Theo Mirror Sport, MUđang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc triển khai kế hoạch mua Declan Rice.
![]() |
MU trở ngại trong vụ mua Declan Rice |
Sự bất ổn của MU là nguyên nhân khiến Declan Rice thay đổi động thái, trong trường hợp anh rời West Ham vào cuối mùa.
Declan Rice là mục tiêu mà MU quan tâm từ rất lâu. Quỷ đỏ sẵn sàng phá kỷ lục chuyển nhượng để có ngôi sao bóng đá quốc tế người Anh, với mức phí dự kiến 100 triệu bảng.
MU vừa có trận hòa thất vọng với Burnley ở vòng 24 Premier League và bị chính West Ham của Rice vượt qua trên bảng xếp hạng.
Nguồn tin của Mirror Sport cho biết, Declan Rice sẽ sớm đưa ra lời từ chối MU và chọn Chelsea - nơi anh có thời gian được đào tạo trước khi trưởng thành ở học viện West Ham.
Barcelonavẫn chưa hết rắc rối và lần này là cuộc chia tay của CEO Ferran Reverter, người sẽ rời CLB do những bất đồng với chủ tịch Joan Laporta, liên quan đến bất đồng trong thỏa thuận tài trợ: với Spotify, vẫn chưa được chính thức công bố, cùng một công ty tiền điện tử.
![]() |
CEO Ferran Reverter chia tay Barca |
"Reverter rời đi vì lý do cá nhân và gia đình", Barca cho biết trong một tuyên bố. Tuy nhiên, ông sẽ chưa chính thức rời đi cho đến khi CLB tìm được người thay thế.
Thời gian qua, Reverter tập trung nỗ lực vào việc tăng thêm thu nhập. Tuần trước, ông đến Miami thỏa thuận với Spotify về thỏa thuận 64 triệu mỗi mùa, gồm việc đứng tên thương hiệu cùng tên sân Nou Camp.
Reverter cảm thấy Barca chấp nhận cung cấp cho Spotify quá nhiều tài sản so với số tiền. Laporta không nghĩ như vậy.
Ngoài ra, mâu thuẫn khác phát sinh khi Reverter thỏa thuận với công ty tiền điện tử về hợp đồng thay Beko trở thành nhà tài trợ phụ áo đấu và áo tập đội nam Barca, có giá gần 30 triệu euro (trong khi MU ký hợp đồng với Tezos [nền tảng tiền điện tử] trị giá 24 triệu euro.
Thỏa thuận này bị hội đồng quản trị bác bỏ. Chủ tịch Laporta cho rằng công ty tiền điện tử có thể làm hỏng hình ảnh Barca, nên Reverter quyết định từ chức.
Arsenal đang nuôi tham vọng đưa cầu thủ đa năng Christopher Nkunku gia nhập bóng đá Anhvào mùa hè năm nay.
![]() |
Arsenal muốn mua Nkunku |
Thời gian qua, Arsenal được cho là xây dựng kế hoạch với một loạt mục tiêu quan trọng như Fabian Ruiz, Ruben Neves, Dominic Calvert Lewin và Alexander Isak.
The Sun cho biết, HLV Mikel Arteta làm việc cùng các quan chức Arsenal và muốn bổ sung Nkunku.
Sự đa năng của Nkunku là điểm quan trọng để Mikel Arteta kéo anh về sân Emirates. Cầu thủ người Pháp đá nhiều vị trí hàng tiền vệ và tấn công, với tính hiệu quả cao.
Tất nhiên, để có thể giành chữ ký Nkunku - cầu thủ hiện cũng được MU và PSG theo đuổi - Arsenal phải vào top 4 Premier League.
Kim Ngọc
MU dùng lương khủng lôi kéo sao Barca, Haaland yêu cầu gây choáng, Perisic sẵn sàng rời Inter Milan là những tin chuyển nhượng mới nhất hôm nay, 9/2.
" alt=""/>Tin bóng đá 10/8: MU thất bại Declan Rice, Arsenal ký Nkunku1. Mỹ
Số lượng bài báo: 726.552
Tổng điểm H-Index: 2.711
Quốc gia này đã chi 3.45% GDP năm 2020 cho khoa học và công nghệ. Các cơ sở nghiên cứu hàng đầu bao gồm Đại học Harvard, Đại học Stanford và Viện Công nghệ Massachusetts.
Các tập đoàn hàng đầu tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) là Google, Microsoft, Apple, Amazon và Meta.
2. Vương quốc Anh
Số lượng bài báo: 243.792
Tổng điểm H-Index: 1.707
Các viện nghiên cứu uy tín nhất của Vương quốc Anh là Đại học Oxford, Đại học College London và Đại học Cambridge.
3. Đức
Số lượng bài báo: 208.210
Tổng điểm h-Index: 1.498
Quốc gia này đã chi 3.14% GDP vào năm 2020 cho nghiên cứu và phát triển khoa học.
Các cơ quan nghiên cứu hàng đầu bao gồm Hiệp hội Helmholtz, Viện Nghiên Cứu Phát Triển Con Người Max Planck, và Hiệp hội Leibniz.
4. Canada
Số lượng bài báo: 130.786
Tổng điểm H-Index: 1.381
Canada tập trung cao độ vào các ngành khoa học nông nghiệp, y tế và môi trường, đồng thời có hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới.
Ba cơ sở nghiên cứu hàng đầu là Đại học Toronto, Đại học British Columbia và Đại học McGill.
Canada đã phân bổ 1.7% GDP cho nghiên cứu và phát triển khoa học vào năm 2020.
5. Pháp
Số lượng bài báo: 128.210
Tổng điểm H-Index: 1.352
Một số cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu trong nước bao gồm Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, Viện Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia và Đại học Sorbonne.
Pháp đã chi 2.35% GDP cho nghiên cứu khoa học vào năm 2020.
6. Hà Lan
Số lượng bài báo: 74.317
Tổng điểm H-Index: 1.206
Ba viện nghiên cứu hàng đầu bao gồm: Đại học Utrecht, Đại học Amsterdam và Viện Hubrecht.
Chi tiêu cho nghiên cứu khoa học của Hà Lan chiếm 2.29% GDP vào năm 2020.
7. Australia
Số lượng bài báo: 125.211
Tổng điểm H-Index: 1.193
Ba tổ chức nghiên cứu hàng đầu là Đại học Melbourne, Đại học Sydney và Đại học Queensland.
8. Italia
Số lượng bài báo: 154.304
Tổng điểm H-Index: 1.189
Năm 2020, Thụy Sĩ chi 1.53% GDP cho mục đích R&D.
Ba viện nghiên cứu hàng đầu của Ý bao gồm Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia, Đại học Sapienza của Rome và Đại học Milan.
9. Nhật Bản
Số lượng bài báo: 144.778
Tổng điểm H-Index: 1.171
Năm 2019, đóng góp KTI của nước này cao thứ ba trên thế giới chiếm 8%, đóng góp của ngành nghiên cứu và phát triển chiếm 14% tổng GDP của Nhật Bản.
Các viện nghiên cứu học thuật hàng đầu bao gồm Đại học Tokyo, Đại học Kyoto và Đại học Osaka.
10. Thụy Sĩ
Số lượng bài báo: 57.331
Tổng điểm H-Index: 1.142
Nước này đã chi 3.15% GDP năm 2019 cho nghiên cứu và phát triển.
Hai viện nghiên cứu hàng đầu là Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ và Đại học Zurich.
11. Trung Quốc
Số lượng bài báo: 860.012
Tổng điểm H-Index: 1.112
Năm 2020, Trung Quốc phân bổ khoảng 2.4% GDP cho nghiên cứu khoa học.
Ba cơ sở nghiên cứu hàng đầu là Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Bộ Giáo dục Trung Quốc và Đại học Thanh Hoa.
12. Tây Ban Nha
Số lượng bài báo: 122.688
Tổng điểm H-Index: 1.073
Ba viện nghiên cứu khoa học hàng đầu bao gồm Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha, Viện Y tế Carlos III và Đại học Barcelona.
Tây Ban Nha đã chi 1.14% GDP cho nghiên cứu và phát triển vào năm 2020.
Bảo Huy (Theo InsiderMonkey)
" alt=""/>12 quốc gia tiên tiến nhất thế giới về nghiên cứu khoa học, 3 đại diện châu ÁNgoài ra, Bộ GD-ĐT ban hành văn bản số 2372/BGDĐT-GDTrH ngày 11/4/2013 về việc sử dụng sách, tài liệu tham khảo trong trường phổ thông, có nội dung hướng dẫn: Sách bài tập (SBT) do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB) tổ chức biên soạn dựa theo SGK, được Bộ thẩm định, cho phép xuất bản, in và phát hành. Trong khi thực tế, việc tổ chức biên soạn, biên tập, xuất bản, in ấn và phát hành các loại SBT, sách tham khảo thuộc chức năng, nhiệm vụ của NXB.
Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc nêu SBT được Bộ GD-ĐT thẩm định, cho phép xuất bản, in và phát hành tại văn bản này là không đúng chức năng, nhiệm vụ của Bộ.
Mặc dù Bộ GD-ĐT ban hành thông tư 21/2014/TT-BGDĐT ngày 7/7/2014 quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục, nhưng chưa kịp thời ban hành văn bản dừng sử dụng văn bản số 2372. Do đó, gây nhầm lẫn cho học sinh, phụ huynh và xã hội, hiểu rằng SBT được NXB xuất bản cũng là tài liệu bắt buộc phải mua kèm theo SGK, dẫn đến hầu hết các gia đình khi mua SGK đều mua SBT kèm theo, có dấu hiệu “lợi ích nhóm” giữa Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý nhà nước với NXB trong việc in ấn, phát hành SBT.
Lạm dụng vị trí độc quyền
Kết luận nêu, quá trình điều chỉnh tăng giá sách lần 3, Bộ GD-ĐT chưa có giải pháp kiểm soát chặt chẽ để yêu cầu NXB phải thực hiện đầy đủ chỉ đạo, nhưng NXB đã điều chỉnh tăng giá bán SGK 16,9%.
Kết luận cũng cho hay, nhiều nội dung cho thấy việc lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in để sản xuất SGK theo phương thức chào hàng cạnh tranh của NXB Giáo dục Việt Nam (đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT) có nhiều điểm bất thường, chưa bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Kết quả kiểm tra, xác minh tại NXB cho thấy, giai đoạn 2014-2018, quá trình xây dựng giá gói thầu in SGK, hạch toán có sai sót dẫn đến gia đình học sinh phải mua sách bằng giá NXB đã đăng ký giá từ năm 2011, cao hơn giá sách phải đăng ký đúng giá với số tiền hơn 85 tỷ đồng. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in, nhà thầu in, phát hành, kinh doanh SGK còn một số thiếu sót, vi phạm dẫn đến giá sách đã được NXB đăng ký từ năm 2011 cao bất hợp lý.
NXB chưa rà soát cơ cấu chi phí và giá thành, định mức, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tỷ lệ chiết khấu của SGK cao, chưa thực hiện tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá thành sách...
“NXB là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp độc quyền biên tập, thiết kế, chế bản, xuất bản, in, phát hành, kinh doanh đối với SGK được biên soạn theo nghị quyết 40/2000/QH10; gia đình học sinh phải mua SGK theo giá ấn định trên bìa sách. Như vậy, NXB có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật Cạnh tranh; xây dựng mức giá để đăng ký giá sai so với hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, có dấu hiệu vi phạm quy định trong lĩnh vực giá, quy định về đăng ký giá SGK”, kết luận chỉ rõ.
Với SGK biên soạn theo nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội (SGK mới), Thanh tra Chính phủ cho hay Bộ đã thực hiện được một số công việc, tuy nhiên phần lớn các nội dung thực hiện đều chậm, không đảm bảo tiến độ theo lộ trình; chậm thực hiện tổ chức biên soạn SGK theo yêu cầu của Quốc hội và Thủ tướng.
Từ các sai phạm, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD-ĐT kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm đối với Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ được phân công phụ trách; đơn vị, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ (theo từng thời kỳ) có liên quan đến những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm đã nêu trong kết luận thanh tra...
Cùng với đó, kiến nghị Thủ tướng cho chuyển thông tin 2 nội dung sang Bộ Công an xem xét, xử lý theo quy định.
Thứ nhất, nội dung hướng dẫn sử dụng sách bài tập, sách tham khảo có dấu hiệu "lợi ích nhóm" giữa Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý nhà nước với công ty TNHH MTV NXB Giáo dục Việt Nam trong việc in ấn, phát hành sách bài tập.
Hai là nội dung lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in để sản xuất SGK theo phương thức chào hàng cạnh tranh của công ty TNHH MTV NXB giáo dục Việt Nam có nhiều điểm bất thường, chưa đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.