Thị trường mở cửa phiên giao dịch sáng nay (1/10) với những cú "nhảy gap" của các chỉ số. Lực cầu tích cực cùng nguồn cung được tiết chế đã giúp các chỉ số tăng ổn định, đồ thị leo dốc.
VN-Index tạm kết phiên sáng tăng 13,29 điểm tương ứng 1,03% lên 1.301,23 điểm, một lần nữa chinh phục thành công cao độ 1.300 điểm - ngưỡng tâm lý rất quan trọng đối với cộng đồng đầu tư. HNX-Index tăng 2,24 điểm tương ứng 0,95% và UPCoM-Index tăng 0,19 điểm tương ứng 0,21%.
Sắc xanh bao phủ thị trường với tổng cộng 521 mã tăng giá so với 206 mã tăng trần. Tuy vậy, số lượng mã tăng trần vẫn rất khiêm tốn. Sàn HoSE chỉ có 1 mã tăng trần trong số 292 mã tăng, sàn HNX có 10 mã tăng trần và UPCoM có 10 mã tăng trần.
VN-Index lấy lại ngưỡng 1.300 điểm (Nguồn: DNSE).
Cổ phiếu lớn trong rổ VN30 phát huy tốt vai trò dẫn dắt với 27 trên 30 mã tăng, VN30-Index tăng 16,04 điểm tương ứng 1,19%, tăng mạnh hơn VN-Index. Riêng 30 mã thuộc rổ này đã chiếm một nửa tổng giá trị giao dịch HoSE, đạt 5.006,49 tỷ đồng.
VHM tăng 2,8% lên 44.000 đồng, dẫn đầu mức tăng trong VN30. Các cổ phiếu khác như STB, HPG, GVR, BID,MSN, TCB, ACB cũng tăng giá tích cực. Một số mã có khớp lệnh cao: HPG tăng 2,1%, khớp hơn 25 triệu đơn vị; TCB tăng 1,7%, khớp 19,3 triệu đơn vị; MBB tăng 1,4%, khớp 10,5 triệu đơn vị.
Vốn là nhóm rất "nhạy" với xu hướng thị trường, cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính khởi sắc với giao dịch sôi động. ORS tăng trần sớm nhất, khớp lệnh đạt 15,8 triệu đơn vị và dư mua giá trần 1,2 triệu cổ phiếu. BSI tăng 4,6%; VIX tăng 4,2%, khớp lệnh 35,2 triệu cổ phiếu; TVB tăng 3,3%; VDS tăng 2,7%; AGR tăng 2,6%; CTS tăng 2,6%; TCI tăng 2,5%; VND tăng 2,3%; HCM tăng 2,1%...
Thanh khoản có sự nới rộng đáng kể, cho thấy sự ủng hộ của dòng tiền khi chỉ số đại diện sàn HoSE "công phá" 1.300 điểm. Theo đó, sáng nay khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 466,33 điểm tương ứng 10.699,75 tỷ đồng; con số này trên HNX là 45,55 triệu cổ phiếu tương ứng 750,21 tỷ đồng và trên UPCoM là 29,77 triệu cổ phiếu tương ứng 379,78 tỷ đồng.
Hầu hết cổ phiếu bất động sản tăng giá. Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng mạnh nhất, tăng 6,8%, có thời điểm được giao dịch giá trần. FDC tăng 5,6%; LDG tăng 2,8%; KDH tăng 2,3%; NTL, NVL cùng tăng 1,8%.
Theo các thống kê, trong vòng 30 tháng, VN-Index đã có 7 lần chạm hoặc áp sát 1.300 điểm, trong đó chỉ tính từ đầu năm 2024, vùng kháng cự trên đã 5 lần làm khó chỉ số. Vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm là xu hướng chỉ số sẽ ra sao sau khi vượt qua mốc 1.300 điểm.
Lần gần nhất thị trường chứng khoán tăng mạnh mẽ từ mốc này đã từ cuối tháng 8/2021, sau đó tiếp tục chinh phục các mốc quan trọng khác là 1.400 điểm và 1.500 điểm trước khi quay đầu rơi vào "down-trend" vào tháng 4/2022.
" alt=""/>Chứng khoán vượt 1.300 điểmSáng nay (2/11), Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG) ký hợp tác chiến lược phân phối sản phẩm với một chuỗi siêu thị. Tại sự kiện này, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai - trải lòng về chuyện từng thất bại với nông nghiệp và cũng "sống lại" nhờ nông nghiệp.
Ông Đức tóm gọn những thăng trầm bằng câu nói: "Từ giai đoạn đỉnh cao rồi xuống hố sâu, phát triển vực dậy cũng đều từ nông nghiệp. Đây là quá trình dài, phức tạp, không hề đơn giản".
Bầu Đức trải lòng về những thăng trầm với nông nghiệp (Ảnh: HAGL).
Ông nói, nhìn lại lịch sử, Hoàng Anh Gia Lai làm nông nghiệp từ năm 2007. Trước năm 2012, tập đoàn là doanh nghiệp đầu tư đa ngành bất động sản, thủy điện, khoáng sản... Sau năm 2012, doanh nghiệp đầu tư mạnh vào nông nghiệp, bỏ ra hàng tỷ USD để đầu tư nông nghiệp, ở 3 nước Đông Dương.
Ông Đức thừa nhận đó là thời hoàng kim của công ty, thu hút đầu tư từ nhiều tập đoàn nước ngoài. Trong đó, Temasek còn đầu tư 200 triệu USD để tập đoàn trồng cây cao su. Thời điểm này, giá vốn trồng cao su 1.400 USD/tấn, giá là 5.200 USD/tấn, là mảng kinh doanh siêu lợi nhuận.
Nhưng "người tính không bằng trời tính". Đến khi Hoàng Anh Gia Lai khai thác cao su thì giá còn 1.100 USD/tấn. Năm 2016, tập đoàn mất thanh khoản, không tiền trả lãi, không tiền trả lương. Từ một công ty từ vực cao, Hoàng Anh Gia Lai rơi xuống vực thẳm.
Nhìn lại, bầu Đức nói vẫn tự hào vì Hoàng Anh Gia Lai là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam dám tuyên bố mất thanh khoản. Lúc bấy giờ, tập đoàn nợ tới 32.000 tỷ đồng. Tham vọng đưa Hoàng Anh Gia Lai là tập đoàn nông nghiệp hàng đầu khu vực nhưng không thành.
"Lúc bấy giờ nhiều người nói ông Đức không biết quản trị, không biết quản lý. Mình là kẻ thua, chỉ biết gục đầu xuống, lặn sâu không nói gì", ông trải lòng về biến cố. Tuy nhiên, ông Đức cho rằng trên thương trường, còn kinh doanh là còn thắng, còn kinh doanh là còn thua, rủi ro luôn hiện hữu.
Sau cú sốc về giá cao su năm 2016, Hoàng Anh Gia Lai quyết định "chết ở đâu đứng lên ở đó", chuyển đổi từ con số 0. Tập đoàn lựa chọn lấy ngắn nuôi dài, trồng cây ngắn ngày lấy tiền như ớt, chuối, chanh dây. Trong đó, cây chuối đã cứu Hoàng Anh Gia Lai thoát khỏi cái khổ, cái khó. Từ không có gì, đến nay tập đoàn đầu tư đến 7.000 cây chuối, dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về diện tích, chiếm thị phần ở Hàn Quốc, Nhật Bản...
Sau chuối, Hoàng Anh Gia Lai đã chuyển qua cây sầu riêng. Tập đoàn đến nay có 3 loại chủ lực trái cây là chuối, sầu riêng, bưởi. Ngoài ra, Tập đoàn còn nuôi heo, gà; đang nuôi cá tầm và cá hồi, chưa thu hoạch tạo dòng tiền, có thể có kết quả vài tháng nữa.
Ông Đức bày tỏ, Hoàng Anh Gia Lai xuất khẩu sản phẩm đi những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc thì tại sao thị trường Việt lại không được? Do đó, tập đoàn hướng vào thị trường nội địa, để người dân được hưởng sản phẩm tốt.
Bầu Đức tự tin chuối Hoàng Anh Gia Lai ngon nhất Việt Nam vì được trồng trên độ cao 900m so với mực nước biển, thời tiết mát mẻ, trồng một năm mới được thu hoạch (nhiều hơn 3 tháng so với trồng thông thường) nên chuối dẻo, thơm hơn và ngọt hơn.
Theo kế hoạch ký kết giữa 2 doanh nghiệp, chuỗi siêu thị trên sẽ bán các loại sản phẩm trong hệ sinh thái của Hoàng Anh Gia Lai, như chuối, heo... Hoàng Anh Gia Lai cũng tặng 1 triệu trái chuối cho chuỗi này để phân phối tới khách hàng.
" alt=""/>Bầu Đức: "Chết ở đâu đứng dậy ở đó"Với một lượng cầu giá thấp đổ vào thị trường trong phiên chiều, VN-Index lấy lại được mốc 1.250 điểm, ghi nhận thiệt hại còn 10,14 điểm tương ứng 0,8% còn 1.254,64 điểm. Phân nửa cổ phiếu trong rổ VN30 giảm giá, chỉ số này đánh rơi 0,23%. HNX-Index giảm 2,14 điểm tương ứng 0,89% và UPCoM-Index giảm 1,12 điểm tương ứng 1,16%.
Toàn thị trường có 648 mã giảm giá, gấp gần 3 lần số mã tăng, trong đó 38 mã giảm sàn với 22 mã giảm sàn trên HoSE.
Nhờ sự hồi phục của các mã lớn thuộc ngành ngân hàng và thực phẩm, đồ uống nên VN-Index lấy lại được ngưỡng 1.250 điểm (Nguồn: VNDS).
Thanh khoản HoSE đạt 923,62 triệu cổ phiếu tương ứng 21.115,16 tỷ đồng; HNX có 80,32 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.620,23 tỷ đồng và sàn UPCoM có 59,27 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 925,4 tỷ đồng.
VN-Index thu hẹp được thiệt hại nhờ sự hồi phục của cổ phiếu ngành ngân hàng và ngành thực phẩm - đồ uống.
Theo đó, mức điều chỉnh tại ACB, LPB, EIB, STB, SHB, MBB thu hẹp; BID, NAB và VPB về lại mốc tham chiếu. Đáng chú ý là có nhiều mã đã lấy lại được trạng thái tăng: HDB tăng 1,4%; khớp 10 triệu đơn vị; TPB tăng 1,1%, khớp 32,7 triệu đơn vị; TCB tăng 1,1%, khớp 14,5 triệu đơn vị, các mã khác như OCB, CTG, SSB, MSB, VCB cũng tăng giá và có thanh khoản tích cực.
Nhờ có MSB tăng 1,7%; SAB tăng 0,9%; VNM tăng nhẹ nên nhóm cổ phiếu thực phẩm - đồ uống cũng có chuyển biến tích cực. Dù vậy, vẫn có nhiều mã trong ngành này bị chiết khấu giá ở mức sâu như CMX giảm sàn, AGM giảm 5,1%; DBC giảm 4,8%; LSS giảm 4,5%; HNG giảm 3,4%; ANV giảm 3,2%.
Phiên hôm nay, cổ phiếu nhỏ bị bán mạnh. VNSML-Index đại diện nhóm cổ phiếu penny giảm 36,19 điểm tương ứng 2,4% còn VNMID-Index đại diện cho cổ phiếu vốn hóa trung bình giảm 29,91 điểm tương ứng 1,54%.
Lực bán tại nhóm ngành bất động sản vẫn mạnh mẽ: TIP, HDG và QCG giảm kịch sàn. Riêng HDG giảm sàn, trắng bên mua và khớp lệnh 10,7 triệu đơn vị; QCG trắng bên mua, khớp lệnh chưa tới 60.000 cổ phiếu nhưng dư bán sàn hơn 6 triệu đơn vị.
Một số mã khác như HTN, NVL, TDH thoát sàn song mức đóng cửa cuối phiên vẫn ghi nhận giảm sâu: HTN giảm 6,4%; NVL giảm 6,3%; TDH giảm 6,2%. Một loạt các mã khác chịu áp lực khá lớn như CRE giảm 4,3%; LHG giảm 4,3%; HQC giảm 3,7%; TCH giảm 3,7%; CCL giảm 3,4%.
Tương tự với nhóm xây dựng và vật liệu, cổ phiếu EVG và KPF giảm sàn, DPG và HBC thoát sàn nhưng đóng cửa vẫn thiệt hại khá lớn: DPG giảm 6,1%; HBC giảm 5,7%. Tại ngành tài nguyên cơ bản, cổ phiếu SMC và DLG trắng bên mua; SAV giảm 4,1%; TLH giảm 4%; HSG giảm 3,8%.
Loạt cổ phiếu ngành chứng khoán tiếp tục bị bán tháo gồm có TVS, CTS, VDS, APG. Các mã này kết phiên tại mức giảm sàn và trắng bên mua. VIX giảm 6,6%, khớp lệnh 27,7 triệu cổ phiếu; BSI giảm 5%; AGR giảm 4,9%.
Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines có thêm một phiên giảm sàn về mức 24.350 đồng, khớp lệnh chỉ 1,2 triệu cổ phiếu nhưng còn dư bán sàn gần 4 triệu đơn vị.
Chỉ trong một tuần qua, HVN đã "bốc hơi" 27,5% thị giá, song thanh khoản giảm mạnh ở phiên hôm nay cho thấy, nhiều nhà đầu tư mua vào giá thấp, giá sàn HVN ở các phiên gần đây đang bị mắc kẹt lại.
Phiên 16/7, mã này giảm sàn nhưng khớp lệnh hơn 11 triệu cổ phiếu. Phiên 17/7, thanh khoản giảm còn 8,7 triệu đơn vị, đến phiên 18/7 thì mức khớp lệnh là 9,1 triệu đơn vị.
Không chỉ riêng HVN mà với nhiều cổ phiếu khác, với tình trạng suy giảm liên tục, những nhà giao dịch ngắn hạn đang phải chịu thử thách lớn do phải gồng lỗ.
Yếu tố tích cực của phiên giao dịch này là động thái trở lại mua ròng của khối ngoại. Nhóm nhà đầu tư này thực hiện mua ròng 456 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó mua ròng 436 tỷ đồng trên HoSE. Mã được mua ròng mạnh nhất là SBT với 376 tỷ đồng, FPT, POW, VND và SSI cũng được mua ròng.
" alt=""/>Cổ phiếu bị bán mạnh, nhà đầu tư "ngộp thở" gồng lỗ