Lễ đón cấp Nhà nước Tổng thống Indonesia sẽ diễn ra vào sáng 12/1 do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì tại Phủ Chủ tịch. Sau hội đàm, hai lãnh đạo sẽ chứng kiến ký kết văn kiện và gặp gỡ báo chí.
Tổng thống Indonesia sẽ hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ một số doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam và Indonesia.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Indonesia tham dự chương trình biểu diễn võ thuật tại Cung thể thao Quần Ngựa.
Tổng thống Joko Widodo sẽ đặt hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; đặt hoa tưởng niệm tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
Trong những năm gần đây, hai bên duy trì tiếp xúc thường xuyên, linh hoạt đặc biệt là tiếp xúc cấp cao. Hai nước đã ký nhiều hiệp định và thoả thuận hợp tác trong các lĩnh vực, trong đó có Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược giai đoạn 2019 - 2023.
Các địa phương hai nước cũng đang tích cực tăng cường quan hệ hợp tác. Hiện, có 4 cặp tỉnh/thành phố kết nghĩa (Jakarta - Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu - Padang, Huế - Yogyakarta, Sóc Trăng – Lampung).
Về thương mại, Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong ASEAN, còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Indonesia trong ASEAN. Tính đến hết tháng 11/2023, kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 12,6 tỷ USD (xuất khẩu 4,7 tỷ USD; nhập khẩu 7,9 tỷ USD). Hai nước đặt mục tiêu đạt kim ngạch 15 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn.
Indonesia có 119 dự án trị giá hơn 646 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ lưu trú và ăn uống. Việt Nam có 17 dự án đầu tư tại Indonesia với tổng vốn đăng ký là 59 triệu USD tập trung trong các lĩnh vực thương mại, công nghệ thông tin, nông nghiệp, công nghiệp.
Indonesia là một trong những nước khu vực có quan hệ sớm nhất về an ninh - quốc phòng với Việt Nam. Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn quốc phòng – an ninh và ký một số văn bản thỏa thuận hợp tác quốc phòng song phương, tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ ASEAN. Hàng năm, Indonesia cung cấp cho Việt Nam một số học bổng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, ngôn ngữ... Hai nước đã ký một số MOU nông nghiệp, nghề cá và vấn đề biển, năng lượng.
Theo số liệu của Cục Du lịch quốc gia (Bộ VHTT&DL) tính đến hết tháng 10/2023, có hơn 81.000 khách du lịch Indonesia đến Việt Nam. Cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia tương đối ít, hiện có khoảng hơn 400 người, chủ yếu là người định cư, kinh doanh lâu dài và cán bộ của các cơ quan Việt Nam.
Buổi lễ diễn ra đầm ấm, trang trọng với nghi lễ chào cờ. Toàn thể cán bộ chiến sĩ, nhân viên Đội Công binh xúc động hướng về Tổ quốc với lòng tự hào, biết ơn thế hệ cha ông đi trước đã hy sinh bảo vệ đất nước, giành lại độc lập chủ quyền cho dân tộc.
Đại tá Nguyễn Việt Hưng, Chỉ huy trưởng lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ tại phái bộ UNISFA, Abyei đã ôn lại 78 năm Quốc khánh, quá trình xây dựng, phát triển của Việt Nam, những thành tựu Việt Nam đạt được trong những năm qua.
Việt Nam luôn tích cực ủng hộ và phấn đấu cho hòa bình, quan hệ bình đẳng và sự phồn vinh ở khu vực và trên thế giới theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là, phải gắn liền độc lập dân tộc với đoàn kết quốc tế; lấy tinh thần thiện chí, hòa bình để giải quyết những bất đồng, trên cơ sở gắn lợi ích dân tộc với lợi ích các nước trong khu vực và lợi ích chung của nhân loại tiến bộ.
Trong những năm qua, LHQ đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa mục tiêu thiên niên kỷ, nhất là về giảm nghèo, bình đẳng giới, y tế, giáo dục.
Đối với nhiệm vụ tham gia GGHB LHQ, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam trong quá trình tham gia LHQ từ năm 1977. Không phải đến gần đây Việt Nam mới thể hiện ý nguyện tham gia GGHB, từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho LHQ bày tỏ mong muốn Việt Nam trở thành viên của tổ chức.
Việt Nam trong những năm qua luôn phát huy tinh thần “là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Trong hơn 1 năm triển khai tại phái bộ UNISFA, lực lượng GGHB Việt Nam đã phối hợp chặt với phái bộ để cùng củng cố và xây dựng vùng đất Abyei trở nên tốt đẹp hơn, giúp đỡ những người dân ở đây có điều kiện sinh hoạt tốt hơn, trẻ em có nền giáo dục phát triển hơn.
Đội Công binh số 2 của Việt Nam vừa được triển khai đến phái bộ UNISFA đã nhanh chóng tiếp cận, kế thừa và phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được, vì nhiệm vụ chung của LHQ.
Đại tá Nguyễn Việt Hưng nhấn mạnh, thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn, gian khổ về khí hậu, nhân lực, vật liệu… song, với tinh thần và ý chí quyết tâm cao, lực lượng GGHB Việt Nam và Đội Công binh sẽ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Thay mặt ban lãnh đạo phái bộ UNISFA, Thiếu tướng Benjamin Olufemi Sawyerr gửi lời chúc mừng đất nước, nhân dân, QĐND Việt Nam và lực lượng GGHB Việt Nam nhân ngày Quốc khánh 2/9.
Thiếu tướng Sawyerr chia sẻ, buổi lễ kỷ niệm hôm nay đặc biệt bởi đến từ một đất nước anh hùng được viết bởi người dân Việt Nam: "Trong lịch sử, Việt Nam đã trải qua nhiều năm bền bỉ đấu tranh và giành được độc lập dân tộc. Điều đó đã giúp các bạn hiểu được giá trị của hòa bình".
Ông đánh giá, ngày nay, lực lượng GGHB của Việt Nam đang đến trợ giúp người dân ở những khu vực "dễ bị tổn thương" nhất trên thế giới. Cách Việt Nam hàng ngàn dặm – ở những nơi như Abyei, những cán bộ, chiến sĩ cả nam lẫn nữ của Việt Nam đang dấn thân để mang lại hòa bình, hy vọng và cơ hội về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người yếu thế.
Thiếu tướng Sawyerr chia sẻ, Việt Nam là nước đóng góp quan trọng cho UNISFA, với số lượng nữ quân nhân GGHB nhiều hơn gấp đôi so với mức trung bình chung của toàn cầu. Trong khi đó có rất nhiều đội GGHB của các nước khác không có một nữ nhân viên nào. Nhân dịp này, ông dành riêng lời “cảm ơn” tới nữ quân nhân GGHB của Việt Nam vì sự hy sinh của họ.
Ông cũng bày tỏ vui mừng khi Chính phủ và người dân Abyei đánh giá cao những gì mà lực lượng GGHB Việt Nam và Đội Công binh số 2 đã làm được.
"Khu vực Abyei phải đối mặt với xung đột, nghèo đói.... Chúng tôi cần tất cả mọi người cùng chung tay để từng bước mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho Abyei. Tôi và lãnh đạo phái đoàn sẵn sàng tham gia cùng Việt Nam và các bạn hãy làm điều này. Việt Nam đã đi được một chặng đường dài và UNISFA tự hào là đối tác của các bạn", Thiếu tướng Sawyerr nhấn mạnh.
Kết thúc bài phát biểu, lãnh đạo phái bộ UNISFA và toàn thể đại biểu tham dự buổi lễ cùng hô vang "Tiến lên, cùng tiến lên!" - giống như lời bài Quốc ca của Việt Nam "Tiến lên cùng nhau tiến lên!".
Tại buổi lễ, khách mời và bạn bè quốc tế đã được trải nghiệm ẩm thực Việt Nam qua các món ăn truyền thống do chính các sĩ quan Việt Nam chế biến. Đội Công binh đã chuẩn bị 1.800 chiếc nem (3 loại nhân thịt bò, thịt gà và nem chay), các vị khách quốc tế đặc biệt yêu thích và thưởng thức hết toàn bộ.
Cùng với đó là các tiết mục văn nghệ, biểu diễn võ thuật giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam đã để lại ấn tượng sâu sắc, giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về ngày Quốc khánh, về Việt Nam.
Kết thúc buổi lễ, các đại biểu bày tỏ sự hào hứng với quà tặng là mũ, áo phông in cờ Việt Nam và nón lá.
Theo cử tri, tinh thần trách nhiệm, kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, đã đem lại niềm tin cho nhân dân.
Đề cập đến vụ tham nhũng, tiêu cực tại Trung tâm đăng kiểm, ông Hoàng Thanh Hồng (quận Ba Đình) nói, vụ việc này để lại hệ lụy không nhỏ.
“Cần xử lý nghiêm vi phạm để làm gương cho người khác. Các bộ, ngành có liên quan khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách, quy định để các trung tâm đăng kiểm sớm đi vào hoạt động ổn định”, ông Hồng bày tỏ.
Cử tri cũng lo lắng khi một bộ phận cán bộ, nhất là người đứng đầu né tránh sợ trách nhiệm, không dám làm, ảnh hưởng đến người dân.
Ông Đặng Minh Hòa (quận Đống Đa) cho rằng, có sự lãng phí do những người được giao nhiệm vụ thiếu năng lực công tác, thiếu tinh thần trách nhiệm, vô cảm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Một số dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp còn thua lỗ, thất thoát, lãng phí. Nhiều khu đất có vị trí đắc địa ở các trung tâm đô thị nhưng bị bỏ hoang nhiều năm… gây lãng phí nguồn lực.
“Đề nghị đưa ra khỏi bộ máy những người vô cảm né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Tăng cường cơ chế và bộ máy kiểm tra giám sát quyền lực thật hiệu quả”, ông Hòa nói.
Ông Hòa cũng đề nghị, bổ sung các quy định, cơ chế sử dụng hiệu quả những nguồn lực của quốc gia.
Phúc đáp các ý kiến tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, cử tri đã đánh giá 'rất đúng, rất trúng' về công tác phòng chống tham nhũng.
“Ngày xưa chúng ta nói 'trên nóng, dưới lạnh', bây giờ bên dưới đã ấm dần lên”, ông Dũng nói và dẫn chứng, sau khi có chủ trương của Trung ương, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên thành lập Ban Chỉ đạo về phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.
Sau 1 năm thành lập, Ban Chỉ đạo của Hà Nội đã đưa 54 vụ việc, vụ án vào diện theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo. Trong đó, có 27 vụ việc mới và trong 27 vụ mời này, có 25 vụ về trạm đăng kiểm; 2 vụ liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai ở huyện Gia Lâm và quận Hoàng Mai.
Bí thư Hà Nội khẳng định, Ban Chỉ đạo hoạt động rất thường xuyên, theo quy chế; đôn đốc các cấp, ngành, cơ quan tích cực hơn, đặc biệt là trong những vấn đề về định giá, giám định tài sản. Theo ông, đây là vấn đề rất khó trong điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
“Hà Nội sẽ tích cực vấn đề này. Trong báo cáo sơ kết 1 năm, cũng đề cập đến việc Hà Nội sớm thành lập Ban Chỉ đạo và triển khai quyết liệt, đưa nhiều vụ án, vụ việc vào diện lãnh đạo, chỉ đạo”, ông Dũng khẳng định.
Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều thời gian nhắc lại các chức năng, nhiệm vụ, ý nghĩa quan trọng của Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Trong đó, 3 chức năng cơ bản là xây dựng luật pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Những công việc này thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng.
“Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ, bầu và bãi miễn các chức như Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng... và quyết định những vấn đề quan trọng”, Tổng Bí thư nói.
Tổng Bí thư cũng chỉ rõ, Chính phủ là cơ quan hành pháp. Các vấn đề khi Quốc hội đã có quyết định thì Chính phủ và chính quyền các cấp phải thực hiện và giám sát việc thực hiện.
Nói về Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đây là Thủ đô, là trung tâm chính trị, văn hóa. Do đó, cần phát huy truyền thống hào hoa, thanh lịch, văn hiến, anh hùng để xây dựng môi trường hòa bình, ổn định.
“Cần vận dụng để xây dựng Thủ đô xứng đáng là Thủ đô nghìn năm văn hiến và anh hùng, hào hoa và thanh lịch. Thủ đô của lương tri, phẩm giá con người”, Tổng Bí thư nêu rõ.
Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội chú ý xây dựng văn hóa, giữ gìn cho được các di sản văn hóa, bởi đây là “nguồn sống, động lực, trách nhiệm của các thế hệ đi sau”.