Hôm nay, ngày 18/7 Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam - Vietnam ICT Summit 2018 với chủ đề: “Hướng tới Chính phủ số và Kinh tế số” đã được tổ chức tại Hà Nội, với sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội Phan Xuân Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương Phạm Viết Thanh.
Là sự kiện do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) phối hợp với Ban nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) – Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính đồng tổ chức, trong năm thứ 8 được tổ chức này, Diễn đàn có sự góp mặt của hơn 650 đại biểu cấp cao từ Chính phủ, 10 bộ và các cơ quan ngang bộ; 31 cục, tổng cục, trung tâm, viện nghiên cứu; lãnh đạo tỉnh, sở, ban ngành từ 27 tỉnh, thành phố trên cả nước; đại sứ, tham tán thương mại của 12 quốc gia tại Việt Nam, các lãnh đạo doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội, các viện nghiên cứu, các trường đại học.
Đánh giá cao việc VINASA và Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính đã phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ, Bộ TT&TT và các bộ ngành liên quan tổ chức Diễn đàn quan trọng này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định, Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam thường niên lần thứ 8 có chủ đề “Hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số”. Đây là nội dung có liên quan mật thiết đến các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, là một trọng tâm của Chính phủ trong giai đoạn 2018 - 2020, định hướng tới năm 2025.
Thủ tướng cũng cho rằng, Diễn đàn lần này là Diễn đàn hành động và chúng ta cùng đồng tâm hiệp lực để hành động thành công, trước hết là xây dựng thành công Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số cho Việt Nam - một chủ đề chúng ta đã quan tâm từ lâu và bây giờ phải bắt tay vào ngay để phù hợp với xu thế hội nhập, đồng thời nâng cao chất lượng điều hành của Chính phủ và nâng cao năng suất lao động của Việt Nam.
Theo Thủ tướng, thế giới đang chuyển từ kỷ nguyên của điện tử hóa, tự động hóa, tin học hóa sang kỷ nguyên số hóa, thông minh hóa và trí tuệ nhân tạo. Những thành tựu khoa học công nghệ đã mở ra kỷ nguyên mới tác động vô cùng sâu sắc đến mọi khía cạnh của sản xuất kinh doanh, từ sản phẩm, xu hướng thị trường và tiêu dùng, kỹ năng, mô hình kinh doanh, cách thức quản trị cho đến sự vận hành các chuỗi giá trị toàn cầu và cả trong sự tương tác giữa thị trường và nhà nước.
“Chúng ta thấy xuất hiện những mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt so với truyền thống như các hãng truyền thông toàn cầu nhưng không sở hữu quyền tác giả một tin tức nào, các hãng taxi toàn cầu không sở hữu xe, các khách sạn toàn cầu không sở hữu một khách sạn nào… đã và đang góp phần định hình nên nền kinh tế mới của thời đại – kinh tế số. Chính vì vậy, chúng ta cần thảo luận để tạo ra nhận thức chung sâu sắc hơn về những vấn đề cơ bản của kinh tế số như những đặc trưng về tính chia sẻ, về giá trị gia tăng trên nền tảng kinh tế số, đặc trưng của sản phẩm khi có giá trị, quy mô và tính cá biệt, truy xuất nguồn gốc, phương thức phân phối vào thị trường.... từ đó, lựa chọn được bước đi phù hợp, phát huy tốt các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam”, Thủ tướng nêu.
Nhấn mạnh những thành tựu khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ lên mọi hoạt động của Chính phủ và toàn xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đây chính là cơ hội lịch sử song đầy thách thức đối với công cuộc cải cách và phát triển đất nước. “Để không bỏ lỡ cơ hội này thì trước hết, Chính phủ phải tự đổi mới, chuyển đổi để trở thành một Chính phủ của thời đại 4.0, có đủ năng lực quản trị phát triển quốc gia trong thời đại số. Đồng thời, các cấp, các ngành và toàn xã hội cần có những thay đổi từ nhận thức đến hành động để phát huy được những thuận lợi do việc ứng dụng CNTT, công nghệ số mang lại và đáp ứng được những thách thức của thời đại kinh tế số”, Thủ tướng chỉ đạo.
Tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo việc thành lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử trên cơ sở kiện toàn Ủy ban quốc gia về ứng dụng CNTT. Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Ủy ban, trực tiếp chỉ đạo hoạt động xây dựng Chính phủ điện tử. Thành viên Ủy ban, ngoài Bộ trưởng các bộ liên quan trực tiếp tới các nhiệm vụ trọng yếu trong xây dựng Chính phủ điện tử còn có sự tham gia của đại diện cho khu vực tư nhân để tăng cường và bảo đảm cơ chế hợp tác công - tư chặt chẽ trong tiến trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
" alt=""/>Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp, xã hội đồng tâm hiệp lực xây dựng Chính phủ điện tửSau “Ai bằng anh”, PB Nation cùng Ford Việt Nam biến hoá “Âm thanh cuộc sống” sôi động, náo nhiệt. Nói về âm nhạc của PB Nation, Hà Lê cho biết: “Âm nhạc của chúng tôi đại diện cho một nguồn năng lượng tích cực và sáng. Đó là những bài hát mà sau mỗi lần nghe, bạn thấy yêu đời, yêu những người thân, bạn bè nhiều hơn"
Những sáng tác của Phúc Bồ và Hà Lê luôn được tạo nên từ những chất liệu tưởng chừng như giản đơn nhất của đời sống thường ngày. Hợp tác với Ford Việt Nam trong MV “Cùng Ford cảm nhận âm thanh cuộc sống”, PB Nation đã biến những âm thanh tưởng từng như đơn lẻ, ồn ào của đường phố Hà Nội trở thành một “bản hòa tấu” đầy màu sắc, sôi động và tươi mới. Qua góc nhìn tinh tế của người nghệ sĩ, bất kì một thanh âm nào, từ tiếng xe cộ trên đường phố, tiếng máy móc trong công trường, đến tiếng chim hót, tiếng tàu lửa đều mang trong mình một vẻ đẹp rất riêng, đều là một phần trong giai điệu cuộc sống.
Đây là quá trình sáng tạo và cống hiến không ngừng của những nghệ sĩ như PB Nation nhằm mang đến cho khán giả những góc nhìn mới, tươi sáng và trìu mến hơn đối với cuộc sống đô thị tại Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Vốn là hai chàng trai gắn bó với Hà Nội, MV này cũng chính là cách Phúc Bồ và Hà Lê thể hiện tình yêu sôi nổi và trẻ trung của mình với mảnh đất Thủ đô.
" alt=""/>Lắng nghe âm thanh náo nhiệt, sôi động của cuộc sống cùng Ford Việt NamTuy nhiên, Quốc hội Mỹ lại quyết định cấm chính phủ Mỹ hay bất kỳ ai muốn làm việc với chính phủ sử dụng các công nghệ đến từ Huawei, ZTE và một số công ty viễn thông Trung Quốc. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực trong hai năm tới.
Cụ thể, lệnh mới sẽ cấm các công ty có liên quan đến chính phủ sử dụng các thành phần, dịch vụ của Huawei và ZTE ở những công việc "thiết yếu", "quan trọng" đối với hệ thống mà họ đang sử dụng. Một số thành phần không quá quan trọng vẫn được cấp phép sử dụng công nghệ của Huawei và ZTE.
Mặc dù Tổng thống Trump không muốn gỡ bỏ lệnh cấm với ZTE nhưng Bộ Thương mại Mỹ lại muốn đưa ra đàm phán cấp phép cho công ty viễn thông này. Vì vậy, nhiều câu hỏi đặt ra, ông Trump có tiếp tục ký lệnh mới để kiểm soát các quyết định cấp phép hay không.
Huawei và ZTE từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của chính phủ Mỹ. Trong một báo cáo của Nhà Trắng năm 2012, cả hai công ty viễn thông này đều bị coi là mối đe dọa an ninh quốc gia.
Phe Dân chủ Mỹ không dùng thiết bị của Huawei, ZTE vì lo ngại an ninh
Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ yêu cầu ứng viên tham gia bầu cử giữa kỳ không được dùng sản phẩm của các công ty công nghệ Trung Quốc như ZTE và Huawei vì nguy cơ an ninh.
Theo Zing/The Verge
Sau Mỹ, Australia, mới đây Anh đưa hãng công nghệ Trung Quốc Huawei vào tầm ngắm an ninh do lo ngại rủi ro các mạng viễn thông nước này bị tấn công.
" alt=""/>Tổng thống Trump ký lệnh cấm chính phủ Mỹ sử dụng công nghệ của Huawei, ZTE