TIN BÀI KHÁC
Cảnh phụ huynh nóng lòng chờ điểm thi, rồi điểm chuẩn làm tôi nhớ tới người mẹ ở cổng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Thủ Đức cách đây 10 ngày.
Đó là ngày diễn ra môn thi đầu tiên kỳ tuyển sinh vào lớp 10 ở TP.HCM. Khi thời gian làm bài còn hơn 1/3, hàng trăm phụ huynh sau khi đưa con tới điểm thi còn ngồi trong quán nước, xem điện thoại giết thời gian thì một mình chị đứng trước cổng trường.
Chị tên là Phạm Thị Hiền, nhà ở Linh Đông, Thủ Đức. Hôm đấy, con gái chị là Bùi Thị Minh đi thi. Đứng đung đưa đôi chân như không vững, mắt chị Hiền nhìn vào trường thi chăm chăm qua cánh cổng sắt, dù lúc đó chưa có thí sinh nào nộp bài.
Chị bảo con gái học khá tốt. Trong 4 năm ở trường THCS thì năm lớp 6, cháu đứng nhất khối với điểm tổng kết 9,8. Ba năm lớp 7-8-9 đứng nhì khối với điểm tổng kết 9,6 và chỉ kém bạn đứng nhất 0,1 điểm. Nhưng với cuộc đua này chị rất sợ.
"Cháu là đứa tự lực. Mỗi tháng gia đình chỉ mất 300.000 đồng cho việc học thêm môn Toán, các môn còn lại cháu tự học ở nhà. Cháu cũng đã có nhiều va chạm với các cuộc thi cấp quận, cấp thành phố. Nhưng học tài thi phận, biết đâu kì thi này có sơ sẩy" - người mẹ lo lắng.
Chị Hiền tâm sự rằng người mẹ nào cũng muốn con sau này đỡ khổ và quan niệm chỉ có con đường học mới thực hiện được điều này. Mơ ước xin học bổng, Minh - con gái chị đăng ký nguyện vọng 1 vào lớp chuyên Trường THPT Gia Định, nguyện vọng 2 vào chuyên Sinh Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.
Đêm trước ngày con thi, chị Hiền không ngủ. Người mẹ nằm thấp thỏm chờ đợi tới 4h sáng lụi cụi dậy làm cơm. Chị đánh thức con gái dậy lúc 5h rồi chở tới trường thi.
"Cháu học tốt nhưng Trường THPT Gia Định tỷ lệ chọi cao nhất thành phố. Năm ngoái, điểm chuẩn vào trường này đứng tốp 3. Tôi chỉ sợ con áp lực…" - chị Hiền bỗng bật khóc.
Tôi chỉ biết an ủi chị tin vào con mình, còn nếu không như mong muốn vẫn có nhiều lựa chọn khác.
![]() |
Còn 1/3 giờ thi người mẹ đã đứng trước cổng trường chờ con |
Hôm qua, nhìn bảng điểm chuẩn vào lớp chuyên, trường chuyên ở TP.HCM, chắc hẳn nhiều phụ huynh trong đó có chị Hiền thấy nhẹ lòng.
Năm nay điểm chuẩn vào đây giảm mạnh và gần như giảm ở tất cả các môn. Trong đó, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong có điểm chuẩn Toán giảm nhiều nhất với 6,75 so với năm 2018. Ở Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, lớp chuyên Toán cũng giảm 6,25 điểm. Con số này ở Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền là 5,5 điểm, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân giảm 4,5 điểm, Trường THPT Gia Định giảm 3,75 điểm.
Điểm chuẩn lớp chuyên Tin Trường THPT Gia Định giảm 15,75 điểm, của Trường THPT Lê Hồng Phong cũng giảm 7 điểm…
Trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM năm nay, chỉ môn Ngữ văn có kết quả cao khá cao với 94,69% thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên. Còn môn Toán có 49,62% (gần 40.000) em dưới điểm 5, môn Tiếng Anh có tới 58,4% (hơn 46.000) thí sinh có bài thi dưới 5 điểm.
Sau khi công bố điểm, nhiều phụ huynh lo lắng, thậm chí gia đình căng thẳng vì điểm thi của con.
Chị P., một phụ huynh có con được hơn 27 điểm nhắn tin hỏi tôi những trường tư thục có thể học được, vì mức điểm này có thể con không đỗ vào trường mong muốn. Chị bảo, khi biết điểm con, Không khí gia đình rất nặng nề. Chồng chị không nói gì vì cho rằng con được mẹ chiều nên học hành không tốt. Gia đình nhà nội ở quê liên tục gọi điện bởi cho rằng cách người mẹ giáo dục con được đo bằng điểm số học tập của cháu…
Với những phụ huynh, học sinh có con đăng ký và đã trúng tuyển vào trường chuyên lớp chuyên, giờ này có thể thở phào nhẹ nhõm. Nhưng hàng chục nghìn học sinh thi lớp 10 và hàng trăm nghìn phụ huynh còn lại còn hơn 20 ngày nữa TP.HCM mất ăn, mất ngủ…, chờ ngày Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo điểm chuẩn vào lớp 10 công lập.
Lê Huyền
- Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nhận định điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập ở TP.HCM năm 2019 sẽ giảm so với năm ngoái.
" alt=""/>Nước mắt người mẹ có con đạt tổng kết 9,6 đăng ký trường chuyênLiên cầu khuẩn lợn là bệnh lây truyền từ động vật sang người, chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người. Hầu hết các ca bệnh đều có liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các món đồ chưa nấu chín như nem chạo, nem chua…
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân không ăn tiết canh, không giết mổ lợn vẫn mắc bệnh. Nguyên nhân là do ăn thịt lợn nhiễm bệnh nhưng chế biến còn tái sống, tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da khi chế biến thực phẩm.
Theo thống kê, đặc biệt từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đa số bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn. Các ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống, tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh. Nhiều bệnh nhân cho biết "chỉ mổ lợn thôi cũng nhiễm bệnh".
Vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Vì thế, để phòng bệnh, người dân không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay, nên đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống; rửa tay sạch sau khi chế biến thịt.
Mắc liên cầu lợn, bệnh nhân có thể gặp biểu hiện, bệnh cảnh viêm màng não như: Sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác, xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.
Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hoá: sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... trước khi có biểu hiệu của viêm màng não.
Trường hợp nặng, bệnh nhân bị sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong.