Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, hiện nay, Hàn Quốc là nước dẫn đầu cả về vốn đầu tư và số lượng dự án đầu tư vào Việt Nam, đạt trên 71,5 tỷ USD, trong đó có gần 500 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực CNTT-TT với sự góp mặt của những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đưa ra quan điểm phát triển nhanh và bền vững, dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Thứ trưởng Bộ TT&TT cho hay, mục tiêu tới năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia đứng đầu về chính phủ số và nền kinh tế số đóng góp 30% GDP. Tạo ra một nền kinh tế số bao trùm trong tất cả các lĩnh vực như y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông vận tải - logistic,… từ đó hình thành một thị trường và không gian hợp tác đủ lớn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc vào đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.
![]() |
Diễn đàn diễn ra vào sáng 30/11 |
“Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam chủ trương thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc. Ưu tiên thu hút các dự án lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển; có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị; thúc đẩy kinh tế số, chuyển đổi số.
Chiến lược của Việt Nam trong thời gian tới là chuyển đổi từ gia công, lắp ráp sang làm sản phẩm, dịch vụ theo hướng “Make in Vietnam” – sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam”, Thứ trưởng nói thêm.
Ông Lee Jong Seob, Chủ tịch KOTRA – Khu vực Đông Nam Á & Châu Đại Dương cho hay, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng quy mô thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc vẫn đạt con số tích cực là 69 tỷ USD.
“Hàn Quốc đứng số 1 về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó các dự án hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin đang gia tăng nhanh chóng. Con số này cho thấy sự quan tâm đặc biệt cũng như tình cảm của Hàn Quốc đối với Việt Nam.
Năm 2022, đánh dấu sự kiện quan trọng, kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Tôi hy vọng hai nước tiếp tục trở thành quốc gia có quan hệ hợp tác đối tác chiến lược, cùng nhau phát triển mạnh mẽ”, Ông Lee Jong Seob bày tỏ.
Lĩnh vực CNTT là mũi nhọn phát triển của Đà Nẵng
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Phước Sơn cho biết, ngành ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia và địa phương trên thế giới, trong đó có Đà Nẵng.
Theo ông Sơn, Hàn Quốc đã và đang là đối tác quan trọng của TP về đầu tư, thương mại, du lịch khi chiếm hơn 50% trong tổng số lượt du khách quốc tế đến TP và có số lượng dự án, vốn đầu tư cao nhất vào TP với 233 dự án với tổng vốn đạt 378 triệu USD.
![]() |
Diễn đàn do Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm và Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Phước Sơn đồng chủ trì tại hai điểm cầu trực tiếp Hà Nội và Đà Nẵng. |
Phó Chủ tịch Trần Phước Sơn cho hay, trong định hướng phát triển của TP công nghiệp CNTT, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số sẽ tiếp tục là lĩnh vực mũi nhọn được chú trọng. Thành phố phấn đấu đến năm 2025 sẽ thu về 2,34 tỷ USD tổng doanh thu toàn ngành ICT và đến năm 2030, ngành công nghiệp ICT sẽ đóng góp 15% trong tổng GRDP của TP.
“Để thực hiện mục tiêu này, TP chuẩn bị sẵn sàng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, môi trường sống - làm việc và tập trung thu hút đầu tư vào 3 nội dung gồm đầu tư hạ tầng, đầu tư vào dữ liệu và ứng dụng thông minh.
Đà Nẵng xác định Hàn Quốc là một trong những đối tác trọng điểm có tiềm lực mạnh về tài chính, kỹ thuật và mong muốn đẩy mạnh kết nối, kêu gọi sự quan tâm đầu tư nhiều hơn từ các doanh nghiệp Hàn Quốc vào lĩnh vực ICT của TP”, ông Sơn nhấn mạnh.
Tại diễn đàn, ông Nguyễn Thanh Tuyên – Phó Vụ trưởng Vụ công nghệ thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, năm 2020, tổng doanh thu công nghiệp CNTT đạt 124,6 tỷ USD, gấp 20 lần so với năm 2009 (6,2 tỷ USD) và gấp hơn 2 lần năm 2015… trở thành một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, quy mô lớn nhất của cả nước. Hiện nay, Việt Nam đứng top 10 thế giới về xuất khẩu sản phẩm điện tử và thứ 2 thế giới về điện thoại, thứ 9 về gia công phần mềm.." alt=""/>Phó Chủ tịch Đà Nẵng: Công nghệ thông tin là lĩnh vực mũi nhọn phát triểnBăng tần 3.5 GHz đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của 5G. Nhiều quốc gia trên thế giới đã cấp phép cho doanh nghiệp triển khai 5G trong bối cảnh hệ sinh thái thiết bị 5G tương đối phát triển.
Tuy nhiên, đa số các nước ASEAN đều gặp thách thức chung khi quy hoạch tần số 5G ở băng tần 3.5 GHz. Nguyên nhân bởi băng tần này đang được nhiều nước sử dụng cho hệ thống cố định qua vệ tinh. Việc xem xét sử dụng rộng rãi mạng 5G trên băng tần 3.5GHz vì thế cần có giải pháp kỹ thuật để tránh nhiễu có hại cho các trạm mặt đất.
Để giải quyết vấn đề băng tần cho 5G khi chưa thể sử dụng băng tần 3,5 GHz, nhiều quốc gia xem xét quy hoạch băng tần 2.6 GHz bởi hệ sinh thái thiết bị 5G hỗ trợ băng tần này đã sẵn sàng. Điểm hạn chế của phương án này là sự không hài hòa về mặt quy hoạch băng tần khi một số quốc gia đang sử dụng băng tần trên cho 4G. Điều đó dẫn đến thách thức về việc phải làm sao để phối hợp, xử lý nhiễu đường biên giới.
Đây chính là những bài toán lớn đã được các chuyên gia mang ra "mổ xẻ", thảo luận trong buổi hội thảo về hài hòa phổ tần cho 5G.
Theo ông Nguyễn Đức Trung – Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, 5G có thể đẩy nhanh sự phát triển của cơ sở hạ tầng số và đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số. Hiện tại, Việt Nam và các nước ASEAN đã tiến hành thử nghiệm 5G hoặc triển khai các dịch vụ 5G thương mại.
Các nước ASEAN đang hành động để cung cấp phổ tần cho các dịch vụ 5G. Tuy nhiên, điều mà cả khu vực phải đối mặt đó là những thách thức trong việc quy hoạch tần số dùng cho 5G.
![]() |
Ông Nguyễn Đức Trung – Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ Thông tin & Truyền thông). |
Vị chuyên gia này cho biết, Việt Nam và một số quốc gia khác đã tiến hành các thử nghiệm về việc dùng chung băng tần 3.5GHz cho cả dịch vụ vệ tinh và di động, đồng thời chuẩn bị thêm băng tần khác cho 5G.
Hội thảo này chính là cơ hội để các quốc gia cùng chia sẻ thông tin về kết quả thử nghiệm, hiện trạng và kế hoạch triển khai 5G trong tương lai. Thông qua đây, cơ quan quản lý và các nhà khai thác dịch vụ di động của mỗi nước có thể cùng nhau trao đổi, thảo luận và có cái nhìn toàn diện về xu hướng phát triển 5G của khu vực và trên thế giới.
Trọng Đạt
Trong buổi làm việc với Tổng thư ký ITU, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra sáng kiến của Việt Nam là sẽ tắt sóng 2G vào năm 2023, khi mật độ thuê bao này còn khoảng 5%.
" alt=""/>Việt Nam và nhiều nước nhóm họp về quy hoạch tần số cho 5GTheo báo cáo từ Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng, UBND quận Hải Châu và UBND quận Liên Chiểu đang tiếp tục rà soát hồ sơ và các quy định mới để triển khai các thủ tục cần thiết cho 3 chung cư nêu trên.
Về tiến độ, tháng 1 vừa qua, Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đã thông báo thống nhất thực hiện di dời, giải tỏa 3 khu chung cư trên. Trung tâm Quản lý và Khai thác nhà đã được chỉ đạo khảo sát nhu cầu của người thuê nhà và xây dựng kế hoạch di dời trình UBND thành phố.
Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đã đưa ra 2 phương án khảo sát nhu cầu bố trí thuê, mua nhà ở xã hội cho các hộ dân thuộc diện di dời.
Phương án 1: Người dân tại chung cư Lâm đặc sản Hòa Cường, Thuận Phước tiếp tục thuê chung cư thuộc sở hữu nhà nước tại quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà và Cẩm Lệ. Người dân tại chung cư Hòa Minh có thể chọn thuê chung cư tại quận/huyện Liên Chiểu, Sơn Trà, Cẩm Lệ, Hòa Vang.
Phương án 2: Người dân được mua nhà ở xã hội tại các dự án khác ở thành phố Đà Nẵng.
Sở Xây dựng đã hoàn chỉnh hồ sơ và trình UBND thành phố Đà Nẵng ban hành kế hoạch di dời, giải tỏa và xây dựng lại 3 chung cư này. Các ngành, địa phương được giao trách nhiệm cụ thể trong việc thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Ba chung cư này có niên hạn sử dụng 20-50 năm, được đưa vào sử dụng năm 2001-2002. Mặc dù chưa thuộc diện phải di dời khẩn cấp, nhưng để đảm bảo nhu cầu sử dụng lâu dài và đô thị, việc di dời là cần thiết.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 15 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa X, các đại biểu đã chất vấn về thực trạng xuống cấp của 3 khối nhà này. Đặc biệt, chung cư Hòa Minh thường xuyên trong tình trạng nhếch nhác, cây mọc trên tường, phía dưới ngập rác và chuột.
Theo kế hoạch, việc di dời và giải tỏa 3 chung cư này sẽ hoàn tất vào cuối năm 2025.
" alt=""/>Chung cư chờ sập, ngập rác và chuột ở Đà Nẵng "ngóng khai tử"