- Nhiều khán giả từng xem 'Làng vũ đại ngày ấy' đến giờ vẫn nhớ đến bà với vai diễn kinh điển Thị Nở. Cuộc sống hiện tại của NSƯT Đức Lưu ra sao?
Ở tuổi 83 tôi vẫn rất khỏe mạnh và giờ tôi có thêm một nghề mới là đi làm từ thiện. Sắp tới tôi lại đi làm từ thiện ở những nơi người dân nghèo đói ở Bắc Kạn. Tôi đi gom giày dép quần áo để đi làm từ thiện, tiền có khi không có nhiều nhưng có thể cho họ đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Đi như thế tôi được tiếp xúc với nhiều khán giả, nhận ra có nhiều người lao động nghèo khổ và thấy đất nước mình quá đẹp trong khi xưa nay mình cứ chỉ quanh quẩn ở Hà Nội. Trời cho mình khỏe mạnh thì tôi vẫn đi.
- Ở cái tuổi xưa nay hiếm, độ tuổi của bà nhiều người chỉ ngồi thở thôi còn mệt, động lực nào khiến bà có thể chăm chỉ đi làm từ thiện xa nhiệt tình đến như vậy?
Tôi lăn lộn nhiều với cuộc sống và thấy nhiều cái không công bằng, nhiều người quá giàu nhưng nhiều người quá nghèo. Tôi cũng rủ được một nhóm người cùng chung suy nghĩ tham gia làm từ thiện nên cũng thấy hào hứng. Thêm nữa tôi rất tin vào tâm linh, ai làm từ thiện có phúc phần, làm tốt trời thương và sẽ đền bù cho mình.
Nhiều khi đi từ thiện dù mệt nhưng tôi lại thấy mình khỏe ra. Ngày trước tôi phải chăm chồng bị tai biến nằm liệt giường tới 5 năm. Nhiều khi chăm ông ấy có lúc tôi nghĩ mình phải chết trước vì vất vả lắm mà hết nhẵn tiền của. Lúc ông ấy qua đời tôi tưởng mình cũng đi theo luôn mà đến giờ thoắt cái đã sắp đến cái giỗ thứ 10. Đúng là tôi được trời phú có sức khỏe, có niềm tin và sau đó lại có thêm nghề tích đức là làm từ thiện.
-Bà còn sắp đóng phim trở lại nữa phải không?
Đúng vậy, tôi sẽ tham gia một bộ phim về Hà Nội. Nhà biên kịch Hồng Ngát nói sẽ dành cho tôi cho một vai nên tôi hào hứng và mong vô cùng. Sau vai Thị Nở, gần nửa thế kỷ tôi không đóng phim. Trước đó, từ 'Cô gái công trường' năm 1962 tới 'Làng vũ đại ngày ấy' năm 1982 là 20 năm tôi không đóng phim. Tuy nhiên chính vai Thị Nở đã giúp tôi được nhiều người biết đến.
-Câu chuyện danh hiệu của bà đã được nhắc tới nhiều bởi bao năm bà mới được nhận danh hiệu nghệ sĩ ưu tú. Có ý kiến cho rằng bà xứng đáng là nghệ sĩ nhân dân từ lâu rồi, bà nghĩ sao?
Tôi thấy mình là nghệ sĩ ưu tú nhưng nhiều người còn biết đến tôi hơn cả nghệ sĩ nhân dân. Chính vì thế tôi cũng không băn khoăn gì chuyện danh hiệu bởi quan trọng là khán giả biết đến mình, còn danh hiệu chỉ là cái danh. Cũng có người bảo tôi sao không làm đơn để lên nghệ sĩ nhân dân nhưng tôi nói chẳng cần thiết. Trước tôi nhận danh hiệu nghệ sĩ ưu tú cũng rất chậm vì không làm đơn xin. Tôi nghĩ cái danh không quan trọng.
Bài và ảnh:Quỳnh An
" alt=""/>Cuộc sống ở tuổi 83 của diễn viên Đức Lưu sau 40 năm đóng Thị NởĐây là quan điểm giáo dục đặc biệt của ông Mark Sayer- Hiệu trưởng Trường Quốc tế BVIS Hà Nội.
![]() |
Ngoại khóa quan trọng như môn học chính
- Ông có thể chia sẻ về sự khác biệt của các môn học ngoại khóa trong hệ thống Trường BVIS?
Các hoạt động ngoại khóa cũng quan trọng như các môn học chính và cần được đưa vào chương trình học nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi HS. Các câu lạc bộ mà chúng tôi tổ chức tập trung vào sự phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, sự tự tin và tính độc lập của các em HS. Những câu lạc bộ thể thao như Karatedo, Fighting Fit (Tự vệ) rèn luyện kỹ năng tự vệ cho các em. Bên cạnh đó, bóng đá, bóng rổ, leo núi trong nhà sẽ giúp các em khỏe mạnh hơn. BVIS là một trong số ít trường tại Hà Nội có bộ môn leo núi trong nhà. Đây là môn thể thao thử thách người chơi chinh phục đỉnh cao và phát triển những kỹ thuật leo núi.
Chúng tôi còn có các câu lạc bộ hùng biện và tranh luận, qua đó nâng cao sự tự tin của HS hay một số câu lạc bộ nghệ thuật sáng tạo như thư pháp, thiết kế công trình kiến trúc. Những câu lạc bộ này giúp HS phát triển các kỹ năng quan trọng.
-Ông nghĩ sao về trào lưu chơi Yoyo hiện nay?
Tôi nghĩ Yoyo là một bộ môn thú vị, nó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và sự kiên trì. Tôi còn nhớ ngày nhỏ mình thường xuyên chơi Yoyo và gần đây, khi nhãn hàng Yoyo Duncan tới thăm trường, tôi cũng đã được mời lên sân khấu chơi Yoyo.
Để có thể làm chủ bộ môn này, người học cần phải có sự đam mê và kiên trì tập luyện để phát triển các động tác mới. Rất nhiều bạn trẻ ngày nay chơi Yoyo hết sức điêu luyện. Chúng tôi rất vui khi câu lạc bộ Yoyo được thành lập ở trường và xin chân thành cảm ơn nhãn hàng Duncan đã giới thiệu bộ môn này với các phụ huynh của trường.
![]() |
Ông Mark Sayer, Hiệu trưởng Trường Quốc tế BVIS Hà Nội. |
Tiếp nhận ý tưởng mới có lợi cho HS
- Đây có phải là lý do khiến ông quyết định giới thiệu câu lạc bộ Yoyo Duncan tại BVIS?
Trong cuộc sống, chúng ta cần phải nắm bắt cơ hội. Chúng tôi cũng có rất nhiều ý tưởng nhưng khi một ai đó nêu lên ý tưởng mới dù khá khác lạ, tôi sẽ vui vẻ tiếp nhận nếu điều đó có lợi cho HS của mình.
Như tôi đã nói, để chinh phục được bất kỳ điều gì trong cuộc sống, quan trọng nhất là chúng ta phải có niềm đam mê thực sự. Với Yoyo Duncan, HS của chúng tôi được rèn luyện tính kiên trì.
Bởi phải kiên trì theo đuổi, bạn mới thấy được sự tiến bộ của mình trong các động tác, kỹ năng. Theo thời gian, bạn sẽ thấy mình tiến bộ hơn rất nhiều khi có thể biểu diễn những động tác khó mà trước đó bạn không làm được. Với vai trò là một chuyên gia giáo dục, tôi nhìn thấy điều này ở những người trẻ tuổi. Đồng thời tôi cũng nghĩ rằng khi các bạn trẻ thử nghiệm những điều mới mẻ và cảm nhận được sự tiến bộ của mình, các bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn nhiều.
![]() |
Ông Mark trao đổi cùng HS Trường BVIS |
- Ông nhận xét thế nào về phản ứng của HS sau hơn 2 tháng YoyoDuncan được đưa vào giảng dạy, sinh hoạt tại trường?
Bạn cần phải trực tiếp quan sát để thấy HS thích bộ môn này như thế nào. Bạn cũng sẽ thấy được những tiến bộ, từ đó mới cảm nhận được sự đam mê của các em. Các em tập luyện rất chăm chỉ để tìm ra ai là người chơi Yoyo giỏi nhất hay đơn giản là tự thử thách bản thân để xem mình tiến bộ được đến đâu. Đây quả là một điều vô cùng thú vị.
![]() |
- Ông nghĩ sao nếu Trường BVIS Hà Nội được mời chủ trì cho giải đấu YoyoDuncan năm nay?
Tất nhiên tôi sẽ rất vui. Chúng tôi rất may mắn khi được biết anh Taka Hasekawa - bậc thầy Yoyo nhờ sự giới thiệu của một phụ huynh của nhà trường.
Nhờ có cơ hội này, HS của chúng tôi được tham gia tập luyện và chơi bộ môn Yoyo. Chúng tôi nhận thấy nhiều người ở Hà Nội cũng đam mê bộ môn này. Tôi cảm nhận được sự yêu thích của mọi người với Yoyo ở trong các quán café hay những nhóm HS cùng nhau chơi yoyo rất thành thục, sôi nổi. Bộ môn này bổ ích mà lại không tốn nhiều chi phí. Chúng tôi rất vui khi được chủ trì giải đấu Yoyo dành cho HS của nhà trường cũng như các bạn trẻ khác để tất cả mọi người có thể đến đây biểu diễn và giao lưu bộ môn Yoyo.
Thạc sĩ Mark Sayer là hiệu trưởng Trường Quốc tế BVIS Hà Nội. Ông Mark đã tốt nghiệp trường ĐH Cambridge, chuyên ngành văn học cổ điển, sau đó ông có được bằng Thạc sĩ cũng tại ngôi trường này. Sau khi tham gia công tác trong lĩnh vực kế toán, tiếp thị và phát triển doanh nghiệp, năm 1995 ông Mark bắt đầu giảng dạy môn văn học cổ điển tại trường Wellington. Trong suốt 13 năm làm việc tại trường, ông quản lý một khối HS nam, phụ trách kết quả học tập của các em cả trong lĩnh vực học thuật lẫn hoạt động ngoại khóa, hỗ trợ toàn diện, các kỳ thi và quy trình tuyển sinh bậc đại học cho các em. Năm 2008, ông Mark được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Elstree - trường học dành cho HS ở độ tuổi từ 3 đến 13. |
Thúy Ngà
" alt=""/>6 tố chất làm nên khác biệt học sinh BVIS Hà NộiMỹ, nhà lãnh đạo một thời, tụt hậu hoàn toàn so với các đối thủ sau khi chuyển đổi mô hình kinh doanh. Mỹ đã nhường phần lớn công việc sản xuất cho các nhà thầu châu Á, thực tế này bộc lộ những lo ngại lớn khi Trung Quốc nổi lên như một đối thủ địa chính trị ngang tầm với Mỹ và cuộc khủng hoảng bán dẫn chưa có hồi kết. Nghiên cứu của Deloitte chỉ ra thiếu hụt chip còn kéo dài suốt năm 2022, có thể khiến Mỹ thiệt hại 500 tỷ USD.
![]() |
Mỹ là nơi khai sinh ngành công nghiệp chip thế giới nhờ vào những công ty tiên phong như Intel. Năm 1990, gần 40% bán dẫn được sản xuất tại Mỹ. Ngày nay, 80% hoạt động này diễn ra tại châu Á, 12% tại Mỹ, một nửa đến từ Intel. Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nước sản xuất chip tại châu Á có thể đem lại lợi thế trước Mỹ trong cuộc đua công nghệ toàn cầu. Tệ hơn, Quốc hội Mỹ lo sợ Lầu Năm Góc và các nhà thầu quốc phòng Mỹ có thể mất khả năng truy cập dễ dàng những con chip cần cho hệ thống vũ khí tối tân.
Đó là lý do vì sao Quốc hội Mỹ đang nỗ lực thông qua dự luật phân bổ tiền để kích hoạt sản xuất bán dẫn trong nước. Ủy ban Thượng viện về Thương mại, Khoa học và Vận tải đã tổ chức một buổi điều trần về chủ đề này, trong đó họ đã chất vấn CEO của hai nhà sản xuất chip, Pat Gelsinger của Intel và Sanjay Mehrotra của Micron.
Những nhà máy biến mất
Các nhà máy sản xuất chip tập trung tại châu Á không phải vấn đề xảy ra trong một sớm một chiều. Những năm 1990, nhiều hãng vừa thiết kế, vừa sản xuất chip. Tuy nhiên, chế tạo là quy trình tốn kém, gian khổ, đòi hỏi cơ sở hạ tầng lớn. Vì vậy, họ bắt đầu thuê các công ty bên ngoài gia công. Các chuyên gia cũng cho rằng sản xuất bán dẫn cùng địa điểm với các bộ phận khác của chuỗi cung ứng là điều hợp lý. Trong khi đó, các nước châu Á bắt đầu trợ cấp mạnh mẽ cho thiết kế và sản xuất chip.
Hiện tại, theo dữ liệu của TrendForce, TSMC chiếm 56% thị trường sản xuất chip (foundry) toàn cầu, còn Samsung nắm 18%. Quan trọng hơn, họ gần như “bao trọn” những con chip cao cấp cần cho công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI).
Giảm lệ thuộc vào châu Á
Chính phủ Mỹ bắt đầu các động thái giảm lệ thuộc vào bán dẫn châu Á từ tháng 1/2021 khi Quốc hội thông qua CHIPS, một quy định hỗ trợ sản xuất bán dẫn thuộc Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2021 (NDAA). CHIPS ủy quyền cho một loạt chương trình thúc đẩy sản xuất chip nội địa nhưng không thực sự tài trợ.
Mùa hè cùng năm, Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới Mỹ (USICA) cùng một số quy định khác, chính thức phân bổ 52 tỷ USD cho các điều khoản nghiên cứu, thiết kế và sản xuất bán dẫn nằm trong CHIPS. Tháng 2/2022, Hạ viện phê duyệt dự luật tương tự có tên COMPETES, cũng nhằm mục đích phân bổ 52 tỷ USD cho các chương trình CHIPS. USICA và COMPETES phải được đối chiếu, thống nhất để hai viện thông qua và sau đó trình lên Tổng thống Mỹ.
Quốc hội cũng đang thảo luận về đạo luật bổ sung FABS, thiết lập tín dụng thuế đầu tư bán dẫn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã báo hiệu ý định ký duyệt dự luật chip trong sự kiện ngày 21/1 tại New Albany, Ohio, nơi Intel khởi công nhà máy chip 20 tỷ USD mới. Công ty sẽ xây thêm hai nhà máy khác trị giá 20 tỷ USD tại Chandler, Arizona.
“Đây là ngành công nghiệp của chúng ta”
Theo CEO Gelsinger, công ty của ông đang làm phần việc của mình, tiếp đó là phần của người khác. Dù biết các khoản đầu tư sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, cân đối tài chính, ông vẫn quyết định thực hiện. Tuy nhiên, chừng ấy là chưa đủ để vực dậy vị thế dẫn đầu công nghệ của Mỹ.
Ông Gelsinger quả quyết, ngay cả khi Quốc hội không thông qua các gói hỗ trợ tài chính, kế hoạch xây nhà máy mới của Intel vẫn tiến hành. “Chúng tôi sẽ đi những bước nhỏ hơn và chậm hơn nếu không được tài trợ và ngược lại”.
Ông nhấn mạnh Intel là một trong số ít các hãng công nghệ Mỹ còn sót lại có lịch sử tập trung đầu tư vào Mỹ và châu Âu. Điều quan trọng là Mỹ phải duy trì sự kiểm soát nào đó với ngành công nghiệp bán dẫn, nơi sản xuất những con chip dùng trong mọi ngành của tương lai số.
“Ngành công nghiệp này sinh ra tại Mỹ. Đây là ngành công nghiệp của chúng ta”.
Du Lam
Hai người đứng đầu Samsung Electronics và Intel đã gặp nhau, làm dấy lên hi vọng về một cuộc hợp tác tiềm tàng bất chấp cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bán dẫn.
" alt=""/>Vì sao Intel muốn đưa sản xuất bán dẫn trở lại Mỹ?