Thay vì đánh thuế, nên hướng dẫn cách sử dụng điều hòa
Thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) tranh luận, chức năng của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều tiết thu nhập với mặt hàng xa xỉ và định hướng hành vi người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Thực tế cho thấy, việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Việt Nam rất tốt. Tuy nhiên, chi phí y tế của nước ta tốn nhiều vào việc điều trị các loại bệnh tật, đặc biệt là bệnh tiểu đường và bệnh phổi.
Do vậy, đại biểu đề nghị cần phải quyết liệt trong thực hiện áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và cần đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2045, Việt Nam có thể trở thành quốc gia không còn người hút thuốc lá.
Đối với việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, đại biểu đề xuất một danh mục cụ thể liệt kê các loại đồ uống có đường cần áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt. Danh mục này do Chính phủ điều chỉnh theo từng thời kỳ.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Ảnh: QH).
Đặc biệt, đại biểu đề nghị không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với máy điều hòa.
"Bởi điều hòa không có lỗi. Điều hòa giúp điều kiện sống của người dân tốt hơn, đặc biệt là cho sức khỏe của người già và trẻ em", ông Nghĩa cho hay.
Thay vì đánh thuế, đại biểu cho rằng, nên hướng dẫn người dân cách sử dụng máy điều hòa hợp lý.
Cũng thảo luận về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng,quy định đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa như hiện nay đã không còn phù hợp.
Theo bà Nga, điều hòa nhiệt độ được sử dụng như một thiết bị thiết yếu. Hầu hết các gia đình hiện nay đều sử dụng điều hòa nhiệt độ, ngay cả các phòng trọ cho đối tượng thu nhập thấp, sinh viên thuê cũng đều trang bị điều hòa nhiệt độ.
Điều đó cho thấy đây không còn là mặt hàng được coi là xa xỉ, dành cho đối tượng thu nhập cao. Vì vậy, theo đại biểu, nên cân nhắc bỏ quy định đánh thuế đối với điều hòa nhiệt độ.
Cân nhắc tăng thuế với xe pick-up chở hàng
Về mặt hàng thứ hai là xe ô tô bán tải pick-up chở hàng cabin kép, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng hiện nay, dòng xe này sử dụng chủ yếu ở ngoài đô thị với công năng chính là chở hàng.
Nhiều hộ gia đình, đơn vị sử dụng phục vụ kinh doanh vừa và nhỏ, thuận tiện, đơn giản trong vận chuyển.
Hơn nữa, tại Việt Nam, xe pick-up chở hàng cabin kép chỉ chiếm khoảng 5% thị phần ô tô cả nước, chưa đến mức quá lớn để gây ảnh hưởng đến giao thông nếu sử dụng trong khu vực đô thị.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Ảnh: QH).
Do đó, đại biểu đề xuất cân nhắc lại việc tăng thuế với xe pick-up chở hàng cabin kép; cần hài hòa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Theo đại biểu, nếu cần phải tăng để thu ngân sách thì nghiên cứu lại lộ trình phù hợp, từ 3 đến 5 năm, lùi thời hạn áp dụng và mức tăng vừa phải, ổn định để bảo toàn nguồn lực chung cho doanh nghiệp, người dân, cho ngân sách.
Về quy định giao Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, đại biểu đề nghị cần phải cân nhắc.
Việc bổ sung một đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng, và đặc biệt là việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp liên quan. Đồng thời, quy định đối tượng chịu thuế còn kèm theo việc quy định mức thuế suất là bao nhiêu.
Vì vậy, đại biểu cho rằng ít nhất nên giao Chính phủ quy định sau khi xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoặc cần thiết thì phải trình Quốc hội cho ý kiến.
" alt=""/>Điều hòa "không có lỗi", nên bỏ quy định bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệtTổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Kyodo News(Nhật Bản) vào ngày 2/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ám chỉ rằng Kiev muốn chấm dứt xung đột càng sớm càng tốt và giành lại các khu vực Crimea, Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhia sau khi triển vọng gia nhập NATO trở nên rõ ràng. Đây là những khu vực tại Ukraine mà Nga đã tuyên bố sáp nhập sau các cuộc trưng cầu dân ý.
Tuy nhiên, ông Zelensky thừa nhận lực lượng Ukraine không thể giành lại những vùng lãnh thổ đã mất. Theo ông, ngoại giao là lựa chọn duy nhất với Ukraine, nhưng điều đó chỉ có thể thực hiện được khi Kiev đủ mạnh.
"Quân đội của chúng tôi không đủ sức mạnh để làm điều đó… Chúng tôi phải tìm các giải pháp ngoại giao", nhà lãnh đạo Ukraine nói.
Theo tổng thống Ukraine, ngoại giao sẽ có cơ hội "chỉ khi chúng tôi biết rằng chúng tôi đủ mạnh" và Nga không thể tiến hành các cuộc tấn công mới.
Ông Zelensky nói thêm rằng cuộc xung đột ở Ukraine đã bước vào "giai đoạn khó khăn".
Ông Zelensky cho biết, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, người sẽ tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1/2025, hiểu rõ các chi tiết trong "kế hoạch chiến thắng" của ông, đồng thời nói thêm rằng sáng kiến này sẽ đưa Ukraine vào "vị thế mạnh" để đàm phán.
Kế hoạch chiến thắng được Tổng thống Zelensky công bố vào tháng 10, trong đó kêu gọi lời mời ngay lập tức gia nhập NATO, sự hỗ trợ quân sự không hạn chế của phương Tây và áp dụng các biện pháp răn đe thông thường tại Ukraine để kiềm chế Nga.
Moscow đã bác bỏ kế hoạch này vì cho rằng đây là "một tập hợp các khẩu hiệu không mạch lạc" và là công thức cho sự leo thang.
Theo ông Zelensky, đội ngũ của Tổng thống đắc cử Trump đang "nghiên cứu kế hoạch và chúng tôi sẽ nghe từ họ... nhưng sẽ không có sự nhượng bộ nào từ phía Ukraine".
Trước đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin Sky News, Tổng thống Zelensky bất ngờ tuyên bố, Ukraine có thể ký thỏa thuận ngừng bắn với Nga nếu các vùng lãnh thổ Ukraine hiện kiểm soát được đặt dưới sự bảo trợ của NATO, trong khi các vùng bị Nga kiểm soát sẽ khôi phục sau này thông qua con đường ngoại giao.
Đây là một trong những tín hiệu gần đây cho thấy sự điều chỉnh trong lập trường của Kiev về đàm phán với Moscow.
Trước đây chính quyền của ông Zelensky khẳng định không nhượng bộ về lãnh thổ, và quyết theo đuổi chiến thắng trên chiến trường. Tuy nhiên, hiện tại, Kiev phát tín hiệu ưu tiên các cam kết an ninh hơn để đảm bảo Nga không thể phát động một chiến dịch tấn công nào khác trong tương lai.
Theo giới quan sát, những bước lùi trên chiến trường của Kiev cũng như việc Tổng thống đắc cử Trump theo đuổi giải pháp nhằm nhanh chóng chấm dứt xung đột Nga - Ukraine là hai trong số các lý do khiến Ukraine thay đổi lập trường.
Hồi tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nêu ra các điều khoản cụ thể hơn nhằm chấm dứt xung đột bao gồm: Ukraine sẽ phải từ bỏ tham vọng gia nhập NATO, rút hết quân đội khỏi toàn bộ lãnh thổ của các khu vực mà Nga tuyên bố chủ quyền.
Moscow hiện kiểm soát khoảng 20% lãnh thổ Ukraine, trong khi đó, Kiev kiểm soát hàng trăm km2 lãnh thổ ở tỉnh biên giới Kursk của Nga.
Theo Tass" alt=""/>Tổng thống Zelensky: Ukraine không thể giành lại các vùng lãnh thổ đã mất