Có nhiều điều bạn có thể làm sau khi nghỉ việc. Ảnh: Djanlissa Pringels/VICE.
3. Mang theo kỷ vật
Có thể bạn muốn bỏ lại rất nhiều điều sau khi nghỉ việc. Nhưng cũng có thể bạn muốn mang theo một số kỷ vật như cuốn sổ, chiếc cốc yêu thích hoặc danh sách mối liên hệ bạn thu thập được sau quá trình làm việc.
Tuy nhiên, hãy đảm bảo đã hỏi xin ý kiến đồng nghiệp, cấp trên nếu muốn mang về những món đồ này.
4. Xin lỗi cho những lần bận rộn
Hầu hết chúng ta đều một vài lần từ chối gặp gỡ, giúp đỡ bạn bè vì quá bận rộn với công việc. Vì thế sau khi nghỉ việc, bạn có thể thử hẹn gặp lại họ và bày tỏ sự thiện chí. Hãy thoải mái chia sẻ với họ về tâm trạng của mình, dù có thể họ không còn bận tâm nhiều đến chuyện đó.
5. Tận hưởng chiếc điện thoại im lặng
Rất nhiều nhân viên bị ám ảnh bởi hàng loạt thông báo công việc trên điện thoại. Sau khi nghỉ việc, tin vui là bạn sẽ không cần phải để ý đến những thông báo này.
Ban đầu, bạn có thể cảm thấy hơi hụt hẫng. Thế nhưng hãy học cách để tinh thần và đôi tai tận hưởng cảm giác này. Cảm giác xóa hết những ứng dụng công việc không còn cần thiết thật sự rất phấn khích.
6. Ăn trưa không vội vàng
Sau khi nghỉ việc, sẽ không còn những tác vụ cùng cuộc gọi gấp gáp, buộc bạn phải xử lý ngay cả trong bữa trưa. Vì vậy, bạn hãy học cách ăn trưa từ tốn mà không mang theo máy tính, điện thoại.
7. Không “dính chặt” với laptop
Việc đi ra đường mà không mang theo laptop sẽ giúp giải phóng cả chiếc túi và tâm trí của bạn.
8. Dành thời gian cho những dự định
Thời gian thư giãn, thảnh thơi sau khi nghỉ việc chính là lúc để bạn thực hiện những dự định mình ấp ủ. Bạn không cần xin phép sếp, không phải sắp xếp thời gian và cũng chẳng cần để ý người khác nghĩ gì về kế hoạch của mình.
9. Kiếm tiền thụ động
Nghỉ việc không có nghĩa là bạn không thể kiếm thêm tiền. Cổ phiếu, crypto hay một số phương pháp đầu tư khác chính là cách giúp bạn có thêm thu nhập mà không phải đi làm. Tuy nhiên, trước khi đổ tiền cho điều gì, hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng để tránh rủi ro không đáng có.
10. Nghỉ ngơi
Và cuối cùng, hãy cho phép mình nghỉ ngơi, không cần làm gì và cũng không cần áy náy về điều này.
Theo Zing
" alt=""/>Làm gì sau khi nghỉ việc?Mới đây, cộng đồng xôn xao phẫn nộ trước bài đăng (tus) trên mạng xã hội tố cáo một nam tài xế có thái độ "bắt nạt phụ nữ" và thiếu trách nhiệm sau khi gây va chạm tại khu vực đường dẫn từ đường trên cao xuống Linh Đàm (Hà Nội) vào ngày 23/5. "Chủ tus" là một phụ nữ cho rằng, người điều khiển xe Hyundai màu trắng đã từ phía sau đâm vào hông chiếc SUV hiệu Peugeot mà người đăng bài ngồi ở ghế phụ. Sau va chạm, hai bên đã xảy ra cãi cọ về việc người có lỗi.
Đăng kèm theo bài viết này trên mạng xã hội còn có ảnh chụp tài xế xe Hyundai và hiện trạng móp méo bên hông phải của xe Peugeot, khiến nhiều cư dân mạng dễ dàng "động lòng", lên tiếng bênh vực nữ chủ tus và lên án tài xế xe Hyundai trốn tránh trách nhiệm.
Người phụ nữ đăng bài tố cáo trên mạng xã hội thậm chí còn khẳng định rằng công an và phía bảo hiểm đã giải quyết sự việc, xác định lỗi thuộc về xe Hyundai màu trắng. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng chưa thể kết luận điều gì nếu chỉ dựa vào thông tin một chiều và không có video ghi lại sự việc.
Câu chuyện đã thu hút khá đông sự chú ý và chia sẻ của cộng đồng mạng, tài xế chiếc Hyundai nói trên sau khi bị "ném đá" dữ dội đã công bố hình ảnh do camera hành trình trên xe mình ghi lại để minh oan cho bản thân. Theo đó, chiếc xe Peugeot tưởng như bị hại trên thực chất đã đi từ đường trên cao xuống rồi chuyển làn đường mà không bật xi-nhan, đè vào vạch xương cá và có ý định rẽ phải ở nơi có biển cấm rẽ trước khi va chạm.
Sau khi clip được đăng tải, người phụ nữ đăng bài tố cáo ban đầu đã giải thích là do cô ngồi bên ghế phụ nên không quan sát rõ tình huống. Sự việc có thể là do hiểu nhầm và cô gái này ngay sau đó cũng đã gỡ bài đăng của mình trên mạng xã hội. Cộng đồng mạng lại một lần nữa "sôi sục" vì clip cho thấy những phản ánh trước đó của cô gái thiếu chính xác, khiến tài xế xe Hyundai bị mắng oan.
Hay cũng trên một diễn đàn về giao thông, một tài khoản đăng tải hình ảnh chiếc xế hộp hiệu Toyota Land Cruiser Prado đi vào làn BRT trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội) cùng dòng trạng thái "Chán mấy cụ lái ô tô nhưng tư duy xe máy lắm. Đường thì chật mà suốt ngày chen ngang".
Những tưởng chủ tus này sẽ nhận được sự đồng cảm và chia sẻ, đồng thời chiếc xế hộp kia sẽ bị "ném đá" từ cộng đồng mạng. Nhưng không ngờ, đa số bình luận trong bài viết lại tỏ thái độ phẫn nộ nhắm vào chính người chụp ảnh và đăng bài khi người này cũng đang vi phạm khi di chuyển trên làn dành riêng cho BRT.
Những câu chuyện nói trên chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp người dùng mạng xã hội quá vội vàng quy kết, "bóc phốt" lái xe khác mà chưa có được góc nhìn chính xác nhất về sự việc hoặc chính mình còn chưa thực sự chuẩn chỉnh khi tham gia giao thông.
Chậm lại một chút để không bị "việt vị"
Theo các chuyên gia tâm lý, việc sẵn sàng đưa những hình ảnh, câu chuyện "ngoài đường" lên mạng xã hội xuất phát 1 phần từ mong muốn thích thể hiện quan điểm, góc nhìn bản thân và "cái tôi" trên môi trường cộng đồng mạng, đây là kiểu tâm lý thường thấy của con người nói chung và người sử dụng mạng xã hội nói riêng.
Nhìn theo hướng tích cực, đó là trách nhiệm trong phát hiện, phản biện và đấu tranh phê phán những thói xấu, tình trạng vi phạm pháp luật trong xã hội của người dân. Thế nhưng, nhiều người lại nâng tầm quan điểm một cách thái quá và hở ra là "bóc phốt" người khác, dù có những sự việc không đáng.
Các chuyên gia cũng cho rằng, mạng xã hội chỉ là công cụ truyền tải thông tin, không phải là nơi có thể quy kết người khác, lại càng không phải chỗ dành cho những "luật sư online" phán xét đúng sai. Do đó, người dùng cần phải thực sự tỉnh táo, cân nhắc kỹ trước khi đăng tải một thông tin, hình ảnh nào đó ảnh hưởng đến người khác cũng như chính bản thân mình.
Thậm chí, nếu đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của những người trong cuộc, ngoài việc chính mình bị cộng đồng mạng "ném đá" ngược thì người đăng tải còn có thể bị xử lý nghiêm theo Luật An ninh mạng.
Cụ thể, Điều 8 Luật An ninh mạng đã quy định các hành vi bị cấm trên không gian mạng, trong đó có các hành vi "Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác...".
Tùy vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người đưa tin sai sự thật trên không gian mạng có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, ngoài việc người dùng mạng xã hội cần cân nhắc kỹ trước khi đưa một thông tin, hình ảnh gì đó lên mạng thì chính những người tiếp nhận thông tin cũng cần "sống chậm" lại để có cái nhìn và đánh giá khách quan, đa chiều hơn về sự việc. Đừng để bị "dắt mũi", hùa theo số đông để quy kết người khác trong khi bản thân chưa có được góc nhìn thực sự chính xác và đầy đủ nhất.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>'Bóc phốt' lái xe khác trên mạng: Nhanh tay chưa chắc đã hayDo nhu cầu tìm vợ ngoan của các đại gia nên các khoá học chinh phục trái tim những người đàn ông giàu có cũng mọc lên như nấm ở Trung Quốc.
Một khoá học được quảng cáo là sẽ giúp các cô gái cưới được triệu phú có học phí lên tới hơn 10 ngàn tệ (hơn 32 triệu đồng) nhưng vẫn thu hút rất nhiều sinh viên nộp đơn.
Lớp học có giáo viên là một phụ nữ 42 tuổi tên Su Fei - người nói rằng cô từng kết hôn với một triệu phú năm cô 37 tuổi. Cô cũng hứa hẹn sẽ mang lại cho các học viên cơ hội gặp gỡ những nguời đàn ông giàu có.
Trường Phụ nữ Huizhi có trụ sở ở Thành Đô, Trung Quốc này được thành lập vào tháng 5/2012 với 8 giáo viên. ‘Chúng tôi đặt mục tiêu trau dồi tính cách, tình cảm để các cô gái xây dựng được một cuộc hôn nhân hạnh phúc’ - bà Su nói và cho biết thêm rằng ngôi trường còn cung cấp nhiều khoá học được thiết kế để giúp phụ nữ tìm được một nửa của mình.
Tuy nhiên, khoá học giúp phụ nữ học cách làm quen và gây ấn tượng với những người đàn ông giàu có là cái khiến ngôi trường này được dư luận chú ý. Khoá đào tạo thông thường có giá khoảng 2.000 USD, trong khi khoá học ‘VIP’ có giá lên tới hơn 3.000 USD.
Mặc dù học phí cao như vậy nhưng nhiều quý cô vẫn mạnh dạn đăng ký khoá học đặc biệt này.
![]() |
Các ngôi trường dạy cách lấy chồng đại gia dần trở nên phổ biến ở Trung Quốc |
Yang Jie, 28 tuổi hiện đang tham gia một trong những khoá học của trường. Nhưng cô không chọn khoá học tìm một người chồng giàu có.
Sau một cuộc hôn nhân thất bại, cô đã dành 6.999 tệ (gần 23 triệu đồng) để học cách xây dựng một cuộc hôn nhân thành công.
‘Nó thực sự rất có ích. Sau khi trò chuyện với các giáo viên ở đây, tôi nhận ra lý do hôn nhân của tôi thất bại. Tôi đã học được nhiều kỹ năng giao tiếp mới – điều mà tôi nghĩ là sẽ giúp mình thành công hơn trong việc hẹn hò, thậm chí là trong mối quan hệ tiếp theo’ – Yang chia sẻ.
Bà Su Fei thì nói rằng, bà hi vọng dư luận sẽ ‘có một thái độ tích cực với ngôi trường của chúng tôi’.
‘Là một tổ chức đang phát triển, ngôi trường cần sự khoan dung. Chúng tôi dự kiến sẽ có những bài diễn thuyết trước cộng đồng trong thời gian tới để dạy nhiều phụ nữ hơn cách yêu thương, cách tìm kiếm một cuộc hôn nhân hạnh phúc’ – bà Su nói.
Học viện Nữ giới Deyu được thành lập vào tháng 5/2010 ở Bắc Kinh. Người sáng lập là ông Shao Tong, một cựu tư vấn viên của trang web hẹn hò nổi tiếng của Trung Quốc. Ông là người đã mai mối cho nhiều cặp đôi đến với nhau, trong đó có cả những phụ nữ đang tìm chồng giàu.
‘Các cô gái mong muốn được giới thiệu và hẹn hò với những người giàu’ – ông Shao chia sẻ.
Các khoá học của trường này bao gồm từ các bài học về pháp lý cho tới hôn nhân, kỹ năng trang điểm, kỹ năng giao tiếp.
Fu Xiaolu, 22 tuổi là người đã hoàn thành khoá học đầu tiên của trường, nhưng sau đó cô quyết định rằng nó không dành cho mình.
‘Tôi không đồng ý với quan điểm của các giáo viên. Ví dụ như họ dạy chúng tôi nhắm mắt làm ngơ trước việc ngoại tình của bạn trai giàu có, thay đổi bản thân để làm hài lòng họ’. ‘Tôi không đồng ý với những giá trị đó’ - Fu nói.
Li Qiang, một nhà xã hội học của ĐH Thanh Hoa cho rằng những ngôi trường này vẫn sẽ mở cửa và phát triển tốt miễn là có nhu cầu thị trường.
‘Nếu họ hoạt động đúng pháp luật thì chúng ta không có quyền can thiệp’ – Li nói và chia sẻ thêm rằng sự phổ biến của những ngôi trường này có thể là do mong muốn của nhiều phụ nữ muốn có sự đảm bảo về tài chính trong cuộc sống.
Aileen Yu, 24 tuổi là người đã tới vài cuộc gặp đại gia và từng hẹn hò với 3 người đàn ông giàu có thông qua các dịch vụ môi giới lấy chồng giàu. Cô bị bạn trai cũ bỏ vì ‘quá tham vọng’.
‘Từ khi nào ‘tham vọng’ là một thứ xấu xa vậy?’ – cô đặt câu hỏi. ‘Tôi nghĩ rằng mình là một bạn đời hoàn hảo cho những người đàn ông giàu có, học vấn cao và có trí tuệ - những người cần một người phụ nữ ủng hộ mình. Mục tiêu sống của tôi là trở thành một người vợ, một người mẹ tốt. Mẹ tôi đã dạy tôi điều này từ khi tôi còn nhỏ’.
Yu có bằng cử nhân từ một trường đại học danh tiếng ở Bắc Kinh. Cô từng thực tập và làm việc cho các tổ chức tài chính. Cô nấu ăn ngon, biết dọn dẹp nhà cửa và quán xuyến gia đình. Hiện cô đang tham gia khoá học về tâm lý trẻ em.
Bạn bè nói rằng cô đang cố gắng quá sức, còn mẹ cô thì đang thúc giục chuyện cưới xin.
‘Có gì sai khi bạn muốn yêu một anh chàng giàu có?’ – Yu nói. ‘Tôi trẻ, xinh đẹp và thông minh. Tôi xứng đáng có một người phù hợp với mình’.
Trước đám cưới xa hoa của con gái đại gia Minh Nhựa, ở Việt Nam từng có nhiều đám cưới 'khủng', ngập tràn siêu xe, vàng ròng khiến bao người ngưỡng mộ.
" alt=""/>Bí mật trong ngôi trường dạy cách lấy chồng đại gia