Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Tân, Khoa Nội - Tim mạch, Trưởng đơn vị Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, cho biết thời tiết lạnh khiến cơ thể phải tự điều chỉnh bằng cách co mạch hoặc giãn mạch. Mạch máu bị co lại đột ngột có thể dẫn đến các vấn đề như đột quỵ do nhồi máu não và nhồi máu cơ tim cấp. Nguy cơ này rõ rệt nhất là với những người bị rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp. Bác sĩ Tân cho rằng không phải ai đi săn băng, tuyết cũng có nguy cơ đột quỵ hay nhồi máu cơ tim nhưng mọi người cân nhắc giữa tình trạng sức khỏe và các trải nghiệm phiêu lưu.
Giải thích về cơ chế gây bệnh, bác sĩ này cho biết nhiệt độ thay đổi đột ngột đòi hỏi hệ thống mạch máu sẽ phải có các phản xạ để thích nghi với sự thay đổi đó. Khi mạch máu co lại, tuyến thượng thận sẽ tăng tiết catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại vi. Bên cạnh đó, đường trong gan sẽ được huy động tăng cường để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Với người đã có biến chứng xơ vữa động mạch, mạch máu kém đàn hồi, xơ cứng, máu tăng độ quánh do tăng cholesterol, lòng mạch bị thu hẹp, các cục máu đông hình thành khiến lưu lượng máu qua não giảm đến 20%. Khi gặp thay đổi đột ngột từ bên ngoài, những động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, sức cản ngoại vi tăng cao gây đứt, vỡ mạch máu não, dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ, nguy cơ tử vong cao.
Vì vậy, bác sĩ này khuyến cáo những người có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh lý về phổi tuyệt đối tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Khi nhiệt độ xuống thấp hoặc khi ra ngoài, người bệnh phải giữ ấm, đặc biệt chú ý đến đầu, cổ và các đầu chi.
BSCKII Phạm Việt Hùng, Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết khối u tuyến ức của bệnh nhân H. có kích thước khá lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, sát tim, phổi và tiếp xúc với quai động mạch chủ.
Đây là một thách thức đối với phẫu thuật viên. Quá trình bóc tách u có thể tác động đến các cơ quan mạch máu, dây thần kinh và bộ phận quan trọng, gây chảy máu khó cầm, thậm chí tử vong ngay trên bàn mổ.
Sau mổ 1 ngày, bệnh nhân ngồi dậy tập vận động và ăn uống. Hiện, người bệnh hồi phục tốt, triệu chứng nhược cơ thuyên giảm đáng kể, nói chuyện rõ ràng, cơ lực cải thiện, ăn uống được, không bị nghẹn kể cả nuốt thức ăn đặc. Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi tại khoa Ung bướu và dùng thuốc chống nhược cơ.
Đây không phải lần đầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận điều trị bệnh nhân nhược cơ do khối u tuyến ức. Các bệnh nhân đến viện với bệnh cảnh mệt mỏi dài ngày, yếu chân tay, khó nuốt, khó nói, thậm chí có trường hợp khó thở, suy hô hấp.
Triệu chứng điển hình của nhược cơ
Nhược cơ là một bệnh lý tự miễn do rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể, đặc trưng bằng tình trạng yếu mỏi các cơ vận động. Đây là bệnh hiếm gặp, tỷ lệ mắc mới khoảng 5/100.000 dân. Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào, thường gặp ở phụ nữ.
Theo các bác sĩ khoa Phẫu thuật lồng ngực Bệnh viện Bạch Mai, bệnh thường biểu hiện đầu tiên ở mắt (sụp mi). Bệnh nhân cũng có dấu hiệu khác như đầu thường rũ xuống, nét mặt thường buồn rầu, mệt mỏi, nhìn đôi, nhìn mờ. Nặng hơn, bệnh nhân có biểu hiện toàn thân như yếu tay chân, khó nuốt, nói khó. Nặng hơn nữa, bệnh nhân bị liệt các cơ hô hấp không thở được, có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
Các triệu chứng yếu cơ thường xuất hiện vào cuối ngày, hoặc sau khi vận động nhiều và thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Các cơ thường bị ảnh hưởng một bên, không đối xứng, có các biểu hiện rối loạn khác nhau.
Tuyến ức là tuyến nằm sau xương ức trong lồng ngực. Bình thường tuyến này sẽ mất đi ở tuổi trưởng thành khi đã “hoàn thành nhiệm vụ” sinh kháng thể để bảo vệ cơ thể.
Bệnh lý nhược cơ có liên quan đến bất thường của tuyến ức, khoảng 20 - 30% bệnh nhân nhược cơ có u tuyến ức. U này có thể lành hoặc ác tính. Bệnh được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật cắt tuyến ức và lọc máu (lọc kháng thể) trong một số trường hợp nặng.
Mục đích của phẫu thuật là lấy hết toàn bộ khối u và toàn bộ tuyến ức. Phẫu thuật giúp giảm triệu chứng, giảm liều thuốc và trong một số trường hợp may mắn có thể dứt điểm được bệnh. Sau mổ bệnh nhân vẫn phải tiếp tục điều trị nội khoa, hiệu quả của phẫu thuật chỉ đánh giá được sau 6 tháng - 2 năm.
Những trường hợp có kết quả giải phẫu sau mổ là ung thư hoặc u tuyến ức xâm lấn thì cần thiết phải điều trị thêm hóa xạ trị sau mổ. Trong một số trường hợp, tình trạng nhược cơ có thể nặng lên sau phẫu thuật dẫn đến suy hô hấp phụ thuộc máy thở, cần thiết phải điều trị bằng lọc máu.
Vào ngày 22/11/2023, Omron Healthcare đã tài trợ 1000 máy đo huyết áp tại nhà và 10 máy đo huyết áp chuyên nghiệp cho Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế. Các máy đo huyết áp của Omron sẽ được nhà trường tặng cho các trung tâm y tế và trạm y tế của các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên, sử dụng trong các hoạt động đo huyết áp miễn phí, khám chữa bệnh và giáo dục sức khỏe cho người dân.
Ra mắt tính năng tính toán rủi ro đột quỵ
Mới đây, Omron Healthcare đã cho ra mắt tính năng tính toán rủi ro đột quỵ trên website của Omron. Công cụ này được phát triển bởi Đại học Công nghệ Auckland (New Zealand), cho phép người dùng đánh giá nguy cơ đột quỵ trong vòng 5 hoặc 10 năm tới, đồng thời đưa ra hướng dẫn để giảm thiểu nguy cơ. Người dùng chỉ cần trả lời 20 câu hỏi và kết hợp các chỉ số huyết áp để đánh giá rủi ro đột quỵ của mình.
Việc giới thiệu tính năng mới này thể hiện cam kết của Omron Healthcare trong việc đẩy mạnh quản lý đột quỵ một cách chủ động tại Việt Nam, đồng thời trang bị cho người dân những hiểu biết sâu sắc và công cụ cần thiết để có cuộc sống khỏe mạnh hơn. Điều này gắn với tầm nhìn của công ty “Going for Zero”: giảm thiểu các biến cố liên quan đến tim mạch và đột quỵ thông qua chăm sóc phòng ngừa.
GS.TS Huỳnh Văn Minh - Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, Chủ tịch Phân hội Tăng huyết áp Việt Nam khuyến khích cộng đồng thực hiện tự đo huyết áp tại nhà. Ông chia sẻ, phương pháp tự đo huyết áp tại nhà hiện nay là xu hướng chung của thời đại. Phương pháp tự đo huyết áp được kết hợp thêm với định giá nguy cơ tai biến mạch máu não, mạch vành trong 5 - 10 năm tới bằng các bảng kiểm SCORE, bảng kiểm Framingham...
Đại diện Omron Healthcare khẳng định: “Việc kết hợp giữa thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà và sử dụng công cụ dự đoán rủi ro đột quỵ sẽ hỗ trợ người dân chủ động kiểm soát sức khỏe tim mạch của mình, đồng thời xây dựng được lối sống và cách thức sinh hoạt phù hợp để hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh hơn”.
Tìm hiểu thêm về Omron và công cụ tính toán nguy cơ đột quỵ tại: https://www.omronhealthcare-ap.com/vn/chon-song-khoe
(Nguồn: Omron Healthcare)
" alt=""/>OMRON Healthcare