Tờ báo Sydney Morning Herald viết: “Bạn muốn dễ dàng nhớ bo la lot là gì? Hãy nghĩ nó là món 'thịt bò trong lá'. Món ăn truyền thống này của Việt Nam có tên chính xác là “Thịt bò nướng lá lốt”, người nước ngoài thường gọi tắt là bò lá lốt.”
Trong bài viết, tác giả Ben Groundwater cũng mô tả cách để làm được món này: “Để chế biến món ăn này, thịt bò được băm nhỏ rồi được trộn với các loại gia vị như hẹ, tỏi, tiêu đen, đường, nước mắm, dầu hào, bột ngọt, trước khi cuộn trong lá lốt và nướng. Tuy nhiên, ngon nhất là nướng trên than củi.
Sau đó, người Việt rắc lạc rang cùng rau thơm lên những miếng bò cuốn lá lốt thơm ngon, chấm với nước mắm pha cay nồng gọi là mắm nêm. Sự hòa quyện giữa vị ngọt, mặn, chua… cùng vị thoang thoảng mùi khói, món “Thịt bò nướng lá lốt” của Việt Nam đích thị là một trong những món tuyệt vời nhất hành tinh ”.
Tờ báo Úc cho biết, món bò lá lốt có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam. Theo tác giả bài viết, người dân Sydney muốn thưởng thức món bò lá lốt ngon có thể đến nhà hàng Gia Dinh ở khu Marrickville. Nếu ở Melbourne, hãy thử món này tại Viet Kitchen ở khu Footscray. Nếu ở Brisbane, có thể đến quán Mister Bui Banh Mi.
Món bò lá lốt ở một số nhà hàng Úc thường được dịch là “thịt bò bọc lá trầu” (beef wrapped in betel leaves), nhưng thực ra đây không phải là lá trầu mà do sự nhầm lẫn bởi người dịch không phân biệt được đâu là lá trầu (betel), đâu là lá lốt (piper sarmentosum), một phần bởi hai loại lá này có hình dáng tương đối giống nhau. Loại lá có hương vị tinh tế hơn được dùng cuốn bò là lá lốt có tên khoa học "piper sarmentosum", đôi khi được gọi là trầu hoang.
Ê-kíp thầy thuốc cũng xử lý các tổn thương như gãy xương hàm dưới và vết thương nền cổ. "Bệnh nhân rất may mắn vì chỉ thêm 1cm nữa thôi, thanh sắt sẽ cắt vào động mạch - tĩnh mạch cảnh ở vùng cổ bên, rất nguy hiểm", bác sĩ Sơn nhận định.
Sau mổ, tới ngày 19/6, tình trạng người bệnh ổn định, vết thương khô sạch, người bệnh có thể sinh hoạt, ăn uống bình thường và ra viện.
Các bác sĩ cho biết việc đầu tiên trong sơ cấp cứu người có dị vậtđâm vào người (như thanh sắt, thanh gỗ...), là tuyệt đối không lấy dị vật ra khỏi vết thương. Lúc này, dị vật đóng vai trò trong việc ngăn chảy máu.
Người xung quanh cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu, băng ép vết thương xung quanh, cố định dị vật tốt nhất có thể và chuyển đến bệnh viện tuyến chuyên khoa nhanh nhất để được xử trí kịp thời.