Một giám đốc điều hành của Mitsubishi cho biết: “Không có gì đảm bảo rằng chúng tôi có thể kiếm được lợi nhuận ở một thị trường cạnh tranh như Trung Quốc. Mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ nếu chúng tôi tiếp tục cố gắng.”
Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã cân nhắc rủi ro khi từ bỏ thị trường Trung Quốc nhưng xác định rằng việc xây dựng lại ở đó là quá khó khăn. Với tư cách là một nhà sản xuất ô tô hạng trung, hãng đã quyết định tập trung vào xe hybrid và xe điện ở Đông Nam Á và các nơi khác.
Quyết định rút khỏi thị trường ô tô Trung Quốc hôm thứ Năm tuần trước đã giúp cho cổ phiếu của hãng sản xuất ô tô này tăng 5% so với mức đóng cửa liền kề trước đó để đạt mức cao nhất trong ngày là 681 Yên trên Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, Nhật Bản.
Ông Seiji Sugiura, nhà phân tích cấp cao tại Viện nghiên cứu Tokai Tokyo cho biết: "Hiện tại, nhiều nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang gặp khó khăn về mọi mặt, do đó tới đây chúng ta có thể sẽ chứng kiến thêm các nhà sản xuất ô tô cỡ trung khác theo chân Mitsubishi rời khỏi thị trường khó tính này."
Doanh số bán ô tô mới ở Trung Quốc tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8. Mặc dù con số này tăng nhẹ so với năm 2022 nhưng thị trường vẫn còn ì ạch vì đại dịch Covid-19. Khi nền kinh tế chậm lại và nhu cầu mua xe sụt giảm, các công ty đang cố gắng duy trì doanh số bán hàng bằng cách giảm giá nhưng điều này lại khiến lợi nhuận bị sụt giảm.
Hôm thứ Ba vừa qua, ông Trần Sỹ Hoa - Phó Tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cho biết: "Mức lợi nhuận của ngành ô tô trong năm nay sẽ giảm xuống mức 4%, dưới mức thông thường là 6% đến 7%. Nhiều nhà sản xuất ô tô không thể đủ vốn để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển."
16 công ty đại diện cho khoảng 90% thị trường ô tô Trung Quốc đã đồng ý hạn chế giảm giá vào tháng 7 vừa qua, nhưng cuối cùng thỏa thuận đã bị rút lại vì lo ngại chống độc quyền và cuộc chiến giá cả không có dấu hiệu dừng lại. "Một đợt giảm giá mới do các nhà sản xuất đề xuất đã bắt đầu", ông Trần nói thêm.
Sự cạnh tranh khốc liệt về giá bán cùng với sự phổ biến của các phương tiện sử dụng năng lượng mới, trong đó xe điện hiện chiếm 30% doanh số bán ô tô mới đã làm thay đổi cán cân quyền lực của ngành công nghiệp ô tô tại Trung Quốc. Thị phần của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản tại thị trường Trung Quốc đã giảm từ khoảng 20% vào năm 2020 xuống mức 13-17%.
Các hãng xe Trung Quốc cũng đã cải thiện về chất lượng xe. Theo JD Power, các vấn đề lỗi ban đầu trên 100 xe mới của các thương hiệu Trung Quốc đã giảm từ con số 212 vào năm 2012 xuống còn 101 vào năm 2019, giúp cho những thương hiệu xe Trung Quốc thu hẹp khoảng cách đáng kể so với các thương hiệu xe nước ngoài.
Trong môi trường cạnh tranh này, các nhà sản xuất ô tô hạng trung của Nhật Bản đang buộc phải thu hẹp quy mô hoặc tái cơ cấu các hoạt động tại Trung Quốc. Mazda đã ngừng gia công sản xuất cho Tập đoàn FAW Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước và đã tổ chức lại mạng lưới đại lý tại nước này.
Sau khi rút khỏi hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, Mitsubishi có kế hoạch để đối tác liên doanh nhà nước GAC Group sử dụng nhà máy của mình làm cơ sở sản xuất xe điện. Hyundai của Hàn Quốc đã quyết định bán nhà máy Trùng Khánh.
GAC Toyota, một liên doanh giữa Toyota và GAC Group đã phải sa thải 1.000 nhân viên vào tháng 7 để cơ cấu lại các hoạt động phát triển của mình.
Không giống như ô tô chạy bằng xăng, thứ mà các công ty ô tô Nhật Bản từ lâu đã nắm giữ lợi thế về chuỗi cung ứng, các công ty Trung Quốc hiện đã kiểm soát chuỗi cung ứng các bộ phận quan trọng của xe điện, bao gồm cả pin.
Một giám đốc điều hành của một hãng ô tô lớn Nhật Bản cho biết: “Ngay cả khi chúng tôi đầu tư vào xe điện, thật khó để tìm ra con đường đánh bại các đối thủ Trung Quốc”.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là thị trường thiết yếu để nghiên cứu những công nghệ mới nhất, minh chứng là taxi tự lái có mặt ở khắp đất nước. “Việc rút khỏi thị trường Trung Quốc là điều không thể tưởng tượng được”, một giám đốc điều hành của một hãng sản xuất ô tô lớn ở châu Âu cho biết.
Theo Nikkei
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Các đại lý ô tô Mỹ mong muốn được bán xe Vinfast
Theo tờ Reuters, rất nhiều các đại lý phân phối xe hơi tại Mỹ đang cố gắng liên lạc để bày tỏ sự quan tâm đối với xe điện Vinfast, họ hi vọng hãng sẽ cung cấp cụ thể hơn thông tin về kế hoạch và chiến lược bán hàng, yêu cầu thực tế đối với các đại lý, kế hoạch phân phối phụ tùng thay thế và chính sách bảo hành đối với xe.
Ông George Glassman, chủ tịch của Glassman Automotive Group, công ty chuyên phân phối 5 thương hiệu ô tô tại thành phố Detroit cho rằng: “Công ty của chúng tôi vẫn cần phân phối nhiều thương hiệu hơn và chúng tôi đang thực sự tìm hiểu về Vinfast để đưa ra các quyết định sáng suốt.”
Hiện nay, hầu hết các nhà sản xuất tại Mỹ không trực tiếp bán hàng tới tay người tiêu dùng (B2C) mà qua kênh phân phối của các đại lý ô tô (B2B).
Duy nhất trong thị trường xe điện Mỹ chỉ có Tesla hiện nay tự tổ chức các đại lý phân phối chính hãng xe tới khách hàng. Vinfast cũng nhận thấy đây là hình thức tuyệt vời và thuận lợi. Dù vậy, theo CEO Lê Thị Thu Thủy chia sẻ với Reuters thì việc tự triển khai các đại lý chính hãng trong thời điểm hiện nay sẽ rất tốn thời gian và tiền bạc. Thay vào đó, hợp tác với các đại lý phân phối ô tô khác để đẩy nhanh quá trình bán hàng sẽ là mục tiêu của hãng.
Còn nhiều thắc mắc khiến các đại lý e dè
Dù cho sự quan tâm và mong muốn hợp tác với Vinfast đang là nhu cầu hiện tại của các đại lý ô tô ở Mỹ, tuy nhiên vẫn còn không ít các thắc mắc và những điều khoản cần được làm rõ khiến cho những công ty này còn e dè.
Theo đại diện của một số đại lý, còn khá nhiều câu hỏi tồn đọng của họ vẫn chưa được Vinfast Bắc Mỹ trả lời, bao gồm cả việc hãng sẽ phân phối các bộ phận cần thiết để sửa chữa và thay thế cho xe khi gặp sự cố như thế nào.
Theo ông Scott Fink, CEO của Fink Automotive Group, công ty chuyên phân phối các dòng xe của 2 hãng Volkswagen và Subaru ở thành phố Tampa, tiểu bang Florida cho biết: “Các đại lý rất quan tâm đến danh tiếng của mình. Nếu tôi bán cho khách hàng một chiếc ô tô mà họ không nhận được những tấm chắn bùn của chiếc xe đó, họ sẽ tức giận với chúng tôi. Chúng tôi không thể làm như thế.”
Bên cạnh các thắc mắc về linh kiện phụ tùng của xe, một số đại lý cho rằng Vinfast cần phải cho các đối tác phân phối của mình mức lợi nhuận hấp dẫn hơn để bù đắp lại những rủi ro mà họ có thể gặp phải. Ngoài ra, họ cũng đề xuất hãng cần phải có một chính sách bảo hành thật tốt nhằm thu hút niềm tin của khách hàng.
Nhìn chung, các công ty phân phối ô tô trên khắp nước Mỹ đang có một cái nhìn thiện cảm đối với Vinfast bất chấp việc họ còn thận trọng khi đặt vấn đề hợp tác. Đối với câu hỏi liệu những công ty này có cảm thấy khó khăn khi Vinfast là một thương hiệu mới, các đại lý vẫn cực kỳ lạc quan cho rằng đó sẽ không là rào cản đáng quan tâm, bởi những tập đoàn ô tô nước ngoài thành công tại Mỹ như Toyota Corp, Honda Motor hay Hyundai Motor đều bắt đầu chinh phục thị trường này từ những quy mô rất nhỏ cho tới khi gặt hái thành công như hiện nay.
Cuối cùng, ông Beau Boeckmann, chủ tịch của Galpin Motors, công ty phân phối tới 12 hãng xe tại Los Angeles và là người đã trực tiếp sang Việt Nam để thăm cơ sở sản xuất của Vinfast tại Hải Phòng khẳng định rằng: “Các đại lý là những nhà kinh doanh và họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Nếu nó là một sản phẩm tốt, người ta sẽ đón nhận nó.”
Hùng Dũng (theo Autonews)
Bạn có bình luận thế nào về câu chuyện trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nếu không có lời nhắc kịp thời đó, tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra vì đường khá trơn và xấu. Tôi chở hai con nhỏ, nếu bị ngã thì thật nguy hiểm.
Tiếp tục chặng đường về nhà, lòng tôi không khỏi bồi hồi. Tôi biết ơn người đã nhắc nhở mình. Lời nhắc ấy không chỉ giúp tôi thoát khỏi nguy hiểm, mà còn dạy tôi một bài học quý giá về sự quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau.
Từ hôm đó, mỗi khi ra đường, tôi luôn chú ý đến những người xung quanh. Nếu thấy ai quên gạt chân chống, tôi vội vàng chạy xe tới gần và nhắc họ. Hoặc khi thấy ai quên tắt xi-nhan, tôi cũng không ngần ngại đi lên bảo họ.
Nhớ lần tôi nhắc một người quên gạt chân chống xe, chị ấy vội đi lên cảm ơn tôi rối rít. Sau này, tôi tình cờ gặp lại chị trong một bữa tiệc cưới. Hai người nhận ra nhau, chào hỏi vồn vã rồi trở thành bạn bè.
Chị cũng kể cho tôi nghe về trải nghiệm của mình trong cuộc sống. Trước đây, chị cũng hay nhắc người này, người kia về việc quên gạt chân chống xe, quên tắt xi-nhan hay để trẻ ngồi tư thế nguy hiểm, không đeo đai an toàn.
Chị nhớ nhất là lần nhắc một bà mẹ chở 2 con nhưng để con lớn ngồi ngược, tư thế rất nguy hiểm, có thể ngã bất cứ lúc nào. Nhưng người mẹ ấy lại nổi cơn thịnh nộ, nói chị thích xen vào chuyện của người khác.
Một, hai lần bị người ta phản ứng tiêu cực, chị cảm thấy bị tổn thương. Nên những lần sau đó, dù muốn nhưng chị không làm nữa. Và lần nhận được lời nhắc của tôi đã khiến chị suy nghĩ khác.
Chị hiểu ra trên đời sẽ có rất nhiều kiểu người. Có người không hài lòng khi bị nhắc, nhưng cũng có rất nhiều người sẽ đón nhận sự chê bai, góp ý và nhắc nhở của người khác một cách chân thành, biết ơn giống như chị.
Trong cuộc sống, những hành động dù nhỏ bé nhưng ý nghĩa có thể tạo ra sự thay đổi lớn lao. Nó cũng làm tôi hiểu rằng, mỗi người đều có thể đóng góp vào việc tạo nên những giá trị tốt đẹp.
Từ đó, khi thấy ai đó gặp khó khăn, tôi không ngần ngại dừng lại để giúp đỡ, dù là những việc nhỏ như chỉ đường hay xách đồ nặng. Những lúc như vậy, trong lòng tôi luôn thấy vui, ấm áp, cảm giác mình đã làm được một điều tốt đẹp cho đời.
Độc giả An Thanh