Theo ông Châu, giá nhà tăng liên tục từ năm 2017 đến nay và vẫn “neo cao” vượt ngoài khả năng tài chính của người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị.
Những căn hộ bình dân có giá 2-3 tỷ đồng thì người có thu nhập trung bình thấp, nếu có tiền để dành được khoảng 100 triệu đồng/năm cũng phải mất khoảng 25 năm mới có thể mua được nhà.
Nếu không thay đổi chính sách NƠXH thì người nộp thuế thu nhập cá nhân “bậc 1” (hiện nay quy định dưới 60 triệu đồng/năm) cũng không được mua NƠXH. Nhưng họ cũng không đủ khả năng tài chính để mua nhà ở thương mại giá bình dân. Thực tế thị trường rất hiếm dự án nhà ở thương mại có giá bình dân.
“Kể từ năm 2017, thời điểm đỉnh cao của thị trường bất động sản, đến nay, thị trường bất động sản TP.HCM liên tục sụt giảm nguồn cung. Từ năm 2020 đến nay, tình trạng nguồn cung phân khúc nhà ở cao cấp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn cung đã dẫn đến giá nhà tăng liên tục”, ông Châu đánh giá.
Thị trường bất động sản đã đi qua ‘vùng đáy’
HoREA nhận định, thị trường bất động sản (BĐS) đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất, có thể nói quý I/2023 được xem là “vùng đáy” của thị trường.
Về tổng thể, tuy đánh giá thị trường BĐS hiện nay vẫn còn khó khăn nhưng HoREA cho rằng mức độ khó khăn có xu hướng giảm dần theo thời gian, quý sau tốt hơn quý trước, thể hiện rõ rất là thị trường BĐS TP.HCM.
Cụ thể, quý I/2023 tăng trưởng âm 16,2%. 6 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng âm 11,58%. Đến cuối quý III/2023, tăng trưởng âm 8,71%, so với giai đoạn 6 tháng đầu năm thì thị trường BĐS đã có chuyển biến tích cực.
Về nguồn cung nhà ở, theo Chủ tịch HoREA, trong 9 tháng đầu năm 2023, TP.HCM có 13 dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện bán với 15.020 căn nhà. Trong đó, 13.767 căn hộ chung cư và 1.253 căn nhà thấp tầng.
Phân khúc nhà ở cao cấp có 9.969 căn, chiếm 66,73% tổng nguồn cung. Còn lại là nhà ở phân khúc trung cấp. Thị trường tiếp tục “vắng bóng” nhà ở phân khúc bình dân có giá bán vừa túi tiền, đồng thời cũng không có thêm nhà ở xã hội.
Về thị trường BĐS cho thuê, ông Châu cho biết các loại hình như nhà cho thuê, văn phòng cho thuê hay mặt bằng cho thuê kinh doanh thương mại, dịch vụ vẫn còn rất khó khăn.
“Trong bức tranh tối màu của thị trường BĐS thì vẫn có điểm sáng là thị trường BĐS công nhiệp”, Chủ tịch HoREA chia sẻ.
Theo thống kê của HoREA, từ năm 2016 đến tháng 9/2023, tại TP.HCM có 359 dự án nhà ở hình thành tương lai đủ điều kiện huy động vốn với tổng số 183.662 căn nhà.
Trong đó, 77.720 căn thuộc phân khúc nhà ở cao cấp (giá bán trên 40 triệu đồng/m2); 77.587 căn thuộc phân khúc nhà ở trung cấp (giá bán từ 25-40 triệu đồng/m2); 28.295 căn thuộc phân khúc nhà ở bình dân (giá bán dưới 25 triệu đồng/m2).
Theo thoả thuận, ông Trước và Công ty Tường Việt không phải thanh toán tiền mà chỉ cần lập hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng SCB, số tiền nhận nợ là 3.500 tỷ đồng. Trong đó, 2.500 tỷ đồng là tiền nhận chuyển nhượng dự án chung cư Thanh Yến, còn 1.000 tỷ đồng để bà Lan sử dụng.
Để vay 3.500 tỷ đồng, ông Trước chỉ đạo cấp dưới liên hệ với nhân viên Ngân hàng SCB làm phương án vay vốn bằng cách lập Công ty Thuận Tiến và Công ty Khánh Minh để đứng tên hồ sơ vay. Tháng 5/2021, Ngân hàng SCB giải ngân cho hai công ty này với số tiền lần lượt là 1.700 tỷ đồng và 1.800 tỷ đồng.
Về dự án chung cư Thanh Yến, dự án này toạ lạc trên khu đất rộng 7.092,2m2, P.Bình An, TP.Thủ Đức, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chủ sở hữu dự án chung cư Thanh Yến là CTCP Đầu tư Hermes Power. Tuy nhiên, pháp nhân sở hữu 100% cổ phần của doanh nghiệp này là Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Sông Hàn.
Mục đích của khoản vay 3.500 tỷ đồng của hai công ty do ông Trước chỉ đạo lập ra là để bổ sung vốn nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Sông Hàn. Tài sản đảm bảo cho khoản vay này là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dự án chung cư Thanh Yến.
Sau khi được giải ngân 3.500 tỷ đồng, số tiền nay được chuyển lòng vòng vào tài khoản của nhiều cá nhân, công ty do bà Lan quản lý để sử dụng riêng. Tính đến tháng 10/2022, khoản vay của Công ty Thuận Tiến và Công ty Khánh Minh còn dư nợ gốc 3.500 tỷ đồng và nợ lãi 590 tỷ đồng.
Được bà Trương Mỹ Lan cho 2.700 tỷ đồng
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, chủ đầu tư ban đầu của dự án chung cư Thanh Yến là CTCP Thanh Yến. Năm 2014, UBND TP.HCM đã chấp thuận cho CTCP Thanh Yến chuyển nhượng dự án này cho CTCP Đầu tư Hermes Power.
Theo quy hoạch, chung cư Thanh Yến có diện tích xây dựng 2.421,1m2 với hơn 40.300m2 sàn xây dựng. Dự án quy mô 2 tầng hầm và 20 tầng cao, tổng vốn đầu tư gần 400 tỷ đồng.
Thời điểm được chuyển nhượng cho CTCP Đầu tư Hermes Power, dự án chung cư Thanh Yến nằm trong khu vực đã có hạ tầng kỹ thuật hiện hữu và tại dự án mới chỉ thi công cọc thử, chưa có công trình trên đất.
Vào tháng 8/2020, Sở Xây dựng TP.HCM đã có báo cáo UBND Thành phố về 8 dự án nhà ở đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng đã hết thời hạn và chưa đưa vào danh mục kế hoạch phát triển nhà ở, trong đó có dự án chung cư Thanh Yến.
Ngoài vai trò là bên mua dự án chung cư Thanh Yến như nói trên, ông Trước còn giúp bà Lan thực hiện thủ tục pháp lý cho một số dự án bất động sản khác. Do đó, bà Lan đã chỉ đạo nhân viên Ngân hàng SCB làm hồ sơ cho Công ty Tường Việt vay 1.500 tỷ đồng, thực chất đây là khoản tiền bà Lan cho ông Trước.
Sau đó, ông Trước chỉ đạo nhân viên Công ty Tường Việt lập hồ sơ vay vốn với phương án kinh doanh là các hợp đồng mua bán khống giữa các công ty trực thuộc. Khoản vay này đã được giải ngân 18 đợt với tổng số tiền 1.498 tỷ đồng.
Để hợp thức hoá cho khoản vay trên, bà Lan đã dùng 3 giấy chứng nhận nhà đất tại Q.1 làm tài sản đảm bảo. Sau khi được giải ngân 1.498 tỷ đồng, bà Lan giữ 240 tỷ đồng để sử dụng và tiếp tục chỉ đạo làm hồ sơ vay khống để vay thêm 248 tỷ đồng bù lại cho Công ty Tường Việt.
Trong khoản vay 1.746,5 tỷ đồng của Công ty Tường Việt, bà Lan sử dụng 240 tỷ đồng, ông Trước sử dụng 1.368,5 tỷ đồng và Công ty Tường Việt dùng cho hoạt động kinh doanh 138 tỷ đồng.
Như vậy, tính cả khoản vay để mua dự án chung cư Thanh Yến, tính đến tháng 10/2022, tổng dư nợ gốc của nhóm Công ty Tường Việt tại Ngân hàng SCB là 5.095 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng giá trị tài sản đảm bảo đủ điều kiện pháp lý được định giá chỉ 337 tỷ đồng.
Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, ông Trước có vai trò giúp sức, đồng phạm với bà Lan chiếm đoạt 4.752 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Trước còn nhận của bà Lan tổng cộng gần 2.700 tỷ đồng để sử dụng vào các mục đích cá nhân và sau đó đã trả lại 500 tỷ đồng.
Sau khi vụ án được khởi tố vào tháng 10/2022, ông Trước và Công ty Tường Việt đã khắc phục cho Ngân hàng SCB được tổng cộng 813 tỷ đồng. Riêng ông Trước, bị can này xin nộp lại toàn bộ 2.200 tỷ đồng đã nhận của bà Lan để khắc phục hậu quả.
Trước đây, vợ chồng ông Lai làm ruộng, gia đình êm ấm với 2 đứa con. Thế nhưng, biến cố liên tục ập đến với gia đình ông. Năm 2015, người con trai 18 tuổi của ông bà qua đời vì tai nạn giao thông. Nỗi mất mát quá lớn ập đến, vợ ông là Bùi Thị Chanh (SN 1964) không vượt qua được.
Thương nhớ con, bà Chanh ngày đêm ôm di ảnh con, đau buồn đến quên ăn, quên ngủ. Dần dà, bà rơi vào trầm cảm nặng, sức khoẻ suy kiệt.
Từ đây, ông Lai như con thiêu thân lao vào làm việc để kiếm tiền chữa bệnh cho vợ. Thế nhưng, bệnh tình của bà Chanh ngày càng nặng hơn. Không lâu sau đó, bà bị liệt, không nói được, tay chân co quắp, mọi sinh hoạt đều nhờ vào ông Lai.
Cùng lúc, con gái ông đỗ vào trường đại học ở Đà Nẵng nhưng gia đình không có tiền cho con theo học.
Để cho con gái nhập học, ông Lai đã vay mượn hơn 70 triệu đồng. Ở tuổi xế chiều, buổi ngày ông cặm cụi chăm vợ, tối đến lại đi làm bảo vệ, dắt xe ở các hàng quán để trả tiền lãi hàng tháng.
Trong khi đó, tiền bỉm, sữa và thuốc thang điều trị của bà Chanh cần khoảng 100.000 đồng/ngày.
Nhận được số tiền bạn đọc ủng hộ, ông Cao Lai chia sẻ: “Những ngày qua, gia đình tôi nhận được rất nhiều sự động viên, quan tâm từ bạn đọc khắp nơi. Mọi người gửi về số tiền hơn 20 triệu đồng. Hôm nay được nhận thêm 37 triệu đồng nữa, tôi rất xúc động. Tôi sẽ dùng để mua thuốc thang điều trị cho vợ. Thay mặt gia đình, tôi xin cảm ơn đến bạn đọc và nhà hảo tâm cả nước đã sẻ chia".
Ông Bùi Quốc Hùng – Chủ tịch UBND xã Triệu Giang (huyện Triệu Phong) cảm ơn Báo VietNamNet và bạn đọc đã đồng hành cùng gia đình ông Lai. Nhờ sự lan tỏa, sẻ chia về cả vật chất và tinh thần mà gia đình ông Lai có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.
" alt=""/>Trao 37 triệu đồng đến ông Cao Lai chăm vợ liệt giường 8 năm