Joe Tsai gia nhập Alibaba của Jack Ma vào năm 1999 sau khi bỏ công việc tại Invest AB với mức lương hàng nghìn đô để làm việc cật lực với mức lương 50 USD/tuần khi Alibaba mới chỉ là một startup nhỏ nhoi khởi nghiệp tại Hàng Châu, Trung Quốc. Ngày nay, đế chế này đã vươt eBay, PayPal và sánh ngang tầm với Amazon, và là công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
Jack Ma – một thầy giáo tiếng Anh hiểu biết, khiêm tốn, hài hước và rất có tầm nhìn – không nghi ngờ gì, chính là kiến trúc sư trưởng và nguồn cảm hứng cho sự phát triển thần kỳ của tập đoàn này. Nhưng Alibaba sẽ không được như ngày hôm nay nếu thiếu Joseph Tsai, một con người tinh tế, một luật sư được đào tạo bài bản tại Mỹ, một nhà kinh doanh tài chính có tư chất của cả phương Đông và phương Tây và một khối óc nhanh nhạy với lợi nhuận. Nhờ có Tsai, Alibaba không còn chỉ là một công ty Trung Quốc.
![]() |
“Anh ấy rất cá tính. Khá khiêm tốn. Rất có sức hút. Rất thông minh. Rất quyết đoán,” một đối tác người Mỹ từng đàm phán với Tsai nhớ lại. Sự hợp tác đó đúng là một gia tài”.
" alt=""/>Phó tướng Thái Sùng Tín đã giúp Jack Ma xây dựng đế chế Alibaba như thế nào?Trong thông tin phát ra tối qua, 16/8/2017, Kaspersky cho biết, tháng 7/2017, một tổ chức tài chính là đối tác của hãng đã tiếp cận với nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu Kaspersky Lab. Các chuyên gia bảo mật của tổ chức tài chính này lo lắng về các yêu cầu DNS (tên miền máy chủ) đáng ngờ bắt nguồn từ một hệ thống liên quan đến việc xử lý các giao dịch tài chính.
Các cuộc điều tra tiếp theo cho thấy nguồn gốc của những yêu cầu là phần mềm quản lý máy chủ được sản xuất bởi một công ty hợp pháp và được hàng trăm doanh nghiệp lớn trên thế giới trong các ngành tài chính, giáo dục, viễn thông, sản xuất, năng lượng và vận tải sử dụng. Đáng lo ngại là nhà cung cấp không hề thiết lập phần mềm thực hiện những yêu cầu này.
Các phân tích sâu hơn của Kaspersky Lab cho thấy, những yêu cầu đáng ngờ thực sự là kết quả hoạt động của một mô-đun độc hại ẩn bên trong một phiên bản gần đây của phần mềm hợp pháp này. Sau khi cài đặt bản cập nhật phần mềm bị lây nhiễm, mô-đun độc hại sẽ bắt đầu gửi truy vấn DNS tới các tên miền cụ thể (máy chủ lệnh và điều khiển) với tần suất 8 giờ/lần.
Yêu cầu sẽ chứa thông tin cơ bản về hệ thống nạn nhân (tên người dùng, tên miền, tên máy chủ lưu trữ). Nếu kẻ tấn công xem hệ thống này là “thú vị”, máy chủ lệnh sẽ trả lời và kích hoạt một nền tảng backdoor đầy đủ chính thức âm thầm triển khai bên trong máy tính bị tấn công. Sau đó, theo lệnh từ những kẻ tấn công, nền tảng backdoor sẽ có thể tải về và thực thi mã độc hại hơn.
Sau khi phát hiện, Kaspersky Lab đã thông báo cho NetSarang - nhà cung cấp phần mềm bị lây nhiễm và nhà cung cấp này đã kịp thời gỡ bỏ mã độc và phát hành bản cập nhật cho khách hàng.
" alt=""/>Phát hiện mã độc ẩn trong phần mềm quản lý máy chủ của NetSarangLG đã chính thức thông báo tin trên hôm 22/8. Theo công ty Hàn Quốc, nhà máy mới có tổng diện tích hơn 23.225m2 và dự kiến sẽ mang lại gần 300 việc làm mới cho người lao động.
Tổng số tiền đầu tư của LG dành cho nhà máy là 25 triệu USD. Chính quyền Michigan đã cam kết sẽ trợ cấp 2,9 triệu USD cho dự án này trong vòng 4 năm tới.
Việc kinh doanh các bộ phận, linh kiện xe điện rất quan trọng đối với hãng điện tử Hàn Quốc. Trong nửa đầu năm 2017, mảng kinh doanh này đem lại 1,5 tỉ USD doanh thu cho LG, tăng tới 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn mức tăng trưởng này có được nhờ sự cộng tác của LG với GM trong việc cung cấp các bộ phận, linh kiện cho các dòng xe điện giá rẻ của Bolt và Chevy.
Ngoài các pin lithium-ion cho bộ pin xe điện Bolt, LG cũng cung cấp nhiều bộ phận khác, kể cả động cơ điện, module kiểm soát phân phối điện áp, bộ chuyển đổi điện, ...
Các hãng sản xuất khác cũng rất quan tâm tới những linh kiện trên trong quá trình chế tạo các dòng xe điện của họ. Đây được coi là lí do khiến LG vung tiền xây nhà máy mới ở Michigan, Mỹ.
Tuấn Anh(Theo Techcrunch)
" alt=""/>LG vung tiền xây nhà máy sản xuất linh kiện xe điện ở Mỹ