Theo Apple Insider, công ty MPH Technologies của Phần Lan nộp đơn lên tòa án ở Mỹ kiện Apple đã vi phạm 8 sáng chế trong ứng dụng iMessage, FaceTime và tính năng VPN liên tục.
Theo đó, công ty này đã cáo buộc nhà “Táo khuyết” đã sử dụng trái phép 8 bằng sáng chế liên quan đến ứng dụng iMessage và FaceTime nhưng chưa chịu trả tiền.
![]() |
Apple liên tiếp dính vào lùm xùm kiện tụng với các cáo buộc liên quan đến vi phạm bản quyền |
Đơn kiện của MPH cũng chỉ ra, Apple đã áp dụng công nghệ của mình trên các thiết bị chạy iOS 8 đến 12, OS X Yosemite, El Captian, macOS Sierra, High Sierra, Mojave và watchOS 2 đến 5 mà không được phép.
Lùm xùm này diễn ra từ năm 2016, nhưng mọi chuyện có vẻ không được thống nhất.
Tháng 5/2017, cố vấn của Apple tuyên bố đang chuẩn bị phân tích chứng minh công nghệ của hãng không vi phạm bằng sáng chế của MPH.
Sau đó, cuối tháng 9/2018, MPH quyết định đưa Apple ra hầu toà, không chỉ yêu cầu bồi thường còn muốn có một lệnh cấm vĩnh viễn Apple sử dụng 8 bằng sáng chế trên iPhone và iPad.
Chưa rõ chiến thắng sẽ thuộc về ai, tuy nhiên nếu công ty Phần Lan thắng kiện thì Apple có thể phải chi khoản tiền không hề nhỏ.
Được biết trước đó, vào tháng 7/2018, công ty TNHH Asahi ở Singapore - một công ty cũng có tên tuổi trên thị trường đã đệ đơn kiện lên tòa án bang Ohio, Mỹ yêu cầu xét xử Apple vì hãng này đã sử dụng công nghệ hàn không chì của Asahi đăng ký sáng chế năm 2001 mà không xin phép. Vụ kiện cáo buộc Apple đã sử dụng công nghệ hàn này trong quá trình sản xuất 5 mẫu điện thoại bao gồm: iPhone 7, iPhone 7 Plus, iPhone 8, iPhone 8 Plus và iPhone X. Hiện Apple vẫn chưa có động thái gì đối với vụ kiện trên.
Theo Nguoiduatin
Tờ Palo Alto Online cho biết Apple Store tại Palo Alto, Mỹ đã bị trộm ghé thăm tới hai lần chỉ trong vòng 12 giờ vào cuối tuần trước, tức là cuối tuần mở bán iPhone Xs và Xs Max đầu tiên.
" alt=""/>Apple lại bị kiện vì vi phạm sáng chế trên iMessage và FaceTimeTrong các lĩnh vực chuyên ngành của kiến trúc ứng dụng ICT cho đô thị thông minh phát triển bền vững, đại diện Viettel nhấn mạnh, Trung tâm Điều hành thông minh đóng một vai trò đặc biệt vì đây sẽ là nơi tích hợp tất cả các lĩnh vực, các hệ thống của đô thị (Nguồn ảnh: business.viettel.vn)
Thông tin nêu trên vừa được ông Lê Quốc Hữu, Kiến trúc sư trưởng về Smart City của Tập đoàn Viettel cho biết tại phiên hội thảo chuyên đề “Các ứng dụng và giải pháp cho thành phố thông minh”, trong khuôn khổ hội nghị Thượng đỉnh về Thành phố thông minh ASOCIO 2018 - Hà Nội (ASOCIO Smart City Summit 2018-Hanoi) với chủ đề “Xây dựng thành phố thông minh hơn, an toàn hơn bằng các giải pháp số” do UBND Thành phố Hà Nội, Tổ chức Công nghiệp điện toán Châu Á – Châu Đại Dương (ASOCIO) và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) phối hợp tổ chức ngày 18/9/2018.
Theo ông Lê Quốc Hữu, Trung tâm Điều hành thông minh của thành phố (City Intelligent Operations Center) là nơi làm việc tập trung theo cơ chế phối hợp của các cán bộ giám sát, điều hành các lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đô thị như giao thông, an ninh công cộng, ưng cứu khẩn cấp... của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công của thành phố, ứng dụng các công nghệ ICT tiên tiến để thực hiện có hiệu quả các chức năng cơ bản như: giúp giám sát theo thời gian thực qua hệ thống camera giám sát và cảm biến IoT các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội, cảnh báo kịp thời các vụ việc; kết nối, chia sẻ dữ liệu với và điều phối các hệ thống giám sát, điều khiển chuyên ngành; tiếp nhận yêu cầu, phối hợp điều hành tại chỗ các hoạt động ứng cứu khẩn cấp, giải quyết các vụ việc về giao thông, an ninh công cộng, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự cho các sự kiện quan trọng, quy mô lớn.
Nhấn mạnh nhu cầu phải xây dựng Trung tâm Điều hành thông minh tích hợp phục vụ cho Đô thị thông minh và Chính quyền điện tử, vị kiến trúc sư trưởng về Smart City của Viettel liệt kê cụ thể về các chức năng mở rộng của Trungtâm Điều hành thông minh tích hợp, bao gồm: Trung tâm Giám sát Bảo mật và An toàn thông tin; Tích hợp dữ liệu với các hệ thống thông tin chuyên ngành, tạo thành Kho dữ liệu tập trung (Data warehouse) về các mặt hoạt động của thành phố, từ đó tổng hợp và hiển thị trực quan các chỉ số hoạt động quan trọng (KPI) của thành phố, cung cấp bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh tế-xã hội của thành phố/tỉnh, giúp phân tích dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội;
Trung tâm Dữ liệu mở (Open Data) - thực thi chính sách dữ liệu mở, cung cấp dữ liệu mở cho người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu khai thác sử dụng; Trung tâm Giao tiếp trực tuyến với công dân – Trung tâm Hỏi đáp hỗ trợ dịch vụ công, tiếp nhận phản ánh ý kiến của người dân; cổng giao tiếp công dân (Citizen Portal) và các ứng dụng trên mobile cho người dân; hay chức năng quản lý thông tin báo chí, truyền thông - Trung tâm Báo chí & truyền hình.
Cũng trong tham luận “Giải pháp Trung tâm điều hành thông minh của Viettel” trình bày tại hội nghị ASOCIO Smart City Summit 2018-Hanoi, ông Lê Quốc Hữu đã giới thiệu với các đại biểu về mô hình chung của kiến trúc ứng dụng ICT cho đô thị thông minh phát triển bền vững đã được Tập đoàn Viettel xây dựng gồm 18 lĩnh vực thông minh chuyên ngành thuộc 6 nhóm lĩnh vực trụ cột: Quản trị, Con người, Đời sống, Di động, Môi trường, Kinh tế.
“Tùy theo nhu cầu, khả năng đầu tư, mỗi địa phương sẽ chọn lựa ra các lĩnh vực chuyên ngành ưu tiên từ 18 lĩnh vực trong mô hình chung kể trên để đưa vào Kiến trúc tổng thể cho một giai đoạn nhất định. Trong các lĩnh vực chuyên ngành, Trung tâm Điều hành thông minh đóng một vai trò đặc biệt vì đây sẽ là nơi tích hợp tất cả các lĩnh vực, các hệ thống của đô thị”, ông Hữu nhấn mạnh.
Vị kiến trúc sư trưởng về Smart City của Viettel còn cho biết thêm, để xây dựng được Trung tâm Điều hành thông minh cần xây dựng Nền tảng Trung tâm Điều hành thông minh (IOC Platform), là phần “lõi” sau này sẽ được phát triển thành Nền tảng Đô thị thông minh (Smart City Platform) và các hạ tầng kỹ thuật như trung tâm dữ liệu, tường màn hình tấm lớn (Video Wall), Mạng trục cáp quang...
Đáng chú ý, theo chia sẻ của đại diện Viettel, Tập đoàn này đã sớm triển khai thí điểm một số Trung tâm điều hành cho các tỉnh, thành phố, đơn cử như Trung tâm Chỉ huy hinh ảnh và an ninh Quận 12, TP.HCM (tháng 5/2017), Trung tâm điều hành TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (tháng 12/2017), hay Trung tâm Giám sát điều hành thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (tháng 3/2018).
“Viettel đang nghiên cứu, thiết kế xây dựng Trung tâm điều hành thông minh cho Thành phố Hà Nội theo hình thức thuê dịch vụ CNTT và tư vấn giúp một số tỉnh, thành phố khác xây dựng, triển khai dự án Trung tâm điều hành thông minh”, ông Hữu nói.
Đề cập đến kiến trúc của Trung tâm Điều hành thông minh, từ kinh nghiệm triển khai cho các tỉnh, thành phố, đại diện Viettel cho rằng, cùng với nền tảng - hạ tầng kỹ thuật Trung tâm Điều hành thông minh còn có các Trung tâm chức năng: giám sát, điều hành giao thông; giám sát, đảm bảo an ninh trật tự công cộng; điều hành ứng cứu khẩn cấp; giám sát điều hành phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; giám sát dịch vụ công; giám sát bảo mật, an toàn thông tin; quản lý Thông tin báo chí, truyền thông; hỏi đáp, tiếp nhận ý kiến phục vụ người dân; tích hợp và phân tích dữ liệu. Trung tâm Điều hành thông minh cần được đầu tư, triển khai từng bước trong khoảng từ 2-3 năm.
![]() |
Theo đại diện Viettel, Trung tâm Điều hành Thông minh có tiềm năng ứng dụng rất lớn (Ảnh minh họa: Thái Anh) |
![]() |
Đây là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất của tất cả các dòng điện thoại thông minh. Trước đó, Samsung đã từng lúng túng trong việc định giá Note 8 với giá chỉ dưới 1000 USD và sản phẩm mới của Apple cũng không phải ngoại lệ. Các báo cáo khác nhau trong việc định giá cho dòng iPhone cao cấp sẽ nằm trong khoảng từ 1000 đến 1200 USD. Tất nhiên, iPhone 8 và 8 plus chắc chắn sẽ có giá rẻ hơn và không bao giờ có bất cứ sản phẩm nào gọi là "tiết kiệm chi phí" từ Apple. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng gần đây khi mà các nhà sản xuất đều tăng giá sản phẩm của mình để phân biệt tính năng ưu việt hơn so với các thiết bị khác.
![]() |
Không có gì đáng ngạc nhiên khi màn hình là thứ ảnh hưởng chính đến giá thành của một điện thoại thông minh. Nếu như màn hình LCD trước đây có giá chỉ 50 USD thì lần này Apple đã tiêu tốn 125 USD cho màn hình OLED trong iPhone cao cấp, đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất chung cho mỗi sản phẩm cũng sẽ tăng lên. Vậy, giá thành tăng thì chất lượng có được nâng cấp hơn ? Màn hình iPhone mới sẽ sắc nét hơn, nguồn màn hình cũng được cải thiện hơn trong khi sử dụng nhiều tính năng cùng lúc. Mới nghe thì có vẻ như không được nổi bật cho lắm nhưng LG V30 chính là một dấu hiệu khả quan cho cập nhật này. Màn hình loại mới không có xuất hiện của nút Home vật lý là điều đã quá rõ ràng, Apple cho biết điều này không gây tổn hại gì đến việc sự dụng điện thoại. Theo quan điểm của nhãn hiệu quả táo cắn nửa này thiết kế thời trang là điều không thể thiếu vì vậy bên thứ 3 chịu trách nhiệm mảng này đang đốc thúc làm việc để theo kịp thời gian ra mắt sản phẩm. Tin tốt là thiết kế tràn viền cho màn hình iPhone vẫn sẽ được giữ lại.
![]() |