Trung Quốc tiếp tục đứng đầu
Trung Quốc vẫn tiếp tục là quốc gia gửi nhiều sinh viên tới học tại các trường đại học Mỹ nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Năm học 2022-2023 ghi nhận 289.526 sinh viên Trung Quốc, giảm nhẹ 0,2% so với năm học trước (ở mức 290,086). Đây là mức giảm nhẹ. Trong khi đó, năm 2020-2021 chỉ có 109.492 sinh viên Trung Quốc học ở Mỹ.
Theo một cuộc khảo sát, khoảng ½ số sinh viên Trung Quốc đến Mỹ để học toán, khoa học máy tính, kỹ thuật và các môn STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) khác.
Ấn Độ dự kiến sẽ “soán ngôi”
Tổng số sinh viên từ Ấn Độ theo học ở Mỹ đạt 268.923 trong năm học 2022-2023, tăng 35% so với năm học trước (199,182), theo Báo cáo Open Doors. Số liệu này đã lập kỷ lục cho quốc gia đông dân nhất thế giới hiện nay, theo Washington Post.
Quyền phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách trao đổi học thuật Marianne Craven nói: “Mỹ duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Ấn Độ về giáo dục”. Bà cho biết sinh viên Ấn Độ bị thu hút vì nhiều lý do, bao gồm cả “đội ngũ giảng viên hàng đầu trong các trường cao đẳng và đại học Mỹ”.
Báo cáo cho thấy hầu hết sinh viên Ấn Độ này (gần 166.000) đang theo học chương trình thạc sĩ hoặc các chứng chỉ nâng cao khác. Họ đang tập trung số lượng lớn đến các bang như Texas, New York, California, Massachusetts và Illinois.
ĐH Texas ở TP Austin báo cáo có 1.248 sinh viên Ấn Độ đăng ký vào mùa thu này, và ĐH Maryland tại TP College Park ghi nhận có 1.589 người. Đại đa số sinh viên Ấn Độ đều theo học khóa sau đại học.
Hàn Quốc, Canada, Việt Nam trong top 5
Theo IIE, sinh viên Hàn Quốc chiếm 4,1% tổng số tuyển sinh đại học quốc tế tại Mỹ, với 43.847 sinh viên Hàn Quốc trong năm 2022-2023. Tính theo đầu người, Hàn Quốc có lượng sinh viên châu Á đến Mỹ nhiều thứ 3 (sau Trung Quốc và Ấn Độ).
Hầu hết sinh viên Hàn Quốc theo học các ngành như Kỹ thuật, Quản lý kinh doanh, Khoa học xã hội, Mỹ thuật ứng dụng và Khoa học đời sống.
Ở Hàn Quốc, giáo dục đại học, đặc biệt là từ các tổ chức có uy tín, là ưu tiên hàng đầu trong các gia đình Hàn Quốc. Bằng cấp của các trường danh giá này như biểu tượng địa vị để tìm được “công việc phù hợp ở công ty phù hợp”.
Tuy nhiên, các trường đại học hàng đầu ở Hàn Quốc có tính cạnh tranh khốc liệt, khiến không ít sinh viên tài năng buộc phải lựa chọn những trường tốt nhất ở nước ngoài.
Canada duy trì ở vị trí thứ 4, với 27.013 và 27.876 sinh viên theo học lần lượt vào các năm học 2021-2022 và 2022-2023, chiếm 3,2% tổng số du học sinh tại Mỹ.
Việt Nam lần đầu lọt vị trí đứng thứ 5 trong nhóm các quốc gia có số lượng sinh viên du học nhiều nhất ở Mỹ với 2% (21.900 sinh viên), tăng 5,7% so với năm học trước.
Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 2 toàn cầu về số lượng sinh viên theo học các trường cao đẳng cộng đồng ở Mỹ, chiếm 7,6% tổng số sinh viên quốc tế theo học tại các trường này.
Việt Nam đứng thứ 4 toàn cầu với 14.295 sinh viên theo học các chương trình cao đẳng và cử nhân. Ngành STEM và kinh doanh/quản trị vẫn là các khối ngành du học sinh Việt Nam tại Mỹ theo học nhiều nhất, lần lượt chiếm 47,6% và 24,7%.
Ngoài ra, top 5 trường ĐH Mỹ có sinh viên quốc tế theo học đông nhất là ĐH New York (New York), ĐH Northeastern (Boston), ĐH Columbia (New York), ĐH Arizona State (Arizona) và ĐH Southern California (California) lần lượt ở mức 24,496; 20,637; 19,001; 17,981 và 17,264.
Báo cáo Open Doors cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của giáo dục đại học quốc tế sau cuộc khủng hoảng COVID-19 toàn cầu vào đầu năm 2020, làm gián đoạn dòng sinh viên đến- đi từ Mỹ và buộc hầu hết sinh viên phải tham gia các lớp học từ xa.
Được biết, trong năm học 2019-2020, Mỹ đã đón tiếp khoảng 1.075.000 sinh viên quốc tế. Con số này giảm mạnh vào năm học tiếp theo, xuống còn khoảng 914.000, trước khi bắt đầu giai đoạn phục hồi.
Tử Huy
Theo đại diện thị trấn Nam Giang, bố mẹ N.A.T đang đi làm ăn xa, T. ở nhà với ông bà.
"Bố mẹ T. đi làm ăn ở Đắk Lắk, em mới về ở với ông bà một thời gian thì xảy ra sự việc đáng tiếc trên", vị lãnh đạo thị trấn Nam Giang cho hay.
Chính quyền địa phương cùng nhà trường đã báo cáo Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định.
Được biết, nhóm thanh niên tham gia đánh T. sau đó đã bị Công an huyện Nam Trực tạm giữ để điều tra nguyên nhân vụ việc.
GS. David Silbersweig chia sẻ: “Trí tuệ nhân tạo và não bộ đều là những hệ thống phức tạp và chúng ta cần hiểu chúng cũng như hiểu cách tương tác của chúng. Sự hiểu biết đó có thể giúp chúng ta phát triển công nghệ theo cách an toàn hơn và hữu ích hơn.”
Theo vị giáo sư, trong hàng trăm năm, con người đã luôn tò mò về tâm trí và trí thông minh. Chúng ta thường suy ngẫm dưới góc độ triết học, công nghệ và giờ là thần kinh học theo các cách khác nhau. Nhưng những con đường này đang hội tụ lại, và chúng ta cần hiểu về tâm trí con người hơn nữa dưới góc độ sức khoẻ, xã hội và công nghệ.
Theo giáo sư, chúng ta có ngày càng nhiều dạng thức khoa học hơn, từ khoa học cơ bản và khoa học quét sóng, đến khoa học hình ảnh não bộ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mạng lưới não và hệ thống thần kinh chứa sự nhận thức và hành vi trong sức khỏe và bệnh học.
Chúng ta cũng đang tiến xa hơn trong việc hiểu cách thông tin được mã hóa trong não. Chúng ta đã áp dụng học máy để giải mã hoạt động não bộ và thậm chí tái tạo hình ảnh mà một người nhìn thấy khi não của họ được quét thông qua khoa học hình ảnh não bộ.
“Ngày nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu về cách chúng ta tương tác với não. Tôi muốn nói về cách chúng ta tương tác với robot, cách chúng ta tương tác với người khác so với máy tính. Chúng ta đang bước vào một thế giới ngày càng tăng cường tương tác giữa con người và máy”, GS. David Silbersweig nói.
“Não bộ con người và trí tuệ nhân tạo đều là những hệ thống phức tạp. Nếu chúng ta có thể tận dụng và hiểu nguyên tắc cơ bản của cả hai và định hình trí tuệ nhân tạo hiểu rõ hơn về đạo đức và các khía cạnh nhân đạo xã hội trong quá trình xử lý của não bộ con người, chúng ta có thể giúp giảm bớt các khía cạnh phi xã hội và phi nhân đạo của nó, từ đó chúng ta có thể tận dụng tốt nhất công nghệ ưu việt này”, giáo sư nhấn mạnh.
Khẳng định về mục tiêu của trí tuệ nhân tạo tự nhiên, vị giáo sư cho biết: “Những gì chúng tôi đang thực hiện tại Diễn đàn toàn cầu Boston, với trí tuệ nhân tạo tự nhiên, là thúc đẩy trí tuệ nhân tạo tập trung vào con người thông qua sự kết hợp của các hệ thống tự nhiên và thần kinh học, để có thể tăng cường chính sách phát triển xã hội, công nghệ và tương tác xã hội của con người một cách tích cực; tận dụng, kết hợp kiến thức từ não và tâm trí, sức khỏe với kiến thức được phát triển trong công nghệ và trí tuệ nhân tạo”.
Thế Định
" alt=""/>Giáo sư Harvard nói về mối liên hệ giữa bộ não con người và trí tuệ nhân tạo