Nvidia và ARM đều cố gắng thuyết phục các nhà lập pháp, nói rằng họ sẽ đầu tư mạnh tay cho ARM và cho phép các hãng khác tiếp tục sử dụng thiết kế vi xử lý của công ty. Mặc dù vậy, mọi nỗ lực đã trở thành công cốc.
"Viên ngọc quý" ngành bán dẫn xứ sương mù
ARM, công ty có trụ sở tại Cambridge, Anh, được SoftBank mua lại với giá 32 tỷ Bảng vào năm 2016.
Trước đó, ARM được tách ra từ công ty điện toán ban đầu có tên Acorn Computers vào năm 1990. Kiến trúc vi xử lý tiết kiệm điện của công ty đang được sử dụng trong 95% điện thoại thông minh toàn thế giới và 95% chip đang được thiết kế tại Trung Quốc. Hiện ARM có hơn 6.000 nhân viên toàn cầu, 3.000 nhân viên tại Anh và được coi là "viên ngọc quý" của ngành công nghệ xứ sương mù.
Geoff Blaber, CEO hãng phân tích CCS Insight, cho rằng ngay từ đầu thoả thuận đã gặp áp lực lớn và sự giám sát chặt chẽ.
“Không bất ngờ khi thương vụ này kết thúc thất bại. Tìm cách xoa dịu các nhà lập pháp trong khi duy trì giá trị và biện minh cho mức giá hơn 40 tỷ USD là một thách thức quá lớn”, lãnh đạo CCS Insight khẳng định.
“Chúng tôi đã nhận định vụ mua bán này sẽ gặp phải khó khăn lớn ngay từ năm 2020, chủ yếu là từ các đối tác đang được cấp phép từ ARM, những nhà sản xuất lên tới 22 tỷ vi xử lý mỗi năm”, Blaber chia sẻ.
Như đã dự đoán, sự phản đối mạnh mẽ cho thấy tầm quan trọng chiến lược về công nghệ của ARM, và sẽ là yếu tố để ARM duy trì trạng thái độc lập.
Trong khi đó, SoftBank đang có kế hoạch đưa ARM lên sàn chứng khoán vào năm 2023. Dù vậy vẫn chưa biết công ty này sẽ niêm yết tại Anh hay Mỹ, nơi các công ty công nghệ có xu hướng được định giá cao hơn.
“IPO là một lựa chọn tốt hơn nhiều cho hệ sinh thái ARM nhưng lại khó có thể mang lại cho SoftBank khoản lợi nhuận tương đương”, Blaber nói.
Russ Shaw, người sáng lập nhóm vận động hành lang Tech London Advocates, nhấn mạnh sự cần thiết của việc ARM tiến hành IPO tại Anh.
Ông nói: “Bây giờ thỏa thuận đã chính thức khép lại và Vương quốc Anh cần tập trung duy trì quyền sở hữu đối với một trong những tài sản công nghệ đáng giá nhất của mình”.
Tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu khiến nhiều quốc gia nghĩ tới việc đầu tư nhiều hơn cho thiết kế và sản xuất bán dẫn. Liên minh châu Âu đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ USD nhằm thúc đẩy sản xuất vi xử lý trong toàn khối.
Shaw khẳng định: “Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng vi xử lý toàn cầu chưa có dấu hiệu suy giảm, đang ảnh hưởng tới tất cả các ngành công nghiệp và đời sống hàng ngày, các công ty như ARM có vai trò quan trọng trong việc duy trì vị thế công nghệ và kinh tế của Vương quốc Anh. Chúng tôi chỉ đơn giản là phải bảo vệ chủ quyền kỹ thuật số của mình, thông qua việc duy trì sở hữu đối với ARM, viên ngọc trong ngành công nghiệp bán dẫn”.
Vinh Ngô (Theo CNBC)
Reuters cho biết thương vụ mua lại ARM, công ty thiết kế vi xử lý thuộc tập đoàn SoftBank Group của Nvidia Corp sẽ không xảy ra.
" alt=""/>Tại sao thương vụ thâu tóm Arm của Nvidia thất bại?Trong thời gian gần đây, Vietnamnet nhận được nhiều phản ánh của độc giả về tình trạng bị dội "mưa cuộc gọi" khi người thân của họ vay tiền qua app tín dụng đen. Khi người vay không trả nợ đúng hạn sẽ bị các đối tượng gọi điện đến số điện thoại của người thân quen trong danh bạ của người vay tiền để nhục mạ, hạ uy tín, gây sức ép, buộc người vay tiền phải trả nợ.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Minh Hải, CEO Tienngay.vn cho hay, sở dĩ dịp cuối năm này nhiều người vay và người thân của họ bị dội bom cuộc gọi liên tục vì các app tín dụng đen đang quay trở lại. "Sau một thời gian bị cơ quan công an làm gắt gao các app tín dụng đen âm thầm rút lui khỏi thị trường. Thế nhưng hiện nay chúng đã quay trở lại để đòi tiền con nợ. Các app tín dụng đen sử dụng phần mềm truy vết từ Facebook và từ các số điện thoại liên lạc… để tìm ra mối liên quan.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Việt Vĩnh CEO của Fiin Credit – một công ty hoạt động theo mô hình cho vay ngang hàng (P2P) cho hay, các app tín dụng đen bắt đầu quay trở lại quấy đảo thị trường vào dịp cận tết để đòi tiền con nợ. Chúng tiến hành gọi điện khủng bố những người có liên hệ với con nợ để gây áp lực phải trả tiền.
Phân tích thêm về thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo vay tiền online, ông Trần Việt Vĩnh, CEO của Fiin Credit cho hay, điểm mấu chốt là dụ khách hàng cài app của bọn chúng để làm thủ tục cho vay tiền online. Các app đã được cài mã độc để đánh cắp dữ liệu trong smartphone của khách hàng như danh bạ điện thoại và có thể là những nội dung nhạy cảm khác… Từ đó, các đối tượng ép khách hàng phải trả số tiền lớn hơn nhiều so với khoản vay mà bọn chúng chuyển vào tài khoản cho khách hàng. Nếu không làm theo yêu cầu, các đối tượng sẽ nhắn tin với nội dung xấu cho những người thân, bạn bè của nạn nhân.
"Việc cài mã độc để đánh cắp dữ liệu trong smartphone, ép khách hàng trả số tiền theo yêu cầu của các đối tượng lừa đảo là vấn đề rất nghiêm trọng. Vì vậy, khách hàng phải nâng cao cảnh giác trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi này của tội phạm mạng. Bên cạnh đó, cần sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông cảnh báo sớm cho người dùng để phòng tránh được các thủ đoạn lừa đảo đó", ông Trần Việt Vĩnh nói.
Để giải quyết vấn nạn này, nhiều người dân đang chờ lực lượng Công an mở chiến dịch trấn áp tín dụng đen cho vay nặng lãi vào dịp cuối năm. Như vậy, mới có thể giảm thiểu những hệ lụy cho xã hội vì tín dụng đen hoành hành.
Mới đây, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó phòng Tham mưu Công an TP.HCM cho biết, hiện nay nổi lên tình trạng những người vay nợ của các tổ chức tín dụng đen khi chưa thể thực hiện nhiệm vụ trả nợ, thì bị các nhóm này sử dụng nhiều giải pháp như khủng bố tinh thần người thân quen (dù không liên quan) để làm mất uy tín của họ.
Để ngăn chặn tình trạng tội phạm tín dụng đen, Công an TP.HCM đã tập trung lực lượng xử lý nhiều trường hợp vi phạm.
Thống kê từ 1/12/2020 đến nay, Công an TP.HCM đã xử lý 347 trường hợp ném chất bẩn, dùng sim rác gọi điện đe dọa liên quan đến các đối tượng hoạt động tín dụng đen.
Lực lượng cảnh sát hình sự thành phố cũng đã phát hiện 120 vụ việc có liên quan đến tín dụng đen, trong đó, cơ quan CSĐT đã khởi tố 45 vụ án với 65 bị can...
Trong thời gian tới, Công an TP.HCM tiếp tục chỉ đạo lực lượng cảnh sát hình sự, công an xã, phường, thị trấn triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, biện pháp để phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật liên quan hoạt động tín dụng đen.
Về việc người dân không liên quan mà bị khủng bố về mặt tinh thần, bị quấy rối, xúc phạm nhân phẩm, Thượng tá Hà tư vấn, người dân có thể khiếu nại công ty tài chính về biện pháp đôn đốc, đòi nợ.
Ngoài ra, người dân có thể gửi đơn tố cáo đến thanh tra của Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan công an nếu công ty tài chính tiếp tục sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện viễn thông để quấy rối, xúc phạm nhân phẩm…
Thái Khang
Đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên của các ngân hàng, công ty công nghệ tài chính mời vay tiền online, sau đó đề nghị khách hàng chuyển 10% – 15% giá trị khoản vay để chứng minh năng lực tài chính và chiếm đoạt luôn.
" alt=""/>App cho vay nặng lãi 'tái xuất giang hồ” truy sát cả người thân con nợ