Gã khổng lồ Internet nước Mỹ Google sở hữu trong tay công cụ tìm kiếm với hàng trăm triệu lượt truy vấn mỗi ngày. Không chỉ vậy, Google còn theo dõi và ghi lại nhất cử nhất động của người dùng. Số dữ liệu thu thập được từ bạn sẽ tiếp tục được bán cho bên nào ngã giá cao nhất.
Một cuộc điều tra gần đây tiết lộ, Google có trong tay một cuốn nhật ký khá chi tiết về lịch sử duyệt web, vị trí của người dùng. Hãy tưởng tượng xem, một công ty đã và đang theo dõi bạn trong nhiều năm qua, ngay cả khi bạn đang duyệt web ẩn danh, điều đó liệu có vui?
Chỉ trong vòng 1 năm, lượng dữ liệu duyệt web mà Google lưu trữ đủ để viết kín hơn nửa triệu trang giấy A4. Hãng cũng thu thập thông tin cá nhân từ email (thông qua Gmail), công cụ tìm kiếm Google Search, hệ thống GPS, bản đồ và cả YouTube.
Theo Wonderful Engineering, Google cũng theo dõi quá trình đăng nhập và đăng xuất của bạn. Công ty lưu trữ hỗ sơ người dùng ngay cả khi bạn rời công sở, theo dõi nơi bạn đến hay phương tiện di chuyển ra sao. Nếu tất cả số dữ liệu này được in ra và chất đống, chiều cao có thể lên tới 57m. Ước tính có khoảng 20 ngàn trang dữ liệu được thu thập từ một cá nhân trong suốt 2 tuần.
Nếu bạn chưa biết, Google sẽ làm gì với số dữ liệu khổng lồ mà họ thu thập được thì câu trả lời đơn giản là họ sẽ bán. Nhưng không phải bán cho tất cả các bên mà chỉ bán cho một bên khi thực sự được giá.
Google sử dụng tất cả dữ liệu thu thập được để xây dựng danh mục đầu tư quảng cáo liên quan đên sở thích của người dùng. Đó sẽ là cơ sở để Google và các đối tác chèn quảng cáo đích trên thiết bị di động và máy tính của người dùng.
Số tiền bán không gian quảng cáo cho các công ty khác giúp Google có một khoản thu không nhỏ. Tính riêng trong năm 2017, doanh thu từ quảng cáo của hãng đã đạt tới 27,27 tỷ USD, chiếm 24,5% trong tổng doanh thu 110 tỷ USD.
Nhiều người biết rằng, quảng cáo mà họ thấy khi duyệt web thực chất dựa vào lịch sử tìm kiếm của họ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về công cụ giám sát bí mật người dùng của Google.
Chúng ta đang phụ thuộc vào hệ sinh thái dày đặc sản phẩm của Google, do đó thật khó để thoát khỏi sự kìm kẹp của hãng. Có điều ít ai nghĩ tới việc, chính họ đang trở thành "sản phẩm" của Google. Họ có trong tay gần như mọi dữ liệu duyệt web của bạn, các trang bạn đã xem ngay cả khi bật chế độ duyệt ẩn danh, hay các file bạn đã xóa khỏi dịch vụ lưu trữ Google Drive.
Lord Ashdown, cựu thành viên Đảng dân chủ tự do Mỹ từng lên tiếng yêu cầu Google phải có chính sách trả phí hàng năm cho người dùng trước khi thu thập dữ liệu từ họ.
Ashdown chia sẻ: "Tôi bị sốc và bàng hoàng khi Google đang xâm phạm quá sâu vào đời sống cá nhân của mỗi chúng ta…Tôi có hiểu biết về công nghệ mà cũng không thể nhận ra được điều này sớm hơn. Thật không thể tin được".
"Chúng ta được sử dụng dịch vụ miễn phí nhưng nó đang lấn tới một cách quá đà. Tôi muốn nói với Google rằng, bạn có thể lấy dữ liệu của tôi nhưng nếu bạn kiếm tiền từ nó, hãy chia sẻ lợi nhuận bạn kiếm được cho cả tôi nữa, bởi nó cũng giống như tài sản của tôi vậy",Ashdown nói thêm.
Khi được hỏi về những cáo buộc vi phạm quyền riêng tư, người phát ngôn của Google khẳng định:
"Quyền riêng tư và bảo mật của người dùng là điều quan trọng nhất, đó là lý do chúng tôi dành nhiều năm để tạo ra My Account, công cụ cho phép mọi người có thể hiểu và kiểm soát dữ liệu cá nhân trong hệ sinh thái của Google. Chúng tôi khuyến khích mọi người nên sử dụng My Account thường xuyên hơn. Đã có khoảng 3,8 triệu người tại V.Q Anh thực hiện điều đó vào năm ngoái. Dữ liệu của bạn giúp các dịch vụ như Google Maps hoạt động tốt và hiệu quả hơn. Chúng sử dụng thông tin từ bạn để nhận diện tuyến đường và giúp bạn về nhà nhanh hơn".
Theo ước tính, 2,8% dung lượng lưu trữ của thế giới đang được sử dụng để "cất giữ" thông tin của 3 tỷ người dùng Google.
Gã khổng lồ Google đang làm những những điều giống như Facebook, thậm chí với quy mô đông đảo hơn nhiều lần so với mạng xã hội tỷ dân. Ngạc nhiên thay, không ai biết và cũng chẳng ai mảy may nhắc đến Google trong những câu hỏi liên quan đến bảo mật dữ liệu cá nhân.
" alt=""/>Google thu thập dữ liệu nhiều gấp 10 lần Facebook và bán với giá cao hơnCó ý kiến cho rằng thị trường đang loãng dần, nhưng kỳ thực đây lại là bước đệm tạo ra cuộc cách mạng di động mới, nơi trí thông minh nhân tạo tiếp quản thành quả bấy lâu nay của ngành công nghiệp để giúp chúng trở nên mạnh mẽ và dễ sử dụng hơn.
Google Assistant tưởng chừng chỉ hỗ trợ Android giờ đây đã xuất hiện trên iPhone. Dù hiện tại Apple khóa một số chức năng của đối thủ nhằm bảo vệ Siri nhưng người dùng đã có quyền lựa chọn công nghệ nhận diện giọng nói riêng của mình thay vì phải bó buộc trong một sản phẩm.
Với vài thao tác kỹ thuật, bạn cũng có thể chạy Google Assistant ngay trên môi trường Windows. Thậm chí, Cortana của Microsoft đã hỗ trợ cho Android và iOS.
Các công ty không còn xem trợ lý ảo là món hàng độc quyền trên thiết bị của mình mà dần mang lên nhiều nền tảng khác. Như Alexa vốn gắn liền với loa thông minh Echo nay đã sẵn có cho HTC U11 mà không gây nhầm lẫn vơi lệnh “OK Google”. Hay Galaxy S8 cài đặt cả Google Assistant và trợ lý ảo Bixby do mình phát triển.
Xu hướng thiết kế trợ lý kỹ thuật số nở rộ và chưa biết chừng một ngày nào đó sẽ trở thành cổng giao tiếp chính trên thiết bị thay cho màn hình cảm ứng.
Tuy nhiên, làn sóng làm trợ lý ảo gặp trở ngại về mặt kỹ thuật khi hầu hết công nghệ nhận diện giọng nói chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Bạn có thể bắt gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười với Siri hay Assistant.
Bởi vậy, Google đang hỗ trợ nhập lệnh bằng bàn phím và tương tác thông qua máy ảnh tích hợp trí thông minh nhân tạo. Điều này đồng nghĩa, chúng ta có thể dùng camera để tìm kiếm thông tin như nhà hàng trước mặt hay loài hoa mà mình chưa biết tên, thậm chí là dịch văn bản nước ngoài trên ảnh.
Trong tương lai, trợ lý ảo có thể làm tất cả mọi việc cho người dùng. Ví dụ nếu muốn đăng bài viết lên Facebook bạn chỉ cần mở ứng dụng lên, trợ lý ảo sẽ hiển thị ngay cửa sổ cho bạn làm việc đó. Hay cần thông tin về một nhà hàng, người dùng chỉ việc nhập tên hoặc chụp ảnh mà không cần phải vào Google hay Bing.
Thú vị hơn, viễn cảnh thiết bị không cần cài đặt ứng dụng hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc đó, trợ lý ảo sẽ tải dữ liệu từ các dịch vụ đám mây để người dùng tương tác.
Hiện tại, mọi người không sử dụng trợ lý kỹ thuật số trên desktop hay máy tính xách tay, thay vào đó là loa thông minh và điện thoại.
Thậm chí, tiện ích này còn được mang lên xe hơi. Theo thống kê, chỉ 18% người dùng smartphone kích hoạt trợ lý ảo mỗi ngày. Một phần bởi công nghệ chưa đạt đến độ chính xác như nhập liệu văn bản.
Tiềm năng phát triển là rất lớn khi số smartphone ngày một tăng cao. Trí tuệ nhân tạo cần được cải thiện để tăng tính tương tác. Một khi khả năng nhận diện giọng nói đã hoàn thiện và hỗ trợ đa ngôn ngữ, chẳng cần nhà sản xuất mời chào mà ngay chính người dùng sẽ tự động dùng các tiện ích đó.
Google và Amazon là hai trong số những cái tên tích cực nhất trên thị trường trợ lý ảo. Tuy nhiên, vẫn đủ thời gian cho cả Apple và Microsoft tham gia cuộc đua. Thách thức phía trước vô cùng lớn, đặc biệt cần tìm ra thuật toán thông minh hơn. Nhưng với nguồn lực khổng lồ của các ông lớn trong làng công nghệ, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào một cuộc cách mạng mới.
Theo GenK
" alt=""/>Cuộc cách mạng di động mới đang đến gần, nơi smartphone không cần màn hình và cài đặt ứng dụngTrong một hồ sơ đăng ký bản quyền được công bố bởi Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ, Sony giải thích rằng các giải pháp quản lý quyền kỹ thuật số hiện tại (DRM) nhằm mục đích cho khả năng liên thông "có thể không đáng tin cậy và dựa vào một điểm chịu lỗi duy nhất. Nếu nhà cung cấp hoặc hệ thống khóa quyền không hoạt động hoặc bị lỗi, người dùng sẽ mất tất cả nội dung có được”. Blockchain có thể lưu trữ thông tin có thể nhận dạng khi có yêu cầu để đảm bảo người dùng có thể xem các sản phẩm họ mua, theo hồ sơ mô tả.
Hệ thống DRM đề cập đến các công nghệ hạn chế quyền truy cập vào các tài liệu có bản quyền chỉ cho những người mua quyền truy cập. Sony trích dẫn UltraViolet, một công cụ khóa dựa trên đám mây sử dụng cho các quyền kỹ thuật số là một ví dụ.
Hồ sơ xin bằng sáng chế này kết hợp giữa Sony và công ty con Sony Pictures Entertainment cùng với tài liệu cụ thể trích dẫn cụ thể các phim như một ví dụ về loại phương tiện mà hệ thống có thể áp dụng.
" alt=""/>Sony đăng ký bản quyền về sử dụng blockchain để lưu trữ dữ liệu quyền kỹ thuật số