Liên hệ với bác sĩ C. qua điện thoại, người này từ chối trao đổi với lý do "có việc bận". Bác sĩ này hiện tạm dừng công tác chuyên môn tại khoa Y học hạt nhân, chuyển về phòng tổ chức để tường trình.
Trong hôm nay, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM sẽ có thông tin chính thức về vụ việc.
Trước đó, chị N.T.K.T (21 tuổi, quận Bình Tân) đã gửi đơn đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM và Sở Y tế TP tố cáo bác sĩ N.Q.C có hành vi xâm hại tình dục. Chị T. có mẹ là bệnh nhân ung thư nặng, phải điều trị tại nhiều bệnh viện lớn ở TP.HCM.
Trong quá trình điều trị ung thư, chị K.T quen biết bác sĩ N.Q.C., làm tại Khoa Y học hạt nhân (Bệnh viện Ung bướu TP). Người này được cho là đã cho chị một hộp thuốc ung thư chữa bệnh cho mẹ và có hành vi xâm hại T.
Ngay sau đó, Thanh tra Sở Y tế đã làm việc với ông N.Q.C và yêu cầu giải trình các nội dung trong đơn tố cáo. Bác sĩ này không thừa nhận hành vi xâm hại tình dục. Ông chỉ thừa nhận có tư vấn và cho tặng thuốc tại nhà.
Trao đổi với VietNamNet,lãnh đạo Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khẳng định quan điểm không bao che nếu nhân viên sai phạm. Do vụ việc liên quan đến uy tín của bệnh viện và ngành y tế TP.HCM, bệnh viện mong muốn được minh bạch và rõ ràng.
Với việc thông qua dự luật, người dân tại Trung Phi có thể sử dụng Bitcoin để thực hiện các giao dịch hàng ngày, tương tự như một loại tiền tệ thông thường.
Dù mức độ phủ sóng Internet ở mức rất thấp, Cộng hòa Trung Phi vẫn chấp nhận Bitcoin là một loại tiền tệ hợp pháp (Ảnh: Getty).
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích địa chính trị và chuyên gia tài chính đang cảm thấy bối rối và khó hiểu trước động thái chính thức công nhận đồng Bitcoin của Cộng hòa Trung Phi.
Dù Cộng hòa Trung Phi là một quốc gia giàu tài nguyên như vàng, uranium và các khoáng sản có giá trị khác… tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của cuộc nội chiến từ năm 2012, hiện Trung Phi vẫn đang là một trong những quốc gia nghèo và kém phát triển nhất thế giới, với mức thu nhập trung bình ước tính đạt 477 USD/người vào năm 2020, trong đó 71% dân số Trung Phi sống dưới mức nghèo đói.
Đáng chú ý, chỉ khoảng 11% trong tổng số 4,8 triệu người dân tại Cộng hòa Trung Phi có quyền truy cập Internet, điều này khiến nhiều chuyên gia đặt câu hỏi làm cách nào để người dùng có thể sử dụng Bitcoin làm một loại tiền tệ giao dịch khi không phải ai cũng có điều kiện kết nối Internet?
"Câu hỏi lớn nhất là chính sách về tiền điện tử này là dành cho ai, khi mà tỷ lệ phủ sóng Internet tại Cộng hòa Trung Phi chỉ là 11%. Có lẽ chính phủ đã được dự báo về việc thông qua Bitcoin có thể thúc đẩy các khoản thanh toán trong nước, nhưng không rõ điều này sẽ diễn ra như thế nào?", David Gerard, một nhà nghiên cứu chính trị châu Phi, nhận xét.
Hiện Cộng hòa Trung Phi đang sử dụng đồng CFA franc Trung Phi làm đơn vị tiền tệ của mình. Đây là loại tiền tệ được sử dụng chung cho 6 nước nằm ở khu vực Trung Phi, thuộc Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi (bao gồm Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Tchad, Cộng hòa Congo, Guinea Xích Đạo và Gabon). Giá trị của đồng CFA franc Trung Phi gắn liền với biến động giá trị đồng Euro, do vậy, nhiều ý kiến cho rằng việc công nhận đồng Bitcoin là động thái để Cộng hòa Trung Phi giảm sự phụ thuộc vào đồng tiền chung CFA franc Trung Phi.
Như vậy, Cộng hòa Trung Phi đã trở thành quốc gia thứ 2 trên thế giới chính thức công nhận Bitcoin là một loại tiền tệ hợp pháp.
Trước đó, vào tháng 6/2021, El Salvador đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới xem Bitcoin như một loại tiền tệ hợp pháp và được sử dụng song song với đồng USD (tiền tệ chính thức của quốc gia này), cho phép người dân sử dụng Bitcoin cho các hoạt động giao dịch thường ngày như mua hàng hóa, nộp thuế, thanh toán hóa đơn…
Một số quốc gia khác cho phép sử dụng Bitcoin một cách hợp pháp, nhưng vẫn không xem Bitcoin như một loại tiền tệ chính thức để thay thế đơn vị tiền tệ chính thức đang được sử dụng tại quốc gia đó. Ngoài ra, chính phủ của một số quốc gia cũng đang xem xét hợp pháp hóa giao dịch tiền điện tử và chấp thuận sử dụng tiền điện tử cho các thanh toán hàng ngày.
(Theo Dân Trí)
" alt=""/>Nước nghèo nhất thế giới công nhận Bitcoin dù mức độ dùng Internet cực thấpSau 3 tháng siết chặt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và gần 1 tháng “ai ở đâu ở yên đó”, TP.HCM đang từng bước nới dần nhiều hoạt động khi tình hình dịch Covid-19 đã có chuyển biến tích cực, độ phủ vắc xin đã nhiều hơn. Ngoài quận 7, Củ Chi và Cần Giờ tuyên bố cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, tỷ lệ “vùng xanh” cũng đang dần mở rộng.
![]() |
Shipper hoạt động lại hỗ trợ tốt việc đi chợ hộ người dân. Ảnh: Thanh Tùng |
Để đạt được kết quả này là nỗ lực, sự chung tay của nhiều cá nhân và tổ chức trong xã hội. Đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế, tình nguyện viên không quản khó khăn, miệt mài ngày đêm thực hiện nhiệm vụ. Một số doanh nghiệp đã chung tay, hỗ trợ các dự án bệnh viện dã chiến, liên tục ủng hộ trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm cho đội ngũ tuyến đầu, bệnh nhân và hoàn cảnh khó khăn. Mọi nỗ lực đều hướng tới mục tiêu chung: sớm đưa thành phố trở lại nhịp sống bình thường.
Là một trong nhiều doanh nghiệp cùng góp sức, Novaland (thuộc Tập đoàn NovaGroup) đã đồng hành cùng TP.HCM thành lập 2 trung tâm hồi sức tích cực, 7 bệnh viện dã chiến, 2 khu cách ly tập trung góp phần tăng nguồn lực, cơ sở vật chất cho ngành y tế. Sắp tới, tập đoàn dự kiến bàn giao thêm một trung tâm hồi sức thuộc quản lý của Bệnh viện Trưng Vương.
![]() |
Thêm bệnh viện dã chiến, đồng lòng cùng tuyến đầu chống dịch |
Cuối tháng 8/2021, Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 do Bệnh viện Trung ương Huế tại TP.HCM quản lý bắt đầu đi vào hoạt động, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về trang thiết bị và nhân lực. Các thiết bị đều hiện đại, vật tư y tế, thuốc men được huy động đầy đủ để điều trị các bệnh nhân Covid-19 nặng. Ngoài chuyên gia, y bác sĩ giàu chuyên môn, nhiệt huyết, các công nghệ và thiết bị như robot cũng được đưa vào hoạt động. Tại đây đã có hơn 160 bệnh nhân đủ điều kiện xuất viện.
GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế tại TP.HCM cho biết: “Sự hỗ trợ đắc lực và cấp thiết của Tập đoàn Novaland giúp trung tâm nhanh chóng đi vào hoạt động, kịp thời tăng khả năng điều trị, giảm số ca bệnh nặng/tử vong. Cơ sở này được thi công ‘thần tốc’ có ý nghĩa quan trọng, góp phần cùng TP.HCM đẩy lùi dịch bệnh”.
![]() |
Bên trong bệnh viện dã chiến số 14 với quy mô gần 1.000 giường |
Mới đây, bệnh viện dã chiến số 14 do Bệnh viện Ung bướu TP.HCM quản lý cũng đi vào vận hành, đón gần 200 bệnh nhân vào điều trị với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại như máy giúp thở, bồn oxy lỏng dung tích 50m2 dẫn oxy về hầu hết các giường, máy monitor, máy thở oxy dòng cao ... cùng gần 100 bác sĩ và điều dưỡng.
Để hỗ trợ các bệnh viện, Novaland cũng đã tặng nhiều thiết bị y tế quan trọng như hệ thống tách chiết DNA-RNA tự động để xét nghiệm nhanh Covid-19, máy Real-time PCR nguyên khối, tủ tách chiết DNA/RNA bán tự động, tủ đặt phản ứng PCR bán tự động, máy monitor… cho TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác như Bình Thuận, Phú Yên, Đồng Nai, Lâm Đồng.
Trao yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn
![]() |
Nhiều người tích cực tham gia Siêu thị 0 đồng của NovaGroup |
Bên cạnh đồng hành cùng đội ngũ tuyến đầu và bệnh nhân, nhiều doanh nghiệp tích cực mở ATM gạo, chuyến xe nghĩa tình, tủ lạnh cộng đồng... giúp người dân nghèo đi qua thử thách.
Trong đó, mô hình “Siêu thị 0 đồng” của NovaGroup đã trao hơn 200.000 phần quà cho người ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại 23 quận, huyện thuộc TP.HCM và Đồng Nai. Hoạt động thu hút nhân viên tập đoàn, nghệ sĩ cùng nhiều đơn vị cùng tham gia, chuyển từng phần quà nhu yếu phẩm đến tận tay đối tượng cần hỗ trợ.
Bà Võ Thị Bích Thủy (56 tuổi) chia sẻ, “một miếng khi đói bằng một gói khi no” nên món quà này với bà rất ý nghĩa lúc ngặt nghèo, thiếu thốn lương thực. Lên TP.HCM ở trọ để đi giúp việc, bà Thủy và con trai sống nương tựa vào nhau, bữa nào lo cơm nước bữa đó, chẳng dành dụm được bao nhiêu. Dịch bệnh ập đến khiến hai mẹ con cùng các gia đình khác mắc kẹt lại xóm trọ nghèo này, 4 tháng qua sống tằn tiện chắt bóp cho qua ngày đoạn tháng.
“Tôi rất vui khi được tham gia chương trình, giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Mang phần quà tới nơi, nhìn bà con mà rớt nước mắt vì thương, chỉ ước giúp được nhiều nhiều thêm nữa”, anh Duy Cường - tình nguyện viên của Siêu thị 0 đồng xúc động bộc bạch.
Năm 2021 là một năm đặc biệt của NovaGroup. Khi doanh nghiệp chuẩn bị kỷ niệm 29 năm thành lập, các “Novator” vẫn bận rộn ngày đêm để nhanh chóng hoàn thành khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến, trung tâm hồi sức tích cực; làm tình nguyện viên “siêu thị 0 đồng”, đưa suất cơm dinh dưỡng đến y, bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch…
“Sắc xanh” dần trở lại và thay thế cho màu đỏ trên “bản đồ” Covid-19 đã trở thành phần thưởng khích lệ Novaland cùng toàn bộ nhân viên tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng vượt qua đại dịch Covid-19.
Ngọc Minh
" alt=""/>TP.HCM: Nỗ lực nhân rộng vùng xanh trên ‘bản đồ’ Covid