>> Khốn khổ vì mua đất 15 năm không được giao nền
Chờ gần 20 năm vẫn chưa nhận được đất
Sáng 8/10, rất đông khách hàng góp vốn mua nền dự án Khu nhà ở CBCNV đã tụ tập trước trụ sở Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) và UBND quận Thủ Đức, TP.HCM, để kiến nghị các cơ quan này vào cuộc giải quyết.
Theo đơn kêu cứu của gần 200 khách hàng góp vốn dự án này, năm 2001, Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 6 (Cienco 6) ra quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng khu nhà ở cho CBCNV công ty Tranimexco (thành viên của Cienco 6), với quy mô 86.568m2. Kinh phí thực hiện dự án từ nguồn đóng góp tự nguyện của CBCNV. Công ty Tranimexco làm đại diện chủ đầu tư, quản lý, điều hành dự án. Ngày 19/4/2002, dự án được UBND TP.HCM ra quyết định giao đất tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức.
![]() |
Cư dân tụ tập trước trụ sở Sở TN-MT |
Từ tháng 3/1999, khi dự án đang trong giai đoạn lập đề án, Tranimexco đã bắt đầu thu tiền góp vốn. Sau đó, Tranimexco ký thỏa thuận góp vốn với CBCNV để huy động vốn thực hiện dự án thông qua đại diện công đoàn công ty.
Theo thỏa thuận góp vốn, Công ty Tranimexco được hưởng 5% giá trị đầu tư dự án, với danh nghĩa là đơn vị quản lý, điều hành dự án. Phương thức góp vốn chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: CBCNV góp 280 triệu đồng để làm thủ tục chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, nộp thuế sử dụng đất.
Giai đoạn 2: Giải phóng nốt phần mặt bằng còn lại, xây dựng cơ sở hạ tầng, số tiền CBCNV phải đóng sẽ được thông báo 30 ngày trước khi thực hiện.
Giai đoạn 3: Chi phí bàn giao nền và nhận giấy chứng nhận chủ quyền, số tiền cũng sẽ được thông báo sau.
Ngoài ra, ở mỗi giai đoạn có thể có nhiều kỳ góp vốn, tùy theo tình hình thực tế. Sau khi hoàn thành xong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, Tranimexco sẽ ký hợp đồng chính thức.
Dự án nhận được sự đồng tình của CBCNV, nên đến năm 2004, việc huy động vốn cho giai đoạn 1 đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, đến nay dự án cũng mới chỉ dừng ở giai đoạn giải phóng mặt bằng. Gần 20 năm trôi qua, dự án vẫn chỉ là một bãi đất trống, với cỏ dại mọc um tùm.
Cần thêm 236 tỷ mới có thể triển khai tiếp?
Tháng 7/2017, tại hội nghị toàn thể CBCNV góp vốn đầu tư dự án Khu nhà ở CBCNV, Tranimexco đã đưa ra báo cáo và kế hoạch thực hiện dự án. Theo đó, công ty này đưa ra nhiều lý do dẫn tới việc dự án chậm triển khai và cần huy động thêm vốn để thực hiện.
![]() |
Sau 20 năm, dự án vẫn chỉ là khu đất trống |
Theo báo cáo này, từ năm 2003 - 2009, Tranimexco đã thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, có một số hộ dân không chấp nhận di dời. Ngoài ra, tuyến đường vành đai 2 có đoạn cắt ngang khu đất này và được điều chỉnh từ rộng 60m lên 67m. Do đó, công ty phải điều chỉnh quy hoạch và diện tích dự án, theo hướng thu hẹp lại còn 66,798m2.
Đến tháng 7/2017, Tranimexco đã thu được tổng cộng 59,8 tỷ đồng từ CBCNV. Đơn vị này cũng đã chi hết hơn 55 tỷ đồng. Trong đó, chi cho đền bù giải phóng mặt bằng là hơn 30 tỷ đồng.
Cũng theo báo cáo này, Tranimexco cho rằng, các số liệu dự toán thiết kế đã cũ, giá cả vật liệu có biến động lớn. Do đó, cần phải huy động thêm khoảng 236 tỷ đồng nữa, nâng tổng mức đầu tư của dự án, thì mới có thể tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng. Dự kiến tới quý I năm 2019 thì hoàn thành dự án.
Tranimexco cũng đưa ra 2 phương án thực hiện. Phương án 1 là Tranimexco tiếp tục huy động vốn của cư dân thành 4 đợt. Phương án 2 là Tranimexco sẽ ứng trước khoảng 50 tỷ đồng để thực hiện, đồng thời lùi thời gian huy đông vốn theo phương án 1 thêm 3 tháng. Công ty sẽ giảm số tiền góp vốn của CBCNV, nếu nhận được tiền đền bù từ dự án đường vành đai 2.
Tuy nhiên, cả 2 phương án này đều không nhận được sự đồng tình của những người góp vốn. Những người phản đối cho rằng, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng bị đội lên tới 236 tỷ là quá cao, không thể chấp nhận được và họ không còn tin tưởng Tranimexco nữa, do dự án đã bế tắc gần 20 năm.
Tại buổi làm việc với đại diện sở TNMT và UBND quận Thủ Đức, vào sáng 8/10, khách hàng góp vốn kiến nghị các cơ quan chức năng sớm xem xét, giải quyết quyền lợi của những người góp vốn tại dự án này. CBCNV cũng kiến nghị không chi tiền bồi thường dự án đường vành đai 2 cho Tranimexco, mà phải chi trả trực tiếp cho những người góp vốn. Bởi, Tranimexco chỉ là đơn vị đại diện cho CBCNV góp vốn.
Mạnh Đức
Hà Nội đề xuất giao cho doanh nghiệp hơn 3,2 ha “đất vàng” tại khu vực sân vận động Hàng Đẫy trong thời hạn 50 năm theo cơ chế đặc biệt, không qua đấu giá...
" alt=""/>Mua đất từ thế kỷ trước, đến giờ chưa được nhận nền“Ban đầu có khói từ phía sau nên tôi không biết, tôi vẫn lái xe chạy được 1 đoạn, sau đó ngoảnh lại thấy có lửa nên vội dừng xe chạy ra ngoài” – chị T.A nói.
Thời điểm trên, chị Lê Thị T.A (SN 1985, trú tại phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) điều khiển chiếc xe ô tô Ford Eco Sport mang BKS 38A - 198.38 từ nhà ra thành phố Vinh để bảo dưỡng, khi đến địa điểm trên thì chiếc xe bất ngờ bốc cháy từ phía sau xe.
![]() |
Lực lượng chức năng nỗ lực dập lửa cho chiếc Ford Eco Sport đang cháy |
![]() | ||
nhưng nỗ lực dập lửa bất thành
|
Sau khi vụ việc xảy ra, Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn đã phối hợp với công an huyện Thạch Hà điều xe chuyên dụng đến dập lửa, tuy nhiên đám cháy bùng phát quá mạnh nên khi khống chế được ngọn lửa thì chiếc xe đã cháy trơ khung.
Theo chị T.A, chiếc xe chị mua từ tháng 9/2018, đến nay đã chạy được 9.500 km. Trên thị trường, mẫu xe này có giá từ 545-689 triệu đồng.
Hiện nguyên nhân vụ cháy đang được lực lượng chức năng làm rõ.
Lê Minh
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, video cộng tác về email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Nhiều vụ xe sang nổi tiếng ở Việt Nam bỗng dưng bốc cháy dữ dội trong khoảng 2 năm trở lại đây khiến người dùng hoang mang, lo ngại về an toàn của xe.
" alt=""/>Ô tô Ford Eco Sport cháy trơ khung trên đường ra hãng bảo dưỡngKhi Forbes công bố danh sách 10 ngôi sao kiếm tiền nhiều nhất YouTube năm 2020, cậu bé 9 tuổi Ryan Kaji tiếp tục đứng Top 1 với khoản thu nhập kỷ lục 29,5 triệu USD, chủ yếu đến từ việc chia sẻ doanh thu bán đồ chơi mang thương hiệu Ryan (branded merchandise). Ở vị trí Top 10 là ông hoàng trang điểm Jeffree Star với thu nhập 15 triệu USD.
Nhưng dù có lật tung cả danh sách này lên, người đọc cũng chẳng thể thấy Felix Arvid Ulf Kjellberg, hay còn được biết đến với cái tên PewDiePie. YouTuber người Thụy Điển này chính là người có subscribers nhiều thứ hai thế giới, chỉ sau kênh T-Series của Ấn Độ.
Điều đáng nói là hai năm trước đó, PewDiePie vẫn nằm trong Top 10 của Forbes với thu nhập lần lượt là 15,5 triệu USD (2018) và 13 triệu USD (2019). Dù gây ra rất nhiều tranh cãi về những phát ngôn phân biệt chủng tộc và bài do Thái, kênh của PewDiePie vẫn có sự tăng trưởng ổn định trong năm 2020 sau một khoảng thời gian ngắn anh chàng sinh năm 1989 này tuyên bố tạm nghỉ ngơi.
Thậm chí, khi Forbes công bố thu nhập khủng của các YouTube năm 2019, chính PewDiePie còn tuyên bố ước tính này là sai và khẳng định mình kiếm được 54 triệu USD trong năm đó, nhờ bán đồ thương hiệu mình và nhận quảng cáo ngoài. Thời điểm đó ước tính PewDiePie báo giá cát-xê là 450.000 USD cho mỗi một video quảng cáo trên kênh của mình, theo Forbes.
Trang thương mại điện tử OnBuy sau đó đưa ra thống kê chỉ ra rằng PewDiePie kiếm được hơn 70 triệu USD trong cả năm 2019.
![]() |
Ước tính thu nhập của PewDiePie năm 2019 (nguồn: OnBuy) |
Như vậy, phải chăng thống kê của Forbes có sự nhầm lẫn hay còn có một nguyên do nào đặc biệt? Theo Forbes, số liệu mà họ lấy được tham khảo từ ba nguồn và phỏng vấn những người trong ngành. Số liệu này ước tính từ tháng 06/2019 đến tháng 06/2020 và danh sách được chọn lọc từ những người kiếm được doanh thu nhờ YouTube.
Chiếu theo quy tắc này, PewDiePie hoàn toàn đủ khả năng lọt vào ít nhất Top 5. Theo OnBuy, nửa cuối năm 2019, PewDiePie kiếm được khoảng 36 triệu USD (làm tròn số). Cú hích thu nhập này đến từ việc PewDiePie kết hôn với cô bạn gái 8 năm Marzia Bisognin hồi tháng 08/2019, giúp hiệu ứng của series Minecraft Epic được kéo dài và tăng vọt về lượng người xem.
Đấy là chưa kể, hồi tháng 5 năm nay, PewDiePie đã ký hợp đồng độc quyền để livestream trên nền tảng YouTube. Số tiền mà PewDiePie bỏ túi là bao nhiêu không được tiết lộ, nhưng theo các chuyên gia nó khó có thể thấp hơn quá nhiều con số mà Ninja từng từ chối Facebook. Trước đấy, Shroud từng bỏ túi 10 triệu USD còn Ninja bỏ túi 30 triệu USD của Microsoft để chuyển sang livestream cho nền tảng Mixer.
PewDiePie là một YouTuber nổi tiếng vì chơi các game kinh dị theo phong cách hài hước, được xem là nhân vật có ảnh hưởng nhất trong giới game thủ. Thời gian gần đây, anh chàng này bắt đầu hoạt động livestream mạnh mẽ trong cuộc chiến giữa các nền tảng như YouTube, Twitch hay Facebook Gaming.
Được biết, kênh PewDiePie hiện đang có 108 triệu subs, hơn 26 tỷ view trên 4.200 video.
Phương Nguyễn
ictnews Với lượng subscriber Youtuber vượt con số 100 triệu người, PewDiePie làm cách nào để đạt được điều đó?
" alt=""/>10 ngôi sao kiếm tiền nhiều nhất YouTube 2020, sao lại không có PewDiePie?