Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, chính trường Mỹ đã thay đổi rất nhiều kể từ khi tỷ phú Trump tìm được cách trở thành ứng viên tổng thống của GOP và đắc cử ghế lãnh đạo Nhà Trắng vào năm 2016. Năm 2024 sẽ ghi dấu một tiền lệ khác trong nền chính trị hiện đại của xứ sở cờ hoa, khi lần đầu tiên một cặp cựu phó tổng thống và cựu tổng thống cùng cạnh tranh giành quyền đại diện đảng của họ "đấu chung kết" vào Nhà Trắng.
Các nhà phân tích đánh giá, trong cuộc cạnh tranh lần này, “sếp cũ” của ông Pence gần như đang nắm giữ tất cả các lợi thế. Ông Trump có ngân sách vận động tranh cử khổng lồ, tỷ lệ tín nhiệm cao của các cử tri GOP và sự ủng hộ vững chắc từ khoảng 30% cử tri cùng đảng.
Những người trung thành với cựu Tổng thống Trump cũng nhìn ông Pence bằng thái độ hoài nghi chuyển sang thù địch. Họ coi việc cựu phó tổng thống không ủng hộ các nỗ lực của ông Trump nhằm đảo ngược thất bại trong tổng tuyển cử năm 2020 là “sai lầm”, thậm chí là “sự phản bội”.
Tháng trước, ông Pence buộc phải ra điều trần trước một đại bồi thẩm đoàn liên bang phụ trách cuộc điều tra vai trò của cựu Tổng thống Trump trong vụ bạo loạn chết người trên Đồi Capitol ngày 6/1 và nỗ lực đảo ngược kết quả bỏ phiếu năm 2020. Hồi tháng 3, chính ông Pence từng bày tỏ, "những phát biểu liều lĩnh" của cựu lãnh đạo Nhà Trắng đã khiến gia đình ông gặp nguy hiểm vào ngày hôm đó, đồng thời nhấn mạnh "lịch sử sẽ buộc Donald Trump phải chịu trách nhiệm".
Song, hiện tại, có vẻ đám đông ủng hộ ông Trump mới là những người đưa ra phán quyết đối với ông Pence.
Theo BBC, vẫn có một lĩnh vực mà ông Pence đang nắm lợi thế hơn “sếp cũ”. Là một người sùng đạo Thiên Chúa, chính trị gia đến từ bang Indiana này có quan hệ chặt chẽ, lâu dài với cộng đồng truyền giáo Mỹ. Một trong những lí do khiến ông Trump chọn ông Pence làm “phó tướng” cho mình năm 2016 là, các cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Trump tin ông Pence có thể xoa dịu sự lo ngại của các cử tri Cơ đốc giáo, khiến họ ủng hộ một ứng viên đến từ New York đã trải qua 3 lần kết hôn.
Ông Pence thực sự đã trở thành đại sứ của chính quyền Trump trước những người Cơ đốc giáo cánh hữu, tạo nên những thắng lợi chính sách về các vấn đề quan trọng như nạo phá thai và tự do tôn giáo. Ông hiện hy vọng có thể khai thác lợi thế này để lôi kéo các cử tri Cơ đốc giáo ủng hộ cựu tổng thống đứng về phía mình. Điều đó đặc biệt quan trọng ở Iowa, bang tổ chức cuộc bỏ phiếu sơ bộ đầu tiên trong nội bộ đảng GOP và là nơi các tín đồ Cơ đốc bảo thủ có ảnh hưởng đáng kể.
Tuy nhiên, thách thức đối với ông Pence là sẽ có những ứng cử viên khác, kể cả Thống đốc bang Florida Ron DeSantis và Thượng nghị sĩ bang Nam Carolina Tim Scott, cũng cạnh tranh giành phiếu ủng hộ của nhóm cử tri này. Theo David Oman, cựu lãnh đạo đảng GOP ở Iowa, “sân chơi càng đông và càng chia rẽ thì khả năng không ai có thể đánh bại ông Trump càng lớn”.
Ông Pence đã úp mở ý định tranh cử tổng thống được hơn một năm, rất lâu trước khi ông Trump công khai tham vọng tái chạy đua vào Nhà Trắng lần nữa. Giới quan sát lưu ý, xét đến việc một cựu phó tổng thống khác đang ngồi ghế lãnh đạo Chính phủ Mỹ, giấc mơ tổng thống của ông Pence không quá khó tưởng tượng, ngay cả khi con đường ông phải đi để đến Nhà Trắng là chưa có tiền lệ.
>>> Đọc tin thế giới mới nhất trên báo VietNamNet
Tôi cũng đã phải trải qua thời gian đau khổ đến tột cùng bởi vừa chân ướt chân ráo bước vào cuộc sống vợ chồng đã phải gặp ngay một sự bất hạnh mà chưa hề có trong câu chuyện hay sách vở nào tôi từng nghe, đọc qua.
Tôi sinh năm 1984, năm nay đã bước sang tuổi 31, là cán bộ phòng hành chính ở một cơ quan nhà nước.
Công việc ổn định, nhan sắc trên mức trung bình, nhưng vì ít giao lưu, gặp gỡ bạn bè, lại dị ứng kiểu quen biết qua mai mối nên đã bước sang tuổi 30 mà tôi vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai.
Bố mẹ tôi ở quê, tư tưởng vẫn chưa thông thoáng như người thành phố nên mỗi lần nhìn thấy tôi đi về 1 mình, 2 cụ lại thở dài sườn sượt rồi luôn miệng nhắc tôi, thậm chí là chì chiết tôi vì cái tội... không chịu lấy chồng.
![]() |
Tôi cảm thấy vô cùng áp lực mỗi khi có ai đó nhắc đến chuyện chồng con. Ảnh minh họa |
Thấy 2 cụ như vậy, nên anh em, làng xóm, họ hàng cũng hùa vào để nhắc nhở tôi mỗi lần thấy tôi xuất hiện. Vì thế, không ít thì nhiều, tôi cũng cảm thấy áp lực về chuyện chồng con.
Thế nên, sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi đã bắt đầu công cuộc tìm chồng bằng cách mở rộng giao lưu, chịu khó tham gia những buổi tụ tập với anh em, bạn bè và đồng nghiệp nhiều hơn.
Thế rồi, qua người này người kia, tôi cũng gặp anh, một chủ thầu xây dựng, tính tình vui vẻ, phóng khoáng, có ô tô riêng, có nhà Hà Nội, nhưng vẫn đang độc thân dù đã xấp xỉ 40.
Thấy tôi và anh có vẻ hợp nhau về tuổi tác, hoàn cảnh, nên bạn bè ra sức vun vén. Anh cũng chịu khó nhắn tin, gọi điện và rủ tôi đi chơi. Bố mẹ anh, khi nghe bạn bè kể về tôi thì vô cùng ưng ý nên cũng ra sức giục anh phải tăng cường “tấn công” để sớm tổ chức đám cưới.
Về phía tôi, xét thấy gia cảnh nhà anh rất ổn, bố mẹ anh đều là nhà giáo nên tôi cũng phần nào tin tưởng về cách giáo dục con cái của các cụ. Còn anh, có công việc đoàng hoàng, có kinh tế nên dù chưa có tình cảm gì sâu sắc tôi vẫn gật đầu làm bạn gái của anh chỉ sau 1 tháng quen nhau. Chúng tôi đã nhanh chóng quyết định làm đám cưới trong sự vui mừng của cả 2 bên gia đình.
Sau khi cưới 1 tuần, bố mẹ chồng quyết định cho chúng tôi ra ở riêng trong một căn hộ chung cư mà các cụ đã chuẩn bị từ trước đó.
Ngày thu dọn đồ đạc ra nhà mới, 2 cụ dặn dò tôi khá nhiều, đại khái là muốn tôi phải khôn khéo, sống bao dung để luôn giữ lửa cho hạnh phúc gia đình. Lúc đó, quả thực tôi cũng chỉ vâng dạ cho qua chuyện vì tôi nghĩ, vợ chồng mới cưới, quấn quýt nhau còn không hết, làm gì đã phải lo chuyện xa xôi.
Thế nhưng, khi chính thức sống riêng cùng chồng, tôi mới thấy hụt hẫng vô cùng. Mới cưới nhưng tuần nào anh cũng phải đi trực 3, 4 đêm. Thậm chí có tuần anh đi trực đến 5 đêm. Tôi thắc mắc thì anh bảo, đang phải đẩy nhanh tiến độ công trình.
Tôi không biết nhiều về công việc của anh nghe giải thích vậy, tôi cũng chẳng dám thắc mắc thêm.
Và, tôi sẽ tiếp tục tin anh nếu như không có buổi tối hôm đó, tình cờ đi mua sắm ở siêu thị, tôi gặp lại cậu kỹ sư trẻ, làm cùng công trình với anh. Cậu này đã đến nhà tôi ăn cơm khi chúng tôi vừa chuyển sang nhà mới.
Khi đó, tôi mới biết, dù công trình đang trong giai đoạn phải đẩy nhanh tiến độ cho kịp thời gian nghiệm thu, nhưng những người thường xuyên phải trực đêm là những kỹ sư trẻ, công nhân làm việc, còn anh là cấp lãnh đạo nên không nằm trong danh sách phải trực đêm.
“Anh chỉ ghé qua chốc lát để xem xét và động viên anh em làm việc, xong đâu đấy, anh ấy lại ra về” – cậu kỹ sư này nói.
Nghe thấy vậy, tôi bỗng thấy hoang mang tột độ, bởi nếu không ngủ lại công trình, thì những lần ra khỏi nhà với lý do đi trực là anh đi đâu?
![]() |
Ảnh minh họa. |
Ngay hôm sau, tôi nhờ người theo dõi ngay khi anh bước chân ra khỏi nhà với lý do đi trực, thì phát hiện, anh đi đến một căn hộ tập thể, nằm cách căn hộ của tôi khoảng 2km.
3 lần liên tục như vậy nên đến lần thứ 4, tôi gọi điện cho anh nhưng anh vẫn nói dối là ở công trình, tôi đã quyết định dẫn theo cậu em chồng tìm đến căn hộ kia.
Cuộc gặp gỡ mới khiến tôi té ngửa khi biết,chủ nhân của căn hộ đó, không ai khác chính là người yêu cũ của anh. Và khi không còn chối cãi được nữa, anh mới thú nhận 2 người đã chung sống với nhau trong căn hộ này đã 7 năm nay.
2 người yêu nhau nhưng vì cô gái kia làm nghề cắt tóc, gội đầu nên gia đình anh không chấp nhận và không cho tổ chức đám cưới. Vì thế, 2 người phải lén lút chung sống với nhau. Và họ cũng thỏa thuận, việc chung sống ấy sẽ cứ tiếp tục ngay cả khi anh đã cưới vợ.
Tôi đã không còn kiềm chế được mình nữa, lao vào anh và cô gái kia. Sau đó, tôi trở về nhà chồng, nói rõ với bố mẹ chồng và xin phép được ly hôn với người mà tôi đã làm đám cưới chỉ cách đó chưa đầy 2 tháng.
Bố mẹ chồng khuyên tôi nghĩ lại, bạn bè cũng khuyên tôi nên bình tĩnh. Nhưng suy cho cùng, anh lấy tôi không phải vì tình yêu, mà vì trách nhiệm với gia đình, thì chỉ với một tờ đăng ký kết hôn, làm sao tôi có động lực để kéo anh về với mình?
Thế thì, cách tốt nhất có phải là tôi nên giải thoát cho cả 2 người khi chúng tôi còn chưa có đứa con ràng buộc?
Hoàng Ngọc(Thanh Xuân, Hà Nội)
" alt=""/>Anh đã có 'tổ ấm' sao còn cưới tôi?Một hôm, chồng tôi đi làm về trễ hơn mọi ngày, bảo gặp lại bạn cũ. Những ngày sau anh có vẻ ít nói và như đang có điều gì đó phải suy nghĩ, hỏi thì anh chỉ lặng im. Cuối cùng, anh cũng mở lời với tôi, chỉ có điều, tôi như đã được sắp đặt sẵn trong "kế hoạch cuộc đời" của anh. Chồng tôi bảo mình ly hôn hình thức, để anh kết hôn (cũng chỉ là hình thức) với cô bạn cũ đang định cư cùng gia đình bên Úc. Cô ấy sẽ bảo lãnh cho anh sang đó, lo công ăn việc làm cho anh, khi nào ổn định anh sẽ đón hai mẹ con qua. Tất nhiên tôi không đồng ý, nhưng anh kiên trì thuyết phục. Anh nhẹ nhàng phân tích cho tôi nghe đủ mọi điều tốt đẹp, hợp lý. Anh còn bảo, cô bạn ấy là bạn cũ từ hồi đi học, thấy hoàn cảnh bạn bè khó khăn thì giúp vô tư chứ không có ý gì. Không hiểu sao lúc đó tôi nghe những lý lẽ của anh thật thuyết phục. Rồi tôi cũng đồng ý.
Chúng tôi làm thủ tục ly hôn nhưng thực tế vẫn là vợ chồng, khi đó con trai tôi mới năm tuổi. Anh sang Úc gửi tiền về đều đặn nên cuộc sống của mẹ con tôi tốt hơn rất nhiều. Khoảng cách giữa chúng tôi như cũng không xa cách lắm vì vợ chồng, cha con vẫn thường liên lạc, trò chuyện với nhau qua webcam, voice chat... Mỗi năm anh về thăm mẹ con tôi một lần vào dịp Tết, rồi lại đi. Thời gian cứ thế trôi, anh luôn động viên hai mẹ con ráng chờ ngày đoàn tụ. Chờ đợi ngày đó là mục đích bao trùm lên cuộc sống của mẹ con tôi trong suốt một thời gian dài vắng anh. Nhưng, đến Tết vừa rồi anh mới lo được thủ tục bảo lãnh. Tôi chưa kịp mừng thì anh bảo chỉ bảo lãnh được mình con trai. Anh giải thích, chỉ bảo lãnh được cho từng người, dặn tôi hãy ráng chờ thêm. Tôi nghe hụt hẫng vô cùng, nhưng biết phải làm sao khi tất cả như đã an bài. Tôi nhận ra mình thật dại dột khi đặt hết lòng tin vào những điều chỉ nghe mà không thể thấy, không thể biết.
Trước đây, khi tôi chấp nhận kế hoạch của anh, gia đình tôi đã cản, bảo tôi nên suy nghĩ thật kỹ, nhưng tôi tin anh. Sau khi anh đi được vài năm, có người còn bảo anh đang sống hạnh phúc với cô người yêu cũ bên đó cùng một bé gái con của họ. Nhưng, mỗi lần anh về thăm, tôi hỏi thì anh phủ nhận. Tình cảm vợ chồng vẫn mặn nồng, anh đã xóa tan những nghi ngại trong tôi...
Gần tám năm qua, mẹ con tôi chờ đợi anh với niềm tin về một tương lai tốt đẹp. Giờ đây, khi con trai đi rồi, còn lại một mình, nhớ con quắt quay, tôi mới cảm nhận mình đã mất hết. Tôi còn biết bấu víu vào đâu để tin rằng anh sẽ quay lại? Năm nay tôi đã 42 tuổi, còn cơ hội nào để có thể đoàn tụ với chồng con?
(Theo Phunuonline)
" alt=""/>Cho chồng kết hôn với người cũ