Bộ GD-ĐT cũng công bố các đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh yên tâm, đề thi bám sát nội dung chương trình được tinh giản, đồng thời có sự phân hoá để đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và bảo đảm cơ hội cho các thí sinh khi có nguyện vọng tham gia xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.
"Chính phủ đã giao Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương, khẩn trương xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi ở địa phương, tổ chức coi thi, chấm thi nghiêm túc, trung thực.
Bộ GD-ĐT có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp tỉnh tổ chức kỳ thi đảm bảo “an toàn, nghiêm túc và thành công", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.
"Ba cấp" tham gia vào công tác thanh tra, kiểm tra
Trong kỳ thi năm 2020, công tác thanh tra, kiểm tra được xác định là khâu quan trọng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo sự tham gia của “ba cấp” thanh tra, kiểm tra gồm Thanh tra Bộ GD-ĐT, Thanh tra tỉnh và Thanh tra thuộc Sở GD-ĐT.
Những cán bộ có năng lực chuyên môn tốt và kinh nghiệm tổ chức thi của các cơ sở giáo dục đại học sẽ tiếp tục được huy động để tham gia công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi theo sự phân công, uỷ nhiệm của Bộ GD-ĐT.
"Chốt" kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong hai ngày 9-10/8
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả các khâu của kỳ thi, đặc biệt là giám sát bảo đảm an toàn, bảo mật trong công tác đề thi, bảo quản bài thi, tổ chức chấm thi, công bố kết quả,...
"Căn cứ cơ sở dữ liệu người học, các địa phương sẽ thực hiện việc đối sánh kết quả thi của thí sinh với kết quả học tập lớp 12. Đây sẽ là một trong những giải pháp quan trọng chống gian lận, đảm bảo độ tin cậy của kỳ thi", Bộ trưởng Nhạ nói.
Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng một lần duy nhất
Về công tác xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, các trường tiếp tục được tăng cường tự chủ, bảo đảm việc tuyển sinh diễn ra một cách trung thực, khách quan, giảm áp lực, tốn kém đối với thí sinh, gia đình và xã hội.
Theo đó, các trường có nhiều lựa chọn phương thức để tuyển sinh như thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp, với các hình thức đa dạng, chủ động, tuân thủ theo quy chế.
Nếu các trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng thì cần đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy chế để kỳ thi diễn ra minh bạch, công bằng, đánh giá được năng lực cốt lõi của người học để có thể theo học ở bậc đại học.
Nếu sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển theo các tổ hợp thì các trường có trách nhiệm giải trình về căn cứ xây dựng tổ hợp phù hợp với yêu cầu của ngành nghề đào tạo.
Các trường cần công bố đề án tuyển sinh theo quy định lên trang thông tin điện tử của trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước xã hội về đề án đó.
"Về cơ bản, hầu hết các trường (chỉ trừ nhóm trường nghệ thuật, mỹ thuật) sẽ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để làm căn cứ xét tuyển", Bộ trưởng nói.
Bên cạnh đó, theo quy chế tuyển sinh năm 2020, thí sinh tiếp tục được đăng ký nhiều nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên để xét tuyển (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Thí sinh được đăng ký xét tuyển sớm và được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển một lần duy nhất trong thời gian quy định sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Bộ GD-ĐT tiếp tục hỗ trợ thí sinh và các trường về cơ sở dữ liệu, quy trình lọc ảo, xây dựng phần mềm xét tuyển chung nhằm hỗ trợ các trường hạn chế số lượng thí sinh “ảo”. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đồng bộ giữa các hình thức, loại hình đào tạo của hai nhóm ngành sư phạm và sức khỏe tiếp tục được quy định trong năm nay.
"Trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy chế, quy trình tuyển sinh áp dụng cho giai đoạn mới theo hướng tự chủ tuyển sinh tối đa dành cho các cơ sở đào tạo, thực hiện theo các định hướng của quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên", Bộ trưởng Nhạ khẳng định.
Hiện các trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh. Nhiều trường "top" đầu dành một phần chỉ tiêu để tuyển sinh bằng cách xét điểm thi tốt nghiệp THPT, trong đó có ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Y Hà Nội, trường ĐH Y Dược TP.HCM, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM,…
Thúy Nga
- Dự kiến từ ngày 15-30/6, thí sinh sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT.
" alt=""/>'Chốt' lịch thi tốt nghiệp THPT vào ngày 9Trước khi xuất hiện rạng rỡ bên bạn gái, Hoài Lâm đã trải qua 3 năm "ở ẩn" đầy thăng trầm. Từng là ca sĩ trẻ tài năng của showbiz Việt, con nuôi Hoài Linh sống ẩn dật, không có nhiều hoạt động âm nhạc nổi bật suốt thời gian dài.
Tháng 6/2020, Hoài Lâm chia tay Bảo Ngọc sau gần 1 thập kỷ gắn bó, có 2 con chung. Khép lại cuộc hôn nhân dang dở, nam ca sĩ sinh năm 1995 về quê Vĩnh Long tịnh dưỡng, sinh sống cùng bố mẹ, không nhận show đi hát suốt 2 năm, chỉ trở lại với đêm nhạc hồi tháng 12/2022. Khi đó, anh cho biết muốn làm nghề nghiêm túc hơn để đáp lại tình cảm khán giả.
Quãng thời gian đó, Hoài Lâm khiến nhiều người yêu mến lo lắng khi lộ rõ sự xuống dốc từ chất lượng cuộc sống đến tinh thần mỗi khi xuất hiện.
Anh bị chê bai giọng hát xuống cấp, ngoại hình xuề xòa, xuống sắc, khác xa với vẻ ngoài lãng tử trước đây. Thân hình phát tướng, gương mặt mệt mỏi, đôi mắt lờ đờ, thiếu sức sống của Hoài Lâm từng khiến người hâm mộ thất vọng xen lẫn thương cảm.
Cùng với đó, con nuôi Hoài Linh cũng gặp phải khó khăn trong cuộc sống, làm đủ nghề mưu sinh như bồi bàn quán cà phê giúp bố mẹ, lập nhóm nhạc đi hát đám cưới...
Những bế tắc của Hoài Lâm dần qua đi khi có người thân bên cạnh, chăm lo, giúp đỡ, đặc biệt là sự xuất hiện của Kim Ngân - bạn gái nam ca sĩ.
Tháng 11/2021, giọng ca Hoa nở không màu công khai người yêu mới, để chế độ "đã kết hôn" và thi thoảng đăng tải khoảnh khắc bên bạn gái.
Kim Ngân sinh năm 2003, hiện là người mẫu tự do và đang sinh sống tại Cần Thơ. Cô thường xuyên xuất hiện cùng bạn trai trong các sự kiện, show âm nhạc. Bên người yêu, nam ca sĩ đầy hạnh phúc và tươi tắn.
Từ khi có bạn gái mới, khán giả nhận thấy vóc dáng của Hoài Lâm cải thiện, thon thả, gọn gàng, lấy lại được vẻ ngoài phong độ.
Đầu năm 2023, nam ca sĩ hào hứng chia sẻ khoảnh khắc nhận ôtô mới. Sự khởi sắc trên con đường ca hát của anh cũng nhận được phản hồi tích cực từ khán giả.
Hoài Lâm sinh năm 1995, trong gia đình có bố mẹ là nghệ sĩ cải lương ở Vĩnh Long. 13 tuổi anh bắt đầu theo học nghệ sĩ Hoài Linh và Đàm Vĩnh Hưng. 18 tuổi, Hoài Lâm ra mắt album nhạc bolero Về đâu mái tóc người thương.
Anh vụt sáng khi giành quán quânGương mặt thân quen 2014. Sau cuộc thi, nhờ dáng vẻ thư sinh, giọng hát giàu cảm xúc, anh đắt show đi hát. Năm 2020, anh gây chú ý với hai bản hit Hoa nở không màu, Buồn làm chi em ơi.
Hoài Lâm hát ca khúc 'Nơi tình yêu kết thúc':
Diệu Anh
Với sự hỗ trợ của AI, khi đi tìm lời giải cho vấn đề ‘Cơ quan báo chí và người làm báo có thể tận dụng AI để hỗ trợ họ phát triển hay không?’, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thăng Long, giảng viên cao cấp của Đại học RMIT nhận thấy rằng: AI đang dần được tích hợp vào công việc và cuộc sống hằng ngày của mọi người. Tuy vậy, cơ quan báo chí vẫn là nguồn tin chính thống và đáng tin cậy, ngay cả khi công nghệ AI được sử dụng ngày càng nhiều trong ngành. AI phát triển có thể đi kèm với những mối nguy tiềm tàng, song công nghệ mới này cũng đem đến cơ hội để các cơ quan báo chí và phóng viên “làm mới mình” trong kỷ nguyên số.
Cụ thể, các cơ quan báo chí có thể sử dụng các công cụ AI để phân tích dữ liệu nội dung truyền thông, thu thập thông tin nền, đồng thời đề xuất giá trị và góc độ cho tin tức. Họ cũng có thể đẩy mạnh ứng dụng phân tích dữ liệu và các công cụ AI để nắm bắt thị hiếu khán, thính và độc giả, đồng thời đề xuất nội dung được cá nhân hóa. Từ việc khai phá dữ liệu bằng AI, các cơ quan báo chí có thể phân tích bộ dữ liệu nội bộ khổng lồ, cũng như ý kiến công chúng về các chủ đề khác nhau ở các bài đăng và bình luận trên mạng xã hội.
Thực tế hiện nay, các nhãn hàng đã và đang dùng việc khai phá dữ liệu bằng AI để thấu hiểu khách hàng, từ thị hiếu đến thời gian và dịp tiêu dùng. Nếu áp dụng cách làm này vào một tờ báo điện tử, với lượng dữ liệu lớn thu thập được, tòa soạn có thể thấu hiểu sở thích của bạn đọc. Ví dụ độc giả thích đọc báo vào thời gian nào trong ngày và đọc trong bao lâu, họ thích đọc chuyên mục gì, họ ưa thích định dạng gì...
“Phân tích dữ liệu bằng AI có thể giúp tòa soạn xác định xu hướng và đặc điểm của độc giả để tùy chỉnh tin tức hiển thị cũng như thông báo đẩy với các tin nóng, podcast hoặc video mà độc giả quan tâm”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thăng Long phân tích.
Với phóng viên, theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Thăng Long, khi muốn đưa tin về những chủ đề mới hoặc chủ đề nặng về dữ liệu mà chưa có thông tin cập nhật, họ có thể viện đến sự hỗ trợ của AI trong việc trích xuất tin tức và cung cấp những thông tin tham khảo. Ngoài ra, AI còn có thể đề xuất cho phóng viên những ý tưởng, góc độ tin tức và giá trị tin tức mới.
Công cụ AI giúp giải phóng tới 60% khối lượng công việc cho người làm báo
Trong thông tin mới chia sẻ, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thăng Long cho hay, dựa trên nghiên cứu hiện có trên thế giới, các công cụ AI được ước tính giúp giải phóng từ 40 - 60% khối lượng công việc của người làm báo.
“Nếu AI giúp chúng ta tiết kiệm được nhiều thời gian như vậy thì đóng góp của con người trong kỷ nguyên mới này là gì? Câu trả lời là họ có thể tập trung vào việc trau dồi các kỹ năng mềm như tính sáng tạo, tư duy phản biện, khả năng thích ứng, đưa ra quyết định có đạo đức và xây dựng mối quan hệ giữa người và người”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thăng Long nêu quan điểm.
Giảng viên cao cấp của Đại học RMIT phân tích thêm: AI có thể tạo ra nội dung chủ yếu từ các bộ dữ liệu hiện có, nhưng nó vẫn chưa có khả năng sáng tạo và kể chuyện như con người. Với những câu chuyện giàu cảm xúc và đòi hỏi sự sáng tạo, người làm báo có thể tạo ra một câu chuyện hấp dẫn, thu hút sự chú ý của khán, thính và độc giả của mình. Họ thành thạo hơn trong việc khai thác các vấn đề, tin tức phức tạp cho từng đối tượng.
Mặt khác, AI có thể thu thập và xử lý lượng thông tin lớn, nhưng người làm báo phải giữ vai trò giám sát. Họ có thể phân tích thông tin với tư duy phản biện, đánh giá dữ liệu do AI phân tích, cũng như thiên kiến và khuyến nghị mà AI đưa ra. Người làm báo cần đảm bảo tính hiệu quả và chính xác của tin tức được biên soạn với sự trợ giúp của AI.
Chuyên gia của Đại học RMIT cho rằng: Điều khiến người làm báo là bản thể độc đáo và không thể thay thế là khả năng xây dựng mối quan hệ để tiếp cận các nguồn tin đáng tin cậy, để điều tra các vấn đề mới nổi, để thu thập những hiểu biết hoặc ý tưởng mới và để sản xuất tin tức chính thống. Với kỹ năng giao tiếp, sự tiếp cận và đồng cảm, người làm báo có thể kết nối với nguồn tin và các bên liên quan, tạo dựng được niềm tin và bồi đắp mối quan hệ sâu sắc với các đối tượng này.
“Bằng cách kết hợp năng lực AI với các kỹ năng mềm và chuyên môn của con người, các cơ quan báo chí và người làm báo có thể nâng cao tính chuyên nghiệp, trong khi vẫn duy trì các giá trị như tính chính trực, minh bạch và các kết nối có ý nghĩa. Cũng phải nói rằng, người làm báo cần trung thực khi sử dụng các công cụ AI và duy trì tính chân thực của tin tức họ đưa ra”,Tiến sĩ Nguyễn Văn Thăng Long nhấn mạnh.