Người phụ nữ họ Liu ở Huệ Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) đã trở thành bà nội ở tuổi 36, sau khi con trai 18 tuổi của cô có quý tử.
Hôm 22/8, cô Liu đã chia sẻ trên mạng xã hội Douyin đoạn video cô bế cháu nội với chú thích: "Tôi rất vui và tự hào khi có một đứa cháu trai đáng yêu như vậy. Con dâu tôi đã rất vất vả".
Con trai cô Liu mới 18 tuổi nên anh và "vợ" 20 tuổi chưa thể đăng ký kết hôn hợp pháp. Ở Trung Quốc, độ tuổi kết hôn của nam là 22, nữ là 20.
Tuy vậy, gia đình cô Liu đã coi bạn gái của con trai là con dâu trong nhà. Cô khen con dâu vì đã vất vả để sinh em bé. Vợ chồng cô rất phấn khởi khi trở thành bà nội ở tuổi 36 và ông nội ở tuổi 38.
Cô Liu chia sẻ rằng, gia đình cô có truyền thống kết hôn và sinh con sớm. Mẹ đẻ của cô năm nay 58 tuổi.
Mới đây, hôm 4/9, cô Liu đăng video đi mua sắm cùng con dâu. Trong video, cô Liu vui vẻ nói: "Ở tuổi 36, tôi có thể đi chơi và tận hưởng cuộc sống với con dâu 20 tuổi như hai người bạn thân".
Câu chuyện của cô Liu đã gây ồn ào trên mạng xã hội ở Trung Quốc về việc có nên kết hôn và sinh con sớm hay không. Các chủ đề liên quan đã thu hút tới 52 triệu lượt xem.
Nhiều người chỉ trích gia đình cô Liu: 18 tuổi nên học đại học, chứ không phải làm bố làm mẹ; Những bậc cha mẹ quá trẻ thường chưa đủ trưởng thành về tâm lý hoặc kiến thức để chăm sóc con cái đúng cách,...
Cũng có một số ý kiến ủng hộ cô Liu. “Ở tuổi 36, tôi vẫn còn đang ngập đầu trong công việc, nhưng cô Liu đã bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời”, một người viết.
Châu Á đã ghi nhận nhiều trường hợp "lên chức bà" từ rất sớm. Vào tháng 4, một phụ nữ 34 tuổi ở Singapore gây xôn xao dư luận khi chia sẻ rằng, cô đã trở thành bà nội khi con trai làm bố ở tuổi 17.
Tháng 7/2022, một phụ nữ họ Zhang ở Trung Quốc đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích khi trở thành bà ngoại ở tuổi 36. Tuy nhiên, cô chia sẻ rằng mình không khuyến khích chuyện sinh con sớm.
Trên phim, Ly cá tính, có ngoại hình gai góc, là người thân cận luôn sát bên trùm ma túy Dương "cơ bắp". Dù chỉ mới lên phim trong vài phân đoạn ngắn nhưng Minh Cúc ghi điểm với khán giả nhờ lối diễn xuất tự nhiên, lăn xả vốn là "thương hiệu" của mình.
Đặc biệt, Minh Cúc đảm nhận 3 vai diễn trong phim Mật lệnh hoa sữa, Sao Kim bắn tim Sao Hỏavà Độc đạocùng thời điểm nên cô phải tư duy nhiều để các vai diễn có màu sắc đối lập, không lẫn lộn với nhau.
"Ngay khi biết được làm việc với ê-kíp phim Độc đạotôi đã rất thích và cũng nghĩ sẽ phải sắp xếp thời gian cực kỳ cẩn thận để quay 2 phim cùng thời điểm. Vai Ly sẽ có nhiều điều thú vị và bất ngờ. Bản thân tôi rất thích những vai diễn có tính cách điên dại và thích tự mình thực hiện những cảnh quay mạo hiểm, va chạm với các bạn diễn nên sẽ không tránh được những vết trầy xước khi đi quay. Nhưng sau những cảnh quay đó, tôi luôn có được cảm giác thỏa mãn", Minh Cúc chia sẻ với VietNamNetvề vai diễn của mình.
Đây không phải lần đầu Minh Cúc đóng vai phản diện. Trước đó, trong Cuộc chiến không giới tuyến, Minh Cúc vào vai Sú - đàn em thân cận của ông trùm. Cô chia sẻ không sợ bản thân bị lặp lại màu diễn giống nhau. "Mỗi nhân vật đều có tạo hình và màu sắc, hoàn cảnh khác nhau nên chắc chắn vai Ly sẽ khác. Hơn nữa, khi nhận lời bất cứ vai diễn nào, tôi đều nghĩ cách làm mới nhân vật của mình", Minh Cúc bày tỏ.
Chia sẻ về việc đóng cặp với NSƯT Hồ Phong, diễn viên Minh Cúc cho biết cô và đàn anh từng hợp tác nên khá thân thiết và hiểu ý nhau trên phim trường. Được làm việc với đàn anh có kinh nghiệm, Minh Cúc được học hỏi rất nhiều. "Anh Phong không chỉ quan tâm tới nghệ thuật mà còn luôn chu đáo quan tâm đến đời sống gia đình của các đồng nghiệp", Minh Cúc chia sẻ.
Được yêu mến bởi những vai phụ cá tính trên phim, ngoài đời, Minh Cúc cũng có phong cách thời trang cá tính. Cô có niềm đam mê yêu thích với xe phân khối lớn. Tuy "hổ báo" trên phim, cá tính ngoài đời thực nhưng Minh Cúc là một người mẹ được nhiều người ngưỡng mộ với hành trình 14 năm chăm con bại não.
Ảnh: NVCC, clip: VTV
Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam được thành lập năm 1977, có chức năng tư vấn, giúp Thủ tướng trong quan hệ với UNESCO và chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành có liên quan với UNESCO.
Ủy ban gồm 5 tiểu ban: Giáo dục; Văn hóa; Thông tin; Khoa học tự nhiên; Khoa học xã hội. Ủy ban còn có các tiểu ban chuyên môn và Ban thư ký.
Việt Nam hiện đảm nhận vị trí quan trọng tại 6 cơ chế điều hành then chốt của UNESCO; sở hữu 70 danh hiệu, di sản được UNESCO công nhận, trải khắp 63 tỉnh, thành, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm trụ sở UNESCO, năm 2022 Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đến Việt Nam. Ngày 7/10 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm trụ sở UNESCO. Các chuyến thăm này đã góp phần làm cho quan hệ Việt Nam và UNESCO ngày càng toàn diện, thực chất và hiệu quả.
Thời gian tới, Ủy ban sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với UNESCO, thúc đẩy xây dựng, đệ trình UNESCO các hồ sơ di sản mới, tạo nguồn lực phát triển đất nước và làm giàu kho tàng văn hóa nhân loại; tập trung thực hiện tốt trọng trách tại các cơ chế then chốt, góp phần hoạch định chính sách, chiến lược của tổ chức; đồng thời tranh thủ ý tưởng, nguồn lực UNESCO để bảo tồn và phát triển văn hóa, thúc đẩy giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo...