Cạnh tranh về giá lá áp lực đầu tiên những người bán hàng trực tuyến phải đối mặt. Hiện nay, một số sàn TMĐT có tính năng so sánh giá và gợi ý sản phẩm tương tự, người tiêu dùng có thể dễ dàng “cân đo đong đếm” và chọn người bán giá thấp nhất.
Tính năng này tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn cho người bán mới, bởi số lượng hàng nhập của họ chưa đủ cao để được hưởng mức chiết khấu lớn từ nhà phân phối. Nhằm giảm thiểu chi phí, một số người bán mới nhanh nhạy đã tận dụng các chương trình ưu đãi từ sàn TMĐT hay đơn vị vận chuyển để giảm giá bán và kích thích người mua.
Với các sàn TMĐT và người bán hàng trực tuyến, tốc độ và độ chính xác khi giao hàng luôn là áp lực lớn bởi đây là khâu cuối trong trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. Muốn xử lý vấn đề này, người bán nên chọn lựa những đơn vị chuyển phát nhanh có hệ thống trung tâm trung chuyển chuyên nghiệp, được đầu tư công nghệ hiện đại để tăng tốc độ giao hàng và giảm thiểu sai sót khi xử lý. Các đơn vị giao nhận hợp tác với sàn TMĐT hiện nay đều xây dựng các trung tâm kho vận, trung chuyển hiện đại để tối ưu hóa thời gian.
Ngoài ra, những nhà cung cấp, bán hàng trực tuyến còn đối mặt với khó khăn trong việc quảng bá sản phẩm, xử lý dữ liệu, quản lý đơn hàng hay làm thế nào để mở rộng kinh doanh. Trước những áp lực của người bán hàng trực tuyến, các sàn TMĐT hay đơn vị giao vận đã phát triển và cung cấp nhiều giải pháp hỗ trợ cho các đối tác bán hàng.
Theo đại diện J&T, để giải quyết khó khăn của người bán trong quảng bá, hỗ trợ sản phẩm, đơn vị cung cấp dịch vụ J&T Fresh áp dụng riêng cho mặt hàng nông sản, hàng hóa tươi sống. Theo đó, người nông dân không chỉ nhận được hỗ trợ từ J&T Express trong việc quảng bá và bán hàng trực tuyến mà còn được hướng dẫn đóng gói đúng quy cách đảm bảo chất lượng vận chuyển. Đây được xem là sáng kiến kịp thời cùng nông dân "vượt khó" trong việc tìm kiếm đầu ra, đáp ứng nhu cầu tăng cao về thực phẩm tươi sống của người dân.
Trong khi đó, nhằm hỗ trợ người bán mở rộng kinh doanh, đơn vị này cũng gia tăng độ bao phủ tới khách hàng ở nhiều thị trường, ưu đãi cho người dùng sớm đón đầu xu thế mua sắm toàn cầu. Ông Phan Bình, Giám đốc thương hiệu J&T Express Việt Nam cho hay: “Chúng tôi hiểu rằng, làm kinh doanh khó 1, thì với người mới kinh doanh trực tuyến, khó khăn đó còn nhân gấp 10. Với những giải pháp của J&T Express, người mới bước chân vào thị trường sẽ có một khởi đầu suôn sẻ trên hành trình chinh phục thế giới kinh doanh trực tuyến".
D.V
Các nền tảng xuyên biên giới (Google, Facebook, Netflix...) hay nhà cung cấp nước ngoài đã có thể đăng ký, nộp thuế trực tuyến thông qua cổng Etaxvn.gdt.gov.vn.
" alt=""/>Áp lực của những người bán hàng trực tuyến trên TMĐT(Nguồn: ediweekly.com)
Hãng điện tử Samsung Electronics Co. của Hàn Quốc vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường bộ nhớ NAND flash toàn cầu trong quý 3/2020 nhờ doanh thu tăng trưởng tích cực.
Theo công ty theo dõi thị trường TrendForce, “gã khổng lồ” công nghệ Hàn Quốc, cũng là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất DRAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động), hiện chiếm 33,1% thị phần trên thị trường bộ nhớ NAND flash toàn cầu xét về doanh thu trong quý 3/2020, tăng 1,7 điểm phần trăm so với quý trước đó.
Doanh thu của Samsung Electronics từ các sản phẩm bộ nhớ NAND flash đạt tổng cộng 4,8 tỷ USD trong quý 3 vừa qua, tăng 5,9% so với quý 2, nhờ lượng đơn hàng tăng mạnh bất ngờ từ tập đoàn Huawei Technologies (Trung Quốc) và nhu cầu đối với mẫu điện thoại mới iPhone 12 của hãng Apple Inc..
TrendForce cho biết giá bán trung bình bộ nhớ NAND flash của Samsung Electronics trong quý 3/2020 đã giảm gần 10% so với quý trước do nhu cầu bị ảnh hưởng bởi nỗ lực giảm bớt hàng tồn kho. Tuy nhiên, lượng hàng bán ra đã vượt kỳ vọng, qua đó bù đắp cho sự sụt giảm giá bán.
TrendForce ước tính số lượng NAND flash mà Samsung Electronics bán ra trong quý 3/2020 đã tăng gần 20% so với quý trước đó.
Tập đoàn công nghệ Kioxia của Nhật Bản hiện đứng thứ hai với 21,4% thị phần trên thị trường bộ nhớ NAND flash toàn cầu, tăng 4,2 điểm phần trăm so với quý trước đó, khi doanh thu của tập đoàn này tăng 24,6% trong quý 3, lên 3,1 tỷ USD.
Nhà sản xuất chip Western Digital Corp của Mỹ đứng ở vị trí thứ ba với 14,3% thị phần, giảm 1,2 điểm phần trăm so với quý trước đó, với doanh thu giảm 7,1% xuống còn 2,07 tỷ USD trong quý 3 vừa qua.
Nhà sản xuất chip SK hynix Inc. của Hàn Quốc xếp thứ tư với 11,3% thị phần, giảm so với mức 11,7% trong quý trước đó. Doanh thu từ NAND flash của SK hynix Inc. trong quý 3 đạt 1,64 tỷ USD, giảm 3,1% so với quý 2.
Theo Vietnam+
Samsung rót 116 tỷ USD vào mảng kinh doanh chip thế hệ mới, với tham vọng thu hẹp khoảng cách với TSMC, công ty sản xuất chip dẫn đầu thị trường, trong vòng 2 năm nữa.
" alt=""/>Samsung duy trì vị trí số 1 trên thị trường bộ nhớ NAND flashCác lãnh đạo trong buổi lễ phát động Chiến dịch tiêm chủng toàn quốc sáng 10/7
“Hôm nay, chúng ta có mặt ở đây với cảm xúc rất đặc biệt, bởi tâm tư hướng về TP.HCM và một số tỉnh nơi nhân dân đang phải đối mặt với những khó khăn do dịch bệnh, nơi cuộc sống sinh hoạt của đồng bào bị ảnh hưởng do các biện pháp phong tỏa, giãn cách. Không ai bị bỏ lại phía sau trong dịch bệnh, không ai đứng ngoài cuộc trong việc tiếp cận vắc xin”, Thủ tướng chia sẻ tại buổi lễ phát động Chiến dịch tiêm chủng toàn quốc sáng 10/7.
Thủ tướng nhấn mạnh, vắc xin được coi là biện pháp hữu hiệu nhất phòng ngừa Covid-19. Ngay từ khi dịch bùng phát, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan đã bám sát tình hình, thường xuyên đưa ra các giải pháp kịp thời, linh hoạt để đảm bảo chống dịch, đồng thời phát triển kinh tế xã hội.
“Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế dương kể từ khi dịch bệnh nổ ra. Với tầm nhìn xa là tìm giải pháp căn cơ để đưa đất nước thoát khỏi dịch bệnh, Đảng và Nhà nước quyết tâm thực hiện chiến lược vắc xin”, ông nói.
Chiến lược vắc xin của Việt Nam tập trung vào các nội dung chính, bao gồm nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản xuất vắc xin Covid-19 trong nước nhằm chủ động, tiêm miễn phí vắc xin cho nhân dân.
Để thực hiện mục tiêu này, trong thời gian vừa qua, chúng ta đã tập trung tổng hợp nhiều biện pháp như tăng cường đàm phán, huy động tài chính để mua, nhập khẩu và nghiên cứu sản xuất vắc xin. Đến ngày 9/7, Quỹ vắc xin phòng chống dịch Covid-19 của Chính Phủ thu được trên 8.000 tỷ ủng hộ từ đồng bào trong và ngoài nước, các doanh nghiệp và bạn bè quốc tế.
Thủ tướng chia sẻ, do nguồn cung vắc xin khan hiếm, nước ta lại thực hiện các biện pháp chống dịch hiệu quả nên không thuộc quốc gia được ưu tiên cung cấp vắc xin. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan bộ ngành liên quan trong ngoại giao, chúng ta đã có cam kết được viện trợ, cung ứng trên 100 triệu liều vắc xin Covid-19 trong năm 2021. Chuyển giao công nghệ nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước cũng đạt bước tiến tích cực.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (giữa)
Theo số liệu của Bộ Y tế, hiện nước ta đã thực hiện tiêm chủng hơn 4 triệu liều vắc xin. Việc sử dụng vắc xin nhận được sự đồng lòng chia sẻ của nhân dân. Những liều vắc xin đầu tiên về Việt Nam được dành cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. Vắc xin phân bổ theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng, công khai, minh bạch, linh hoạt.
“Tôi đang cảm nhận được tình người sâu sắc bằng sự cảm thông của đồng bào dành cho nhau. Nhiều người chia sẻ mong muốn trong lúc này, vắc xin chưa có nhiều sẽ dành cho đồng bào ở những nơi dịch bệnh đang diễn ra phức tạp tiêm trước mà không so bì, tính toán.
Đó là lý do những lô vắc xin tháng trước đã được tập trung tiêm cho công nhân và nhân dân vùng dịch Bắc Ninh, Bắc Giang, khu vực phía Bắc. Đến nay, vắc xin lại được tập trung chuyển về tiêm cho nhân dân TP.HCM và một số tỉnh phía Nam”, Thủ tướng nói. Theo ông, ngay trong ngày 10/7 sẽ có 1,5 triệu liều vắc xin chuyển về TP.HCM và một số tỉnh lân cận.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho hay, mục tiêu của chiến lược là tiêm miễn phí hàng năm cho nhân dân để đạt được sự miễn nhiễm cộng đồng trên toàn quốc. Để đạt mục tiêu, chúng ta phải có đủ vắc xin cho nhân dân từ nguồn nhập khẩu và tự sản xuất trong nước. Đồng thời, đảm bảo mọi người đều bình đẳng, công bằng trong tiếp cận vắc xin.
Trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử, Việt Nam dự kiến tiêm cho khoảng 75 triệu người với trên 150 triệu mũi tiêm vào nửa cuối năm 2021, đầu năm 2022.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan đơn vị tổ chức, điều phối tiêm chủng thật tốt, trong đó, Bộ Y tế làm nòng cốt phối hợp với các Bộ ngành, địa phương liên quan, đặc biệt là lực lượng công an quân đội, Mặt trận Tổ quốc…
“Thời gian tới khi lượng vắc xin về nhiều, chúng ta cần xây dựng kịch bản bảo quản, vận chuyển, phân phối, triển khai tiêm chủng nhanh chóng, kịp thời, an toàn và hiệu quả nhất cho người dân. Để thực hiện chiến lược vắc xin, chăm lo dài hạn cho sức khỏe nhân dân, Đảng và Nhà nước sẽ thực hiện mục tiêu đẩy mạnh sản xuất trong nước và nhập khẩu, đáp ứng đủ nguồn vắc xin.
Hiện chúng ta chưa xác định được vòng đời của vắc xin có tác dụng bao lâu nên vẫn phải chuẩn bị cơ số thường xuyên, đảm bảo miễn nhiễm cộng đồng hàng năm”, ông nói.
Thủ tướng kêu gọi sự đồng lòng, đoàn kết ủng hộ và trách nhiệm cộng đồng của toàn thể nhân dân để chiến thắng dịch bệnh.
Ông cũng cho biết, Đảng và Nhà nước, nhân dân giá cao sự hy sinh vất vả của lực lượng tuyến đầu như y tế, quân đội, công an và các lực lượng khác đã vì cộng đồng trong thời gian qua; mong các lực lượng này giữ vững bản lĩnh, trách nhiệm với nhân dân để thực hiện thành công chiến dịch tiêm chủng vắc xin.
“Càng khó khăn gian khổ, chúng ta càng phải đoàn kết thống nhất, phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Chúng ta có niềm tin, đẩy lùi dịch bệnh mang lại bình an, sức khỏe cho nhân dân và phát triển đất nước phồn vinh. Niềm tin ấy là do hành động mỗi chúng ta”, Thủ tướng chia sẻ.
Liên Nguyễn
Sáng nay, Việt Nam chính thức phát động Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên phạm vi toàn quốc với mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.
" alt=""/>Thủ tướng: 'Không ai đứng ngoài cuộc trong việc tiếp cận vắc xin Covid