Ông Wang Nairu mang nước ra vườn tưới rau. Con gái ông đang là nghiên cứu sinh ở ĐH Yale. Khu vườn thuộc sở hữu của ĐH Yale, được gây dựng lên bởi những người già Trung Quốc sang Mỹ để chăm con cháu. Ảnh: AP
Công việc làm vườn giúp những cụ ông, cụ bà ở đây tìm thấy bạn bè và một công việc để làm hằng ngày trong môi trường mới. Họ còn được thu hoạch những loại rau quen thuộc, tươi ngon hơn bất cứ loại rau nào mua trong siêu thị địa phương.
“Trời nắng quá. Tôi ướt đẫm mồ hôi nhưng việc này rất tốt” – bà Zhang Zaixian, 63 tuổi tới từ Bắc Kinh chia sẻ khi đang tưới nước cho những cây hẹ trong khi cháu trai bà đi học mầm non. “Tôi rất vui”.
Khu vườn nằm ngay trong thành phố này được gây dựng cách đây khoảng 10 năm – một sản phẩm của cộng đồng người nước ngoài khi số sinh viên Trung Quốc sang Mỹ học tập ngày càng tăng.
Những người nông dân làm vườn này tới từ cả khu vực thành thị và nông thôn của Trung Quốc, và họ tuân theo những quy định bất thành văn trong việc chăm sóc khu vườn. Họ được phép bón phân nhưng không được sử dụng thuốc trừ sâu. Dọn dẹp bình nước tưới khi làm xong và dọn dẹp vườn tược vào mùa thu. Tìm một gia đình khác chăm sóc khu vườn của mình khi chuyển khỏi New Haven.
Bà Zhang có con gái từng nhận bằng Tiến sĩ ở Trung Quốc, sau đó sang làm nghiên cứu tại Trường Y ĐH Yale. Bà cho biết khi ở Bắc Kinh, bà chưa từng làm vườn. Ở Trung Quốc, bà từng làm kế toán cho doanh nghiệp và trong ngành hải quân. Sức khỏe của bà Zhang đang yếu đi trước khi bà sang Connecticut lần đầu tiên vào năm 2009, nhưng công việc chăm sóc vườn tược trong môi trường không khói bụi như ở Bắc Kinh đã giúp sức khỏe bà khá lên rất nhiều.
![]() |
Bà nói rằng khu vườn được chăm sóc tốt là nhờ những người làm vườn đã già và có tính kiên nhẫn.
“Bọn trẻ không muốn lao động chân tay” – bà cho hay.
“Tất cả những cây trồng ở đây đều ăn được, có các loại đậu, hành lá, cà chua và rau mùi”.
Hạt giống của những loại rau này được lấy từ khu Chinatown ở New York hoặc mua ở một số chợ châu Á. Các gia đình người Trung Quốc đang sống ở khu chung cư 2 tầng dọc con đường này thường chia rau cho nhau, kể cả cho những người không tham gia làm vườn.
“Tôi chưa từng làm nông khi ở Trung Quốc. Tại sao khi sang đây tôi lại nên làm công việc đó?” – ông Wang Lunji, 65 tuổi tới từ tỉnh An Huy, Trung Quốc nói. Con trai ông Wang hiện đang học sinh học tại Yale. Ông nói rằng mặc dù không làm vườn nhưng ông vẫn rất quý những loại rau được hàng xóm biếu tặng.
Khu đất trồng rau này thuộc sở hữu của ĐH Yale và những người phụ trách việc chăm sóc cây cối cho trường thường cung cấp phân bón cho những nông dân nghiệp dư này. Vấn đề duy nhất họ không hài lòng là vườn rau thường xuyên bị ăn trộm hoặc phá hoại.
Trong một số trường hợp, họ nghi ngờ lẫn nhau khi rau bị mất tích. Ông Guo Zhirong cho biết khi bị mất rau, họ chẳng thể khiến cơ quan luật pháp của Mỹ quan tâm.
“Một số người ở thành phố. Họ không biết trồng rau. Có thể họ sẽ nói ‘Chà, tuyệt quá!’, rồi cứ thế mang rau đi”.
Ông Guo năm nay 71 tuổi. Ông là một nông dân đích thực khi ở Trung Quốc. Ông là người dạy mọi người ở đây cách tưới nước, bón phân, thu hoạch.
“Dễ thôi. Họ chỉ cần nhìn tôi làm và làm theo. Một số người làm không thể gọi là xuất sắc, nhưng tạm được” – ông Guo chia sẻ.
![]() |
Từng nghĩ, du học là chuyện xa vời
Vốn là một cô gái cá tính và năng động, từ nhỏ Quỳnh Anh đã mong muốn được đi xa để học hỏi và khám phá thế giới. Tuy vậy, cô bạn này nghĩ rằng, đi du học là ước mơ ngoài tầm với vì chỉ dành cho những bạn nhà siêu giàu hoặc có huy chương quốc tế. Để chạm tay vào giấc mơ du học, Quỳnh Anh chỉ còn một cách duy nhất là xin học bổng.
Thế nhưng, ở Thanh Hóa không có các trung tâm tiếng Anh lớn dành cho các học sinh muốn đi du học nên cô bạn gần như phải tự học hoàn toàn. Dù từng là bí thư chi đoàn, thường vụ BCH Đoàn trường THPT Chuyên Lam Sơn và tham gia một số câu lạc bộ trong trường, nhưng Quỳnh Anh vẫn thừa nhận rằng ở đây không nhiều các hoạt động ngoại khóa như các thành phố lớn. Trong khi đó, hoạt động ngoại khóa năng nổ là một tiêu chí quan trọng khi xét học bổng du học. Lúc ấy, Quỳnh Anh vẫn nghĩ rằng cơ hội dành được học bổng với một học sinh ngoại tỉnh như cô là quá mong manh!
Sau đó, Quỳnh Anh tham gia cuộc thi Young Leaders Award; tham dự Diễn đàn tuổi trẻ Việt Nam…, ở đây, cô bạn được gặp gỡ, học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước nên càng có thêm động lực để thực hiện mục tiêu du học của mình.
“Con mới có 18 tuổi”!
Quỳnh Anh bắt đầu apply học bổng vào năm học lớp 11 và được lọt vào top 16 để phỏng vấn nhưng bị trượt. Cô bạn đã từng tâm sự rằng: “Cú ngã đó đã làm mình buồn một thời gian dài vì nghĩ rằng thế là hết! Không có học bổng thì mình không thể đi du học được. “Mẹ mình động viên rằng “Con cứ sống bình thường không được à?”. Bình thường nghĩa là như bao bạn bè khác, thi ĐH và học ĐH ở trong nước. Nhưng khi đó, mình đã trả lời: “Con mới có 18 tuổi!”.
Vì mới có 18 tuổi, nên Quỳnh Anh biết mình phải đứng dậy sau thất bại. Khoảng 3 tuần trước ngày thi tốt nghiệp THPT, Quỳnh Anh lại quyết định một lần nữa apply học bổng. Bố mẹ cô bạn đã phản đối kịch liệt vì kỳ thi tốt nghiệp và đại học đã quá gần. Sau khi lập một kế hoạch cụ thể về việc xin học bổng và gửi cho bố mẹ, cuối cùng bố mẹ cũng đồng ý cho cô bạn tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình với điều kiện phải thi vào trường ĐH Ngoại thương và đạt ít nhất 24 điểm.
Chỉ dành vỏn vẹn 3 tuần để ôn thi ĐH, cuối cùng Quỳnh Anh đã đỗ vào khoa Kinh tế đối ngoại của trường ĐH Ngoại thương với đúng 24 điểm. Sau đó, vừa học Ngoại thương, cô bạn vừa cần mẫn học chứng chỉ TOEFL, SAT và làm hồ sơ để chuẩn bị cho đợt apply học bổng lần thứ hai.
“Có lần khu trọ bị cắt internet một tuần, mình ngồi ở quán café dùng wifi để hoàn thành các bài luận. Gần 11 giờ đêm, quán cafe đóng cửa, mình đi bộ về nhà sau khi nhận được lời nhận xét:"I'm very disappointed by your first draft" (Dịch: Tôi rất thất vọng về bài viết đầu tiên của bạn”) cho bài tiểu luận chính. Chỉ còn ánh đèn vàng leo lét chiếu xuống mặt đường còn đọng đầy những vũng nước bẩn, mình cắn chặt môi để không khóc, tự nhủ là sẽ không bao giờ quên giây phút này” - Quỳnh Anh kể.
“Chiến đấu” tới giây phút cuối
![]() |
Gặp khá khó khăn trong hành trình săn học bổng du học, cuối cùng Quỳnh Anh cũng đã hoàn thành được mục tiêu của mình. Đối với Quỳnh Anh, suất học bổng 3,5 tỉ đồng của trường ĐH Earlham (Mỹ) giống như một giấc mơ nhưng cũng như phần thưởng xứng đáng. Cô bạn chia sẻ: “Điều quan trọng nhất mình học được trong quá trình săn học bổng là cách vượt qua tự ti để chiến đấu tới giây phút cuối cùng. Mình nhận ra rằng hãy cứ làm hết sức mình, nếu được thì tốt, không được cũng không phải chấm hết. Vì chắc chắn, cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra”.
Không những thế, việc cố gắng đạt học bổng du học còn là cách để Quỳnh Anh chứng minh rằng: Học sinh ngoại tỉnh cũng có thể xin học bổng và đi du học, cho dù không có nhiều điều kiện như học sinh thành phố. Tuy ước mơ đã trở thành hiện thực, nhưng theo Quỳnh Anh, việc du học có thật sự tốt hơn học trong nước hay không còn phụ thuộc vào bản thân mình đã cố gắng, nỗ lực như thế trong hành trình sắp tới.
Nguyễn Quỳnh Anh Sinh năm 1996 Học sinh chuyên Anh trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa; SV năm nhất Khoa Kinh tế đối ngoại, ĐH Ngoại thương Hà Nội Thành tích: - Huy chương vàng cuộc thi Toán tuổi thơ toàn quốc 2007 - Huy chương vàng cuộc thi Tiếng Anh trên mạng Internet 2010 - Giải ba quốc gia môn tiếng Anh 2013 và 2014 - Giải nhì toàn quốc cuộc thi Young Leaders Award 2011 do ĐH Melbourne tổ chức - Giải nhất cuộc thi hùng biện tiếng Anh DAV E-talent 2015 chủ đề "Hội nhập văn hóa" - Top 6 Chung kết cuộc thi tranh biện BNW 2015, chủ đề "Tiến hóa và thoái hóa" - Đại biểu Diễn đàn tuổi trẻ Việt Nam 2013 - Đại biểu Vietnam Youth Icon 2015 - Thường vụ Đoàn trường THPT chuyên Lam Sơn - Cựu trưởng ban biên tập CLB truyền thông Lam Sơn Radio và CTV của nhiều báo tuổi teen. |