thấy là tốc độ tăng trưởng nhanh của người dùng Internet Việt Nam cũng sẽ đưa đến những thách thức về an toàn, an ninh thông tin, về bảo mật thông tin cá nhân. Chắc chắn, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều sự cố, gặp phải những vấn đề xảy ra liên quan đến mất an toàn, an ninh thông tin. Xu hướng này sẽ ngày càng rõ nét, kéo theo đó là thách thức trong việc nâng cao nhận thức cho người dùng Internet. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng sẽ phải đầu tư nhiều hơn cho việc bảo vệ hệ thống thông tin, bảo vệ khách hàng của doanh nghiệp mình.
" alt=""/>'Số dân Việt Nam được tiếp cận với Internet sẽ tăng nhanh trong những năm tới'Phiên bản mới được Mozilla gọi là “bản nâng cấp lớn nhất từ trước đến nay kể từ Firefox 1.0 năm 2004”, mang đến những cải tiến về hiệu suất lẫn thị giác. Firefox 57 sử dụng cỗ máy trình duyệt thế hệ mới của công ty có tên Project Quantum. Mục đích của nó làm làm cho Firefox trở thành trình duyệt nhanh nhất, mượt nhất trên PC và thiết bị di động. Trước đó, hãng hứa hẹn người dùng có thể trông đợi “nhảy vọt trong năng lực và hiệu suất” trong năm nay. Thực tế, 3 phiên bản trước (53, 54 và 55) đều bao gồm Quantum nhưng chỉ là bề nổi của tảng băng.
Firefox 57 cho desktop đã có thể tải về trên Firefox.com, tất cả người dùng hiện tại đều được nâng cấp tự động. Phiên bản Android có mặt trên Google Play và phiên bản iOS cập bến App Store sau cùng. Theo Mozilla, “khoảng nửa tỷ người khắp thế giới” đang sử dụng trình duyệt.
Firefox Quantum giúp bạn duyệt các trang web yêu thích nhanh hơn nhờ tải trang nhanh hơn, cuộn trang mượt hơn, giao diện người dùng phản hồi tốt hơn. Công ty lưu ý 3 điểm nổi trội so với đối thủ: nhanh hơn gấp đôi Firefox 6 tháng trước, nhanh hơn Chrome khi đặt cạnh nhau, dùng ít bộ nhớ hơn Chrome (ít hơn 30% nếu dùng PC Windows 10).
Nếu như theo truyền thống, Firefox chỉ hoạt động chủ yếu trên một nhân CPU, Firefox Quantum cuối cùng đã tận dụng lợi thế của nhiều nhân trên desktop và di động. Nó trang bị cỗ máy CSS nhanh hơn được viết bằng Rust để chạy nhanh chóng, đồng thời trên nhiều nhân CPU. Mozilla khẳng định “không trình duyệt nào khác làm được điều này”.
" alt=""/>Trình duyệt Firefox Quantum ra mắt, nhanh hơn, tốn ít tài nguyên hơn Google Chrome