Báo cáo của IDC cho thấy, chỉ tính tới quý II/2015, 51% điện thoại bán ra tại Việt Nam là smartphone, tương đương khoảng 3,3 triệu chiếc với giá trị lên đến 607 triệu USD, và con số có dấu hiệu tăng so với thời điểm trước đó.
Thống kê từ FPT Shop, trong năm 2015, tỷ lệ bán ra giữa điện thoại cơ bản và smartphone tại chuỗi cửa hàng này là 4:6, trong đó các dòng smartphone bán chạy có 7/10 sản phẩm thuộc phân khúc từ 3-6 triệu đồng.
Oppo tăng trưởng mạnh từ khi vào Việt Nam. Ảnh: Duy Tín. |
Do đó, chỉ trong vòng khoảng 2 năm, hàng loạt tên tuổi tiến vào phân khúc này. Khoảng 1 năm trước, thị trường giá rẻ khoảng dưới 4 triệu là sân chơi chính của Samsung với các sản phẩm như Galaxy Grand Prime, Core Prime, Galaxy J1 cùng Microsoft với Lumia 430, 530.
Theo báo cáo của IDC, thời điểm năm 2014, Samsung và Microsoft chiếm lần lượt 30,2% và 26,4% thị phần phân khúc này. Phần còn lại được chia đều cho hàng chục tên tuổi, đáng kể nhất là Oppo, Asus vừa bước vào thị trường, HTC, Mobiistar, Sony đồng hạng, nhưng cũng chỉ được vài phần trăm.
Thế nhưng, báo cáo mới nhất từ GfK vào tháng 5/2016 cho thấy những thay đổi mạnh mẽ của phân khúc này. Samsung có bước tăng trưởng nhẹ lên 34,7%, đáng chú ý, Microsoft sụt giảm nghiêm trọng, chỉ còn 4,7%.
Trong cơn ngã ngựa của các đại gia, chứng kiến cú vươn lên ngoạn mục của Oppo, từ 7% của năm 2014, thương hiệu này đã chiếm đến 21,8% thị phần dưới 4 triệu trong tháng 5/2016.
Trong buổi gặp gỡ báo chí tại TP HCM, đại diện Oppo cho biết, khoảng cuối 2014, họ đã may mắn giành được 25% thị phần nhóm 2-4 triệu đồng với phiên bản Neo. Thế hệ Neo 3 ra mắt một năm sau đó đạt 400.000 máy (gấp 4 lần bản đầu). Dòng di động này là “công thần" giúp họ tăng trưởng, nâng thị phần 2015 lên trên 15%, trong đó nhóm 2-4 triệu họ chiếm tới 41,9% toàn thị trường, 600.000 bản Neo 5 đã đến tay người dùng, theo GfK.
Nói với Zing.vn, anh Trần Nguyên Trực, ngành hàng điện thoại của Thế Giới Di Động cho biết, sân chơi chính trong nhóm này là cuộc đối đầu song mã: Oppo và Samsung. Không chỉ trong mức 4 triệu, hầu hết các model của hai tên tuổi này cũng chiếm giữ các vị trí bán chạy nhất toàn thị trường. Ngôi sao trong nhóm này là Oppo Neo 5, Neo 7, Galaxy J5, A5. Trong đó, các vị trí đầu bảng liên tục được thay phiên.
“Chính những tên tuổi mới thay đổi cuộc chơi, khiến thị trường chuyển biến mạnh hơn”, anh Ngô Duy Bá, quản lý một cửa hàng trên đường 3/2, quận 10, TP HCM cho biết. Các thiết kế từ Oppo, Asus, Xiaomi hay cuộc chạy đua về cấu hình đã khiến Samsung, Sony, LG phải cật lực thay đổi.
Chỉ trong vòng nửa đầu năm 2016, hàng loạt tên tuổi vừa quen vừa lạ tiếp tục gia nhập thị trường Việt Nam như Flash, Gionee, Intex, Coolpad… Tất cả khiến cho phân khúc này trở nên sôi động.
Không khó để thấy, nhóm điện thoại dưới 4 triệu chủ yếu được ưa chuộng bởi những người dùng mới, lần đầu biết đến smartphone, để phục vụ các nhu cầu giải trí.
Theo anh Trần Nguyên Trực, đặc điểm chung người dùng nhóm này là thu nhập ở mức trung bình, hầu hết là vừa chuyển đổi từ điện thoại phổ thông qua, tìm kiếm giá trị về cấu hình, tính năng và giá tốt. Họ là sinh viên, học sinh, công nhân, người dùng trẻ. Do đó, các nhu cầu được đáp ứng ở mức cơ bản nhất, chưa đi sâu nhiều về tính năng.
Trong khi đó, anh Lạc Huy, đại diện hệ thống CellphoneS cho rằng “đông người mua và dễ bán, các hãng không cần quá đầu tư về thiết kế hay tính năng, miễn có thông số cao là sẽ bán được, do khách hàng ở phân khúc này đòi hỏi ít”.
Cuộc chiến mạnh vì gạo, bạo vì tiền trong chi tiêu quảng cáo của Oppo và Samsung. Ảnh: Khương Nha. |
Tuy vậy, sức nóng của thị trường khiến các hãng đua chen nhau tăng độ hấp dẫn cho sản phẩm, nếu như 1-2 năm trước, điện thoại dưới 4 triệu được gắn với vỏ nhựa, thiết kế xấu, cấu hình vừa phải thì hiện tại, không khó tìm được những sản phẩm nguyên khối, kim loại, cấu hình cao và nhiều tính năng như vân tay, camera tốt vốn trước đây chỉ có trên dòng cao cấp.
Điều này dẫn đến việc người dùng “bội thực” các sản phẩm giá rẻ, dễ dẫn đến tình trạng “loay hoay” khi mua thiết bị, nhất là với nhóm người dùng đặc thù không rành rẽ về công nghệ.
Do đó, các nhà phân phối cho rằng chiến lược quảng cáo sẽ là chìa khóa để thu hút người dùng mới, hãng nào làm tốt điều này thì đại lý sẽ bán tốt, còn không chỉ có thể bán được sản phẩm trong thời gian ngắn.
Theo nhiều nhà bán lẻ, các chương trình quảng cáo đang tác động mạnh đến thị hiếu người dùng nhóm này. Nếu như trước đây, di động cao cấp được chú ý để quảng bá, thì hiện các video quảng cáo xuất hiện trên truyền hình, mạng xã hội lại tập trung mạnh vào nhóm thấp.
Tuy vậy, quảng cáo cũng chỉ là bước đầu để bán được hàng, đến cuối cùng, chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố then chốt cho thành công của một thương hiệu, theo đại diện của FPT Shop, các hãng nên “cố gắng xây dựng chuỗi giá trị bền vững, đối tác chiến lược dài hạn hơn là chú trọng quá nhiều vào chi phí, sản phẩm đảm bảo, chính sách hậu mãi hợp lý và trách nhiệm”.
Theo các chuyên gia, thị trường di động Việt dự báo sẽ tăng thêm 20-35% so với 2015. Trong 5 tháng đầu 2016, 5,8 triệu điện thoại đã đến tay người dùng (1,2 triệu máy/tháng). Trong đó, phân khúc 2-4 triệu chiếm gần 40%, Oppo chiếm ⅔ thị phần. Các nhà bán lẻ dự đoán, phân khúc này tiếp tục là màn song đấu giữa Samsung, Oppo. Dù vậy, thị trường sẽ phức tạp hơn khi Asus, các tên tuổi mới gia nhập hay các nhà sản xuất lớn cũng đang dồn lực đánh chiếm.
Ngày 16/5/2017, đánh dấu mốc kỷ niệm 10 năm ICTnews ra đời. Sau 10 năm thành lập và phát triển, ICTnews đã trở thành một trong những nguồn tin uy tín và được đánh giá cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông.
Để tri ân độc giả đã gắn bó và đồng hành cùng tờ báo trong suốt 10 năm qua, mỗi tuần ICTnews sẽ dành tặng bạn đọc các phần quà may mắn trên fanpage chính thức tại địa chỉ https://www.facebook.com/ictnewsdotvn/. Tuần này, phần quà dành tặng độc giả là 1 điện thoại Sony Xperia XA do FPT Shop tài trợ cùng 2 thẻ cào điện thoại, tổng giá trị 4.690.000 đồng.
Thời gian đăng ký tham gia chương trình bắt đầu từ ngày 4/5/2017 đến 21 giờ ngày 8/5/2017. ICTnews sẽ công bố độc giả may mắn trúng thưởng vào lúc 10 giờ ngày 9/5/2017.
- Độc giả có tài khoản Facebook, số lượng bạn bè từ 500 trở lên, thời gian hoạt động từ 2 năm, đã “thích” (like) fanpage ICTnews tại địa chỉ https://www.facebook.com/ictnewsdotvn.
Để giải quyết triệt để vấn nạn SIM rác, tin nhắn rác, cuối tháng 10/2016, Viettel, VNPT, MobiFone, GTel Mobile và Vietnamobile đã ký cam kết với Bộ TT&TT về việc thu hồi SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ, các nhà mạng đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác, bao gồm cả việc khóa dịch vụ, thu hồi gần 20 triệu SIM kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối (SIM rác).
![]() |
Đại diện 5 mạng di động và VNCERT cùng ký cam kết ngăn chặn tin nhắn rác. |
Mặc dù các giải pháp đó đã góp phần giảm đáng kể tin nhắn rác, nhưng kết quả theo dõi cho thấy tin nhắn rác vẫn tồn tại khá phổ biến và có chiều hướng ngày càng tinh vi, phức tạp, nhất là trong 3 tháng đầu năm nay. Một phần nguyên nhân là do chưa có sự thống nhất về tiêu chí nhận diện tin nhắn rác; các hệ thống, biện pháp chặn lọc tin nhắn rác của các nhà mạng còn chưa đồng đều cũng như chưa có cơ chế phối hợp chặn, lọc tin nhắn rác liên mạng.
Nhận thức được trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sau nhiều lần làm việc, trao đổi, chiều ngày 11/5, tại trụ sở Bộ TT&TT, Viettel, VNPT, MobiFone, GTel Mobile và Vietnamobile đã thống nhất ký cam kết phối hợp tăng cường ngăn chặn tin nhắn rác dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm và đại diện các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ. Bản cam kết thể hiện quyết tâm xử lý và ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định tại Nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác và Nghị định 77/2012/NĐ-CP bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định 90/2008/NĐ-CP.
Nội dung quan trọng nhất của bản cam kết này chính là việc 5 doanh nghiệp viễn thông sẽ cùng phối hợp trong việc xác định và chia sẻ các mẫu tin nhắn rác; cách thức ngăn chặn tin nhắn rác; phương thức tiếp nhận và xử lý phản ảnh tin nhắn rác từ người dân; thời gian thực hiện báo cáo và công bố kết quả chặn tin nhắn rác cũng như xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về mẫu tin nhắn rác.
Cũng theo bản cam kết, các nhà mạng sẽ nâng cấp, đầu tư mới các hệ thống chặn lọc tin nhắn rác thông minh, ví dụ như sử dụng các kỹ thuật học máy (machine learning), phân tích dữ liệu lớn (big data), đánh giá tín nhiệm của thuê bao,… kết hợp với việc sử dụng tập mẫu dùng chung để ngăn chặn các hành vi, chiêu thức biến hóa liên tục của các đối tượng phát tán tin nhắn rác. Người đứng đầu của các nhà mạng sẽ phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ TT&TT về việc thực hiện cam kết. Thời gian triển khai bản cam kết là từ ngày 1/7/2017.
Về phần mình, Bộ TT&TT sẽ thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của các nhà mạng nhằm đảm bảo hiệu quả, công bằng trong việc ngăn chặn tin nhắn rác. Bộ cũng công bố chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả ngăn chặn tin nhắn rác. Trong đó, chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên các số liệu phản ánh của khách hàng về tin nhắn rác và số liệu chặn tin nhắn rác từ các hệ thống kỹ thuật của các nhà mạng, bao gồm cả chặn nội mạng và liên mạng. Đây sẽ được coi là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng dịch vụ di động của các nhà mạng sau này và được công bố trên các trang chủ website của các nhà mạng để xã hội, người dân cùng giám sát, tạo động lực cho các nhà mạng nỗ lực hơn trong việc ngăn chặn tin nhắn rác.
Bộ TT&TT tuyên bố sẽ truyền thông rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết và cùng với Bộ TT&TT kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của các nhà mạng. "Người dân khi nhận được bất kỳ tin nhắn SMS quảng cáo hoặc quấy rối ngoài mong muốn nào đều có thể phản ánh đến đầu số 456 miễn phí của cơ quan quản lý nhà nước."
Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Phan Tâm đánh giá cao tinh thần chủ động, tích cực, nỗ lực và trách nhiệm của các nhà mạng trong việc ngăn chặn tin nhắn rác cũng như vai trò điều phối của các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ TT&TT, đặc biệt là Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam thuộc Bộ TT&TT (VNCERT).
"Việc các nhà mạng cam kết sử dụng công nghệ tiên tiến nhất để chặn lọc tin nhắn rác và đặc biệt là coi hiệu quả ngăn chặn tin nhắn rác là tiêu chí nâng cao chất lượng dịch vụ, thước đo đánh giá trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người dùng là một cách tiếp cận mới, phù hợp với xu thế chung ... Muốn bản cam kết thực sự đạt kết quả như mong muốn, tôi yêu cầu các nhà mạng cần phối hợp chặt chẽ như trong thời gian vừa qua, cụ thể hóa các cam kết thành những kế hoạch cụ thể, nỗ lực thực sự trong thời gian tới. Đặc biệt, các nhà mạng cần phối hợp chặt chẽ với nhau và VNCERT để thường xuyên cập nhật, chia sẻ và áp dụng các mẫu chung để ngăn chặn tin nhắn rác trên toàn bộ mạng di động của Việt Nam. VNCERT cùng các đơn vị khác như Cục Viễn thông, Thanh tra bộ cần thể hiện được vai trò điều phối, đôn đốc, kiểm tra và hỗ trợ các nhà mạng triển khai quá trình này. Đoàn giám sát phải thuờng xyên cung cấp thông tin cho báo chí, truyền thông và xã hội để tất cả đều minh bạch", Thứ trưởng Tâm nhấn mạnh.
Tuấn Anh
" alt=""/>5 nhà mạng cùng ký cam kết chặn tin nhắn rác