Đây chính là lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam cần tăng cường hợp tác cùng ngành CNTT và các viện nghiên cứu để tìm giải pháp khắc phục.
Lời khuyến nghị này được vị Tổng giám đốc của Risk Masters International Inc chia sẻ với Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng trong cuộc trao đổi sáng nay, 17/8. Ông Cytryn là một chuyên gia kỳ cựu người Mỹ với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành an ninh mạng quốc tế, một trong các diễn giả tại Hội nghị Vietnam CIO Summit do VNR tổ chức ngày 18/8.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng (phải) tặng bộ tem lưu niệm cho chuyên gia Allan Cytryn. Ảnh: Giang Phạm |
Chia sẻ với ông Cytryn, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng thẳng thắn cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ ATTT ngày càng tăng, nhưng khó khăn, thách thức đặt ra cho Chính phủ là rất lớn. Chính vì thế, Bộ TT&TT rất mong muốn được tham vấn, lắng nghe kinh nghiệm từ các chuyên gia quốc tế uy tín để tìm ra lời giải cho bài toán hóc búa này.
Trước mối quan tâm của người đối thoại, ông Cytryn nhấn mạnh rõ bản chất của vấn đề an toàn thông tin là sự "kết nối thông tin" và cần phải đặt trong bối cảnh rộng. Không chỉ bởi đây là một vấn đề "khó tách bạch một quốc gia với các quốc gia còn lại" nếu muốn giải quyết, vì với sự phát triển của công nghệ, thế giới đã trở thành một thực thể duy nhất, mà còn vì tính chất quan trọng của cơ chế chia sẻ thông tin, phối hợp, hợp tác giữa các Chính phủ với nhau, giữa chính phủ với các tổ chức, doanh nghiệp, viện nghiên cứu nhằm tạo ra một mạng lưới rộng khắp: "Trong thế giới Internet kết nối như hiện nay, bạn chỉ có thể an toàn khi là một mắt xích trong cả chuỗi an toàn".
Nhận xét thách thức của tất cả những "người phải phòng phủ đều giống nhau: Đó là không biết mục đích của kẻ tấn công là gì nên rất bị động", ông Cytryn đồng tình với Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng rằng, với ATTT, một mình Chính phủ không thể tự xoay xở được mà rất cần đến sự giúp đỡ của khối tư nhân, doanh nghiệp.
"Ngay cả ở Mỹ, mới cách đây 5 năm thôi người ta cũng đã nêu câu hỏi giống các bạn. Chính phủ phải làm gì để tăng cường hợp tác, phối hợp với khối tư nhân trong lĩnh vực bảo mật?" Ở phương Tây, luật pháp có nhiều rào cản về chuyện chia sẻ thông tin, nhưng 5 năm qua, tại Mỹ bắt đầu có sự nổi lên của mô hình hợp tác giữa Chính phủ với các viện nghiên cứu và các ngành. Nhiều cơ quan đã được thành lập để phát triển, mở rộng mối quan hệ ấy, xác định rõ trách nhiệm các bên tham gia. Chính phủ hỗ trợ về mặt pháp lý cho các hoạt động bên ngoài biên giới vì các công ty này không thể hoạt động ở nước ngoài. Chính phủ cũng thiết lập một cơ chế để các công ty có thể chia sẻ thông tin mà không cần phải tự lộ mình", ông giải thích.
Theo ông Cytryn, một thách thức lớn của Việt Nam chính là thiếu quy chuẩn, và ông tin rằng Chính phủ hoàn toàn có thể bắt tay hợp tác cùng các ngành để cùng phát triển ra các chuẩn mực. "Chính phủ có thể làm việc cùng các ngành để xây dựng phương pháp triển khai, nếu không cùng nhau đề ra được các quy chuẩn thì ít nhất cũng tìm được chiến lược để đạt được những quy chuẩn đó", vị chuyên gia này khuyến nghị.
Tuy vậy, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng băn khoăn về vấn đề niềm tin. Làm thế nào để tạo dựng được niềm tin đủ lớn để các bên phối hợp với nhau hiệu quả trong mô hình đó? Liên quan đến câu hỏi này, ông Cytryn khẳng định: "Niềm tin phải được vun đắp theo thời gian và chỉ có được khi người dân nhìn thấy sự quan tâm mạnh mẽ của Chính phủ về cùng một vấn đề mà họ quan tâm. Kiểu như "chúng ta có thể bất đồng quan điểm, nhưng cùng có chung những nỗi đau. Hãy tạm gác những sự khác biệt lại để cùng hành động và tìm cách giải quyết".
"Sau vụ tấn công 11/9, chính phủ Mỹ nhận ra rằng một trong những điểm yếu lớn nhất chính là rào cản ngăn cách Chính phủ với các tổ chức. Người được cựu Tổng thống Bush giao phụ trách xử lý thảm họa đã tìm cách để gỡ bỏ những rào cản này. Tình thế đang tái diễn tại EU. EU mở cửa biên giới để cho người dân tự do qua lại giữa các nước nhưng lại không thay đổi luật về cơ chế chia sẻ thông tin giữa các chính phủ nên tạo ra những kẽ hở. Sau vụ tấn công Paris, các biên giới đã được gỡ bỏ một phần. Bài học rút ra là cần có một một mục tiêu chung, một động lực chung trước khi thảm họa xảy ra", ông Cytryn phân tích.
Một câu hỏi lớn nữa cũng được Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nêu ra tại cuộc trao đổi chính là Việt Nam có thể làm gì trong điều kiện thiếu thốn nhiều mặt, nhất là nguồn lực chi phí có hạn? Bằng cách nào Chính phủ có thể hài hòa giữa chi phí với các mục tiêu đề ra?
Câu trả lời của ông Cytryn mở ra một cách tiếp cận thú vị: "Hãy nhìn vào các nguy cơ và chi phí, ta sẽ thấy đa phần nguy cơ lớn nhất thực ra lại là những nguy cơ có chi phí khắc phục rẻ nhất. 95% số vụ tấn công thành công xuất phát từ hành vi bất cẩn của người dùng. Cụ thể: 85% số vụ do hệ thống đã bị xâm nhập, chiếm quyền điều khiển , 10% do sự bất cẩn khi dùng máy tính. Tất cả những lỗi này đâu cần nhiều tiền để khắc phục. Toàn bộ ngân sách thực ra đã được dồn vào 5% số vụ còn lại. Chính vì thế, bên cạnh việc bảo vệ những hệ thống trọng yếu thì ta cũng rất cần phải giáo dục nhận thức cho người dùng.
Ngoài ra, khi dành ngân sách cho một dự án nào đó, người ta thường nghĩ chi phí dành cho bảo mật sẽ khiến ngân sách đội lên. Thế nhưng nếu anh nghĩ đến vấn đề ATTT trong mọi việc mình làm như một yêu cầu bắt buộc thì chi phí sẽ giảm xuống, bởi yếu tố bảo mật đã có sẵn trong tất cả hệ thống rồi", vị chuyên gia người Mỹ kết luận.
T.C
" alt=""/>'Việt Nam đang thiếu quy chuẩn về An toàn thông tin'Nguyên nhân gây nổ
Pin Lithium-Ion hiếm khi bị phồng hay phát nổ, nhưng nếu bị như vậy, có thể do hai nguyên nhân. Đầu tiên là do hiện tượng đánh thủng điện, có thể xảy ra khi chúng ta làm rơi điện thoại. Một vết nứt trong khối vật liệu pin mỏng giữa các tế bào pin có thể gây ra hiện tượng ngắn mạch, dẫn tới việc phá vỡ các tế bào và gây nổ. Ngoài ra, những loại pin rẻ tiền đôi khi bị lẫn một số hạt kim loại cực nhỏ bên trong, khi chúng tiếp xúc với các phần khác của tế bào pin, cũng có thể dẫn đến hiện tượng ngắn mạch.
Với chiếc Galaxy Note 7, Samsung và hàng loạt các báo cáo khác nhau cho thấy rằng vấn đề xẩy ra khi thiết bị đang sạc. Điều này sẽ dẫn đến nguyên nhân quan trọng thứ hai – nhiệt độ. Hiện tượng quá nhiệt cũng có thể phá vỡ các tế bào trong viên pin, dẫn đến hiện tượng ngắn mạch. Tuy nhiên, điều này chỉ thường xảy ra với nhiệt độ rất cao, hoặc trừ khi viên pin bị lỗi. Sạc quá mức cũng có thể là một vấn đề, do nó sẽ làm pin nhận nhiều điện hơn mức an toàn bình thường, và làm cho chúng bị quá nhiệt.
![]() |
Hình ảnh Galaxy Note 7 cháy nổ. |
Quá nhiều nhiệt trong một khu vực nào đó của viên pin có thể dẫn đến tình trạng “thoát nhiệt.” Điều này xảy ra khi một khu vực nào đó của viên pin không thể hạ nhiệt đủ nhanh, dẫn đến một phản ứng phá vỡ dây chuyền, gây ra ngày càng nhiều nhiệt hơn. Nói cách khác, quá nhiệt gây ra một phản ứng làm đẩy nhanh quá trình tăng nhiệt. Cuối cùng, nó sẽ dẫn đến pin bốc cháy hoặc phát nổ.
Thông thường, các viên pin chất lượng cao sẽ bao gồm cả các tính năng an toàn, có thể ngăn chặn các phản ứng nguy hiểm như trên. Tuy nhiên, Samsung cho biết rằng họ đã mua các viên pin từ nhiều nhà cung cấp bên ngoài, và có lẽ một vài sản phẩm trong số họ có xu hướng dễ bị lỗi hơn.
Sạc pin và nhiệt
Có một số khả năng gây ra hiện tượng quá nhiệt bên trong và xung quanh viên pin của smartphone hiện đại. Sự phát triển của công nghệ sạc nhanh đang làm tăng thêm cường độ dòng điện khi sạc cho smartphone, và việc trao đổi năng lượng luôn sản sinh ra nhiệt lượng. Càng nhiều năng lượng, nhiệt lượng càng cao.
Trong khi một phần nhiệt này sẽ mất đi trong bản thân viên pin, một phần nhiệt khác sẽ mất đi trong quá trình chuyển đổi năng lượng khi sạc nhanh và mạch quản lý năng lượng, vốn thường nằm cạnh viên pin. Điều này sẽ làm cho một đầu của viên pin sẽ có nhiều nhiệt hơn đầu còn lại.
Các bộ xử lý bên trong smartphone ngày nay cũng sản sinh ra nhiều nhiệt hơn so với các thiết bị từ 3 hay 4 thế hệ trước. Mặc dù chúng không thường được đặt cạnh các viên pin, nó cũng là tác nhân làm gia tăng nhiệt độ bên trong một chiếc smartphone hiện đại, và cũng tác động đến việc tăng nhiệt của viên pin.
Samsung cũng đã chỉ ra rằng các viên pin bị lỗi là vấn đề trong chiếc Galaxy Note 7 chứ không phải do bất kỳ bộ phận nào khác. Tuy nhiên, dường như nguyên nhân lại không nằm trong cách thiết kế của chiếc Note 7 đã làm nó bị quá nóng, dẫn đến không an toàn cho viên pin bên trong. Thay vào đó, có lẽ Samsung đã mua phải một số lượng nhỏ các viên pin, đã không xử lý chính xác với lượng nhiệt sinh ra hoặc dòng nạp vào khi sạc. Hoặc cũng có thể nó không thiết lập đúng các thông số cần thiết khi sạc hoặc đơn giản chỉ do một lô viên pin bị lỗi.
Bảo vệ bản thân như thế nào
Trong khi chưa biết chính xác điều gì gây ra các vấn đề với chiếc Galaxy Note7 của Samsung, chúng tôi không thể nói chính xác làm thế nào để tránh những rắc rối này. Tuy nhiên, có một số mẹo thông thường có thể bảo vệ bạn và thiết bị của bạn khỏi các hiểm họa này. Các cảnh báo thông thường cho thấy điện thoại của bạn đã bị hỏng và có thể phát nổ khi chúng phát ra các âm thanh rít lên, tiếng nổ lốp bốp hoặc phồng lên. Lúc này bạn nên:
- Dừng sạc điện thoại nếu nó trở nên quá nóng: Việc này cho phép điện thoại của bạn có thời gian để hạ nhiệt trước khi sạc lại và đảm bảo bạn không đặt vật gì ngăn cản khả năng thoát nhiệt của điện thoại.
- Sử dụng sạc chính hãng: sử dụng sạc của hộp theo máy sẽ đảm bảo điện thoại của bạn nhận được dòng điện và điện thế tối ưu. Nếu bạn sử dụng một chiếc điện thoại với cổng sạc USB Type-C hay cổng sạc nhanh Quick Charge, tốt hơn bạn nên dùng cả cáp sạc đi theo máy.
- Đừng sạc điện thoại khi ở trên giường: Một thú vui của nhiều người là xem video hay đọc sách bằng điện thoại trên giường trước khi đi ngủ, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn không để điện thoại bị cuộn lại và làm nó bị quá nóng. Ngoài ra, cũng nên tránh việc đặt điện thoại dưới gối khi sạc vì nó là nguyên nhân làm điện thoại nóng lên.
- Quan tâm đến nơi sạc điện thoại của bạn: Tránh sạc trong thời gian dài ở những nơi quá nóng, ví dụ như cạnh bộ tản nhiệt, trên bảng điều khiển ô tô, hay trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong những ngày nóng.
Nếu bạn nhận thấy pin của bạn đang bị phồng lên, hãy rút sạc điện thoại và tháo pin ra, nhưng chỉ với loại điện thoại có pin rời. Đừng vứt pin hay thiết bị của bạn vào thùng rác. Hãy đưa pin của bạn đến các cơ sở loại bỏ đồ điện tử được ủy quyền hoặc các nhà bán lẻ đồ điện tử, ví dụ như Best Buy, nơi cũng cung cấp dịch vụ tái chế pin.
Nếu pin và thiết bị của bạn bị hỏng do việc pin bị phồng hoặc phát nổ, hãy đưa chúng đến nhà bán lẻ mà bạn đã mua hoặc liên hệ với nhà sản xuất. Bạn sẽ được thay thế pin hoặc đổi mới thiết bị, đặc biệt là nếu còn bảo hành.
Theo Trí thức trẻ/AndroidAuthority
XEM THÊM Những hành động vô tình vắt kiệt pin iPhone cực nhanh " alt=""/>Pin điện thoại cháy nổ, làm gì để bảo vệ bản thân
|