Chính vì thế, Chelsea đang lên kế hoạch chuyển nhượng tay săn bàn người Anh, với khả năng mang Lukaku ra trao đổi.
Nguồn tin từ Calciomercato cho biết, hiện chân sút gốc Bỉ đang hạnh phúc tại Inter, với bản hợp đồng cho mượn kéo dài hai năm.
Tuy nhiên, nếu đồng ý trở lại London, Lukaku sẽ có cơ hội tái hợp người thầy cũ mà anh yêu quý là Antonio Conte.
Vấn đề nằm ở chỗ, Chelsea sẽ phải chi thêm tiền và cố gắng thuyết phục chủ tịch Spurs - Daniel Levy nhượng lại Harry Kane cho kình địch cùng thành phố.
Hợp đồng giữa Kane và Tottenham còn thời hạn đến hè năm 2024. Hiện tiền đạo 29 tuổi vẫn chưa quyết định về tương lai, dù Spurs rất muốn anh gia hạn.
Bayern Munich cũng đưa Harry Kane vào tầm ngắm và dự định chèo kéo anh về sân Allianz Arena thay thế vị trí Robert Lewandowski để lại.
Nếu Harry Kane từ chối ký mới, Tottenham đứng trước viễn cảnh phải bán đi tiền đạo hàng đầu vào năm tới, nhằm tránh nguy cơ mất trắng vào hè 2024.
" alt=""/>Chelsea bốc về Harry Kane, bán Lukaku cho ConteDự án tuyệt mật Azorian
Trong một góc phòng triển lãm vừa khai trương ở Bảo tàng điệp viên thế giới (ISM) tọa lạc ở thủ đô Washington đang có trưng bày một bảng điều khiển tàu ngầm, 1 bộ tóc giả, các bản in chi tiết cùng với 1 đoạn Măng-gan. Cùng với các hiện vật là di tích của một sứ mạng gián điệp vô cùng táo bạo có từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, viên quản lý bảo tàng, ông Vince Houghton, đã so sánh các hiện vật với bộ phim 11 tên cướp thế kỷ (Ocean’s 11). Sứ mạng tuyệt mật này được đặt mã danh là Dự án Azorian bao gồm sự tham gia của CIA khi họ ủy thác chế tạo một con tàu dài 188m nhằm trục vớt một chiếc tàu ngầm Liên Xô bị chìm dưới đáy biển, tất cả đều diễn ra hoàn toàn bí mật.
Ông Houghton nhớ lại: “Tôi khó mà tưởng tượng được lại có một quốc gia khác trên thế giới sở hữu sức mạnh đó. Chúng tôi tìm thấy một chiếc tàu ngầm Liên Xô nằm sâu hơn 3 dặm dưới biển. Hãy đến đó và đánh cắp nó!”.
Bắt đầu từ năm 1968, nhiệm vụ đã kéo dài 6 năm khi tàu ngầm tên lửa đạn đạo Liên Xô K-129 đột nhiên mất tích đâu đó tại vùng biển Thái Bình Dương không một lời giải thích. Trong thời kỳ hậu khủng hoảng tên lửa Cuba, cả tàu ngầm của Mỹ và Liên Xô đều rình mò tại các vùng biển mở với nhiều loại vũ khí trên tàu nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tiềm năng. Một số báo cáo chỉ ra rằng nguyên nhân chìm có lẽ là do lỗi cơ học chẳng hạn như hệ thống động cơ tên lửa gặp sơ suất, trong khi đó có thời gian Liên Xô cho rằng phía Mỹ chơi xấu.
Sau 2 tháng, Liên Xô tuyên bố hủy việc tìm kiếm K-129 và vũ khí hạt nhân do con tàu đem theo; nhưng phía Mỹ gần đây đã sử dụng công nghệ của Không Lực nhằm xác định tọa độ chính xác của 2 chiếc tàu ngầm chìm: chiếc K-129 nằm ở một nơi cách quần đảo Hawaii khoảng 1500 hải lý về hướng Tây Bắc và chìm sâu 5029m dưới đáy biển.
![]() |
Bộ tóc giả của ông Vernon Walters, phó giám đốc của CIA dùng để hóa trang khi ông viếng thăm tàu Glomar Explorer. Ảnh: Bảo tàng gián điệp quốc tế. |
CIA đánh giá dự án Arozian “không có quốc gia nào trên thế giới thành công khi trục vớt con tàu ngầm với kích cỡ và trọng lượng lớn ở độ sâu như thế”. Xét về nội bộ, cộng đồng tình báo thế giới hết sức cân nhắc về tỷ lệ chi phí siêu đắt đỏ khi tham gia trục vớt so với phần thưởng của một công việc tốn kém và nhiều rủi ro.
Theo ông Vince Houghton, giá trị của tàu ngầm K-129 không chỉ từ các sách mã và các đầu đạn hạt nhân trên boong, mà còn là cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về quy trình sản xuất đằng sau những chiếc tàu ngầm của đế quốc địch thủ (Liên Xô). Nếu Mỹ biết về quy trình hoạt động của hệ thống sonar trên tàu K-129, hoặc các cơ chế được giữ im lặng của tàu ngầm, thì họ có thể cải thiện khả năng để phát hiện chúng.
Năm 1967, Liên Xô đã tích lũy một kho vũ khí hạt nhân đủ lớn để 2 cường quốc có được “sự kính trọng tương đương hạt nhân”, theo giải thích của ông Houghton. Kết quả là, người Mỹ rất khao khát có được lợi thế cạnh tranh, mà K-129 có lẽ là đích ngắm lý tưởng. CIA đã không ngừng động não về một số phương pháp nghe có vẻ không tưởng nhằm phục hồi tàu ngầm.
Một trong số các đề xuất đó là thổi một lượng khí đủ lớn xuống đáy biển để nhấc chiếc tàu ngầm lên mặt nước hoặc chế tạo một móng vuốt khổng lồ để túm lấy thân tàu ngầm và lôi chiếc K-129 vào trong “bể mặt trăng” là bụng của một con tàu khổng lồ.
Ban đầu, dự án Azorian tự tin rằng sẽ có ít nhất 10% cơ hội thành công. (Tỷ lệ này đã tăng lên khi dự án Azorian sắp hoàn thành). Thực tế, người Mỹ cũng lo ngại chuyện dự án của họ có thể vi phạm bản quyền nếu Liên Xô cũng có một kế hoạch cứu chiếc tàu chìm.
Con tàu của tỷ phú bí ẩn
![]() |
Một phần của bảng điều khiển được trục vớt từ tàu ngầm K-129 trong Dự án Azorian. Ảnh: Bảo tàng gián điệp quốc tế. |
Nhằm tránh những căng thẳng ngoại giao và giữ bí mật tuyệt đối về một sứ mạng bí mật, CIA đã kỳ công dựng nên một câu chuyện ly kỳ với sự giúp sức của tỷ phú bí ẩn Howard Hughes. Ông trùm hàng không này đã vịn vào sự bất lực của mình để chế tạo ra một chiếc tàu dài 188m và đặt tên cho nó là Hughes Glomar Explorer, rồi quảng cáo rùm beng rằng con tàu sẽ được dùng làm tàu nghiên cứu khai thác biển sâu.
Năm 1972, một buổi tiệc rượu sâm-banh và báo chí được mời vào cuộc nhằm “kỷ niệm” con tàu. Lúc con tàu nhổ neo, dong buồm đi từ Pennsylvania đến vùng biển gần Bermuda để thử nghiệm vào năm 1973, tờ báo Los Angeles Times đã giật tít về con tàu “bao phù một tấm màn bí mật” và “đang quan sát”, “phóng viên không được cho phép dự buổi lễ xuất hành, cùng các chi tiết của điểm đến và sứ mạng đích thực của con tàu”. Rõ ràng, công chúng và báo giới đều đều bị choáng ngợp trước danh tiếng của tỷ phú Hughes.
Kế đó, con tàu Glomar Explorer đã đến vùng biển Thái Bình Dương quanh Nam Mỹ - bởi vì tuyến đường này quá rộng để vượt qua ngả kênh đào Panama. Sau một vài sự cố nhỏ (Mỹ hậu thuẫn cho cuộc đảo chính Chile vào năm 1973 xảy ra cùng ngày khi 7 kỹ thuật viên như một cách tình cờ đã cố gắng lên boong tàu ngay tại thành phố cảng Valparaiso (Chile), tàu Glomar Explorer đã đến Long Beach (California), nơi nó bốc dỡ lên tàu hơn 20 cái thùng chứa đầy thiết bị (phòng tối, máy xử lý giấy, xử lý chất thải hạt nhân) nhằm phân tích các thành phần của tàu ngầm K-129. Trong lúc đó, một nhóm chế tạo chiếc móng vuốt (biệt danh là “Clementine” và được gọi chính thức là “Cỗ xe bắt giữ”) đặt trên một chiếc sà lan nổi khổng lồ có tên là HMB-1 tại thành phố Redwood (California).
Mùa Xuân năm 1974, sà lan HMB-1 đã bắt kịp tàu Glomar Explorer ở ngoài khơi đảo Catalina, miền Nam California. Sà lan HMB-1 mở phần mái của nó, còn con tàuGlomar Explorer đã mở khoang bụng “bể mặt trăng” nơi có đặt cái móng vuốt khổng lồ.
Kế đó, sà lan HMB-1 được tách ra và quay trở lại thành phố Redwood, hành động này đã không được chú ý. Mùa Hè năm 1974, được sự phê chuẩn của Tổng thống Richard Nixon, tàu Glomar Explorer tiến đến tọa độ được cho là có xác tàu ngầm chìm K-129. Tại thời điểm này, Chiến tranh lạnh đã lên đến đỉnh điểm, khi đó có 2 tàu ngầm riêng rẽ của Liên Xô (cũng chở theo các thiết bị tình báo) đã giám sát chặt chẽ “con tàu khai thác” khi nó hoạt động nhằm trục vớt tàu ngầm. Có thời điểm, các thành viên trên tàu Glomar đã chất đống những cái thùng lên boong tàu nhằm ngăn chặn sự hạ cánh của một chiếc trực thăng.
Nhiệm vụ vẫn tiếp tục không bị phát hiện khi 274 mẫu ống thép nặng căng ra giữa cái vuốt và con tàu đang dần được kéo trở lại. Khi đó chiếc tàu Liên Xô đang di chuyển không xa. Sau một tuần chậm chạp, Dự án Azorian cơ bản đã hoàn tất trong việc trục vớt tàu ngầm K-129, nhưng chỉ là 1 phần của nó.
Theo cuốn sách “Dự án Azorian: CIA và việc trục vớt K-129” có đồng tác giả là sử gia Norman Polmar và giám đốc tài liệu Michael White, khoảng giữa thời gian trục vớt đã có vài cánh tay cùng tham gia vào việc giữ lấy con tàu ngầm bị vỡ, và một phần lớn của K-129 đã rơi trở lại xuống đáy biển.
Trong khi báo giới và các sách lịch sử đang rất quan tâm tới những thành phần đáng thèm muốn của tàu ngầm, như phòng mã – đã bị chìm – thì ông Houghton lại có một cái nhìn hoài nghi đối với các chi tiết xoay quanh dự án phô trương đã bị thất bại. Ông Houghton giải thích: “Khôn ngoan quá hóa khôn lỏi. CIA nghĩ rằng mọi người đã hiểu, chỉ mình họ cố tình không hiểu”.
Nhiều chi tiết trong câu chuyện đã lấy nguồn từ các tài liệu được phân loại của CIA và gần đây đã công bố các tài liệu lịch sử, nhưng vẫn còn có những phát hiện từ sứ mạng hiện vẫn đang được phân loại, còn CIA có thể có lý do để cố tình xáo trộn câu chuyện, cổ xúy cho sự hoài nghi tiếp diễn.
Những bí ẩn dần lộ diện
Tuy nhiên chúng ta biết rằng tàu Glomar Explorer đã trục vớt được một vài xác thủy thủ tàu ngầm K-129, có lẽ họ được an táng ngoài biển theo nghi thức quân sự, CIA đã quay phim và trao trả cho Liên Xô 20 năm sau đó.
Sự trùng hợp ở đây là, công tác trục vớt cũng mang về một số mẫu măng-gan ngay dưới đáy biển, loại vật liệu mà tàu Glomar Explorer đang muốn nghiên cứu. Mỹ dường như đã thoát khỏi nghi án một vụ cướp tàu ngầm hết sức kỳ diệu. Thư ký quốc phòng của Tổng thống Gerald Ford, ông James Schlesinger phát biểu trong một cuộc họp ở Nhà Trắng rằng: “Sứ mạng trên cả kỳ diệu!”.
Tuy nhiên vào đầu năm 1975, sau khi xảy ra một vụ cướp ngẫu nhiên tại Tổng hành dinh nghiệp đoàn Summa của tỷ phú Howard Hughes, vụ cướp được viết thành tiêu đề trên tờ Los Angeles Times và đài truyền hình quốc gia. Sứ mạng tuyệt mật đã bị bể dưới tài điều tra của Seymour Hersh, phóng viên kỳ cựu của tờ báo New York Times khi ông theo dõi vụ việc từ đầu năm 1973, nhưng nhận lệnh ngầm của giám đốc CIA là William Colby nhằm cố gắng tìm cách tránh đánh động dư luận.
Vụ việc bại lộ cũng đủ sức cảnh báo cho Liên Xô và “làm phiền nhiễu” Tổng thống Ford, theo cách nói của ông. Dự án Matador, kế hoạch trục vớt phần còn lại của tàu ngầm K-129 rõ ràng đã bị xáo trộn khi tin tức về nó đã bị rò rỉ khiến dự án bị thất bại và xuất hiện những lời đồn đại. Ông Houghton nhấn mạnh về số tiền 300 triệu USD dùng để chi cho sứ mạng trục vớt. CIA cũng đối mặt với một tình huống ngoại giao khó xử vào mùa Xuân năm 1973.
Bị thúc ép bởi Đại sứ Liên Xô ở Mỹ và đạo luật tự do thông tin (FOIA) yêu cầu các nhà báo – họ muốn tránh trực tiếp thừa nhận rằng chính phủ Mỹ đã đánh cắp trái phép chiếc tàu ngầm từ sự giám sát của Liên Xô – phải có trách nhiệm trả lời bằng cách nào đó. Ông Houghton phân trần: “Chính phủ Mỹ không muốn làm Liên Xô lúng túng, chủ yếu là bởi vì muốn bình thường hóa ngoại giao, và cũng bởi vì Liên Xô sẽ đáp trả thông qua “các lệnh trừng phạt hay tấn công vào lãnh thổ”.
Trong một nỗ lực nhằm thắt chặt nỗ lực ngoại giao và tuân thủ các yêu cầu của FOIA, vụ việc Glomar đã được trả lời theo cách không phủ nhận hay từ chối. Về vụ việc này, sử gia M. Todd Bennett nói rằng đó là “hoạt động tăng cường căng thẳng theo cái cách của “Chiến tranh tình báo”, một động thái ăn miếng trả miếng giữa các cơ quan tình báo Mỹ và Liên Xô”.
Tháng 5/1973, Liên Xô đã tăng cường lượng bức xạ vi sóng tại Đại sứ quán Mỹ ở Moscow. 45 năm sau ngày diễn ra hoạt động tàu Glomar Explorer tham gia vào trục vớt tàu ngầm K-129 từ đáy biển, Dự án Azorian vẫn giữ nguyên là một huyền thoại trong cộng đồng tình báo”, ông Houghton nhận xét. Những chiếc tủ kính cho thấy loại phục trang mà các thủy thủ đoàn của tàu ngầm K-129 đã từng mặc trên tàu, nó là một dạng đai khóa an toàn được đánh giá cao, một phong vũ biểu từ con tàu và thậm chí là cả một bộ tóc giả của phó giám đốc CIA, ông Vernon Walters đã đội nó nhằm giả trang khi viếng thăm tàu Glomar Explorer, hay bản khắc chi tiết từng được dùng để thiết kế nên con tàu mà ngày nay không hoạt động nữa.
Dự án Azorian rất nổi bật mà theo giải thích của ông Houghton thì nó chứa đầy tham vọng và được đảm bảo không được để thất bại. Và mặc dù chỉ có một phần của tàu ngầm được trục vớt nhưng con tàu vẫn được chế tạo, đáng kể là nơi đặt chiếc vuốt khổng lồ trải ra đại dương. Dự án Azorian được giữ bí mật suốt 7 năm. Bảo tàng gián điệp quốc tế đánh giá Dự án Azorian là một sự đổi mới, một minh họa của việc làm thế nào mà “các thách thức không thể giải quyết” trong thế giới tình báo, lại có thể giải quyết bằng các tiến bộ công nghệ và sự sáng tạo.
Theo Dân Việt
" alt=""/>Ly kỳ sứ mạng trục vớt tàu ngầm Liên Xô của CIA![]() |
Francisco (trái) xuất hiện giấu mặt trong chương trình phỏng vấn của đài Telemundo. Ảnh: CEN |
Francisco kể, ban đầu anh cứ nghĩ mình đang ứng tuyển làm bảo vệ, nhưng sau đó rốt cuộc lại là đối tượng tuyển dụng của Băng Jalisco thế hệ mới (CJNG), một nhóm tội phạm có tổ chức ở bang Jalisco, miền tây Mexico. CJNG được tin đang có chân rết hoạt động ở 28 trên tổng số 32 bang của quốc gia Nam Mỹ này.
Theo Francisco, tháng 4/2018 khi anh đang ở trong một quán bar, một người đàn ông đã tiến tới làm quen và đề nghị trả tiền mặt nếu anh chở người này về nhà. Francisco gật đầu đồng ý.
Sau khi chở người đàn ông lạ mặt tới chỗ mong muốn, người này đã rút tiền từ cây ATM trả cho Francisco và ghi lại số điện thoại của anh. Trước khi tạm biệt, người này còn nói: "Tôi sẽ gọi cho anh. Tôi cảm thấy thích anh rồi đấy".
Vào thời điểm đó, Francisco không biết vị khách là con trai của trùm ma túy Nemesio Oseguera, biệt danh El Mencho, thủ lĩnh của nhóm CJNG. Sau vụ bắt giữ trùm ma túy khét tiếng Joaquín “El Chapo” Guzmán vào năm 2016, El Mencho trở thành kẻ bị truy nã hàng đầu ở Mexico. Bộ Tư pháp Mỹ cũng treo thưởng tới 10 triệu USD cho bất kỳ ai bắt giữ được hắn.
![]() |
CJNG là băng đảng tội phạm có tổ chức, có vũ trang thuộc dạng lớn nhất nhì ở Mexico. Ảnh: BI |
Con trai của El Mencho về sau đã liên lạc lại với Francisco và gợi ý anh làm bảo vệ ở Villahermosa. Họ nhất trí mức lương theo tuần là 3.500 peso (hơn 4,2 triệu đồng) cộng phụ phí và khóa huấn luyện kéo dài 4 tuần.
Francisco được đưa đến thủ đô Mexico cùng 19 nam giới khác trong độ tuổi từ 20 - 30. Tất cả họ được cho lưu trú trong khách sạn. Chủ tuyển dụng sau đó thông báo với cả nhóm rằng, họ sẽ không làm bảo vệ mà là gia nhập nhóm CJNG và gần như không còn lựa chọn nào khác.
Nghĩ về cậu con trai nhỏ, Francisco đành nhắm mắt theo sự đưa đẩy của số phận. Anh cùng 19 nam giới còn lại chuyển đến trại huấn luyện của CJNG ở Talpa de Allende, bang Jalisco. Mọi tư trang, hành lí của họ đều bị thu giữ hết. Các thành viên CJNG cũng yêu cầu "lính mới" cởi bỏ hết quần áo đang mặc trên người.
"Chúng tôi bị dội nước từ đầu đến chân và nhận được lệnh túm vào một bộ pin xe hơi để đảm bảo mọi thiết bị định vị GPS cấy dưới da đều bị làm hỏng", Francisco nhớ lại.
![]() |
Quân đội Mexico phát hiện một nơi từng được sử dụng làm trại huấn luyện của CJNG. Ảnh: Mexico News Daily |
Những kẻ huấn luyện cho nhóm Francisco tự xưng là các cựu binh thuộc quân đội Mỹ và Mexico, rất nghiêm khắc và áp dụng kỷ luật kiểu nhà binh. Họ yêu cầu các tân binh phải đi thu lượm gỗ trong rừng và đốt lửa trong một hố sâu để thủ tiêu các thi thể nạn nhân của CJNG.
"Một vài nạn nhân vẫn còn sống khi chúng tôi đẩy họ xuống hố. Mất cả ngày thiêu đốt và sau đó chúng tôi phải rải tro đi khắp nơi", Francisco tiết lộ. Theo Nhật báo tin tức Mexico, các thi thể nhóm của Francisco giúp thủ tiêu nằm trong số hơn 7.000 trường hợp người được thông báo đã mất tích ở bang Jalisco thời gian qua.
Francisco cho biết thêm, tại lò huấn luyện, cả nhóm được dạy cách sử dụng mọi loại vũ khí và phi tang xác người để không ai tìm thấy. Quy tắc vàng của nhóm tội phạm là "nếu không có xác chết, đó không phải là tội ác trừng trị được".
Một số tân binh được yêu cầu cắt lìa bàn tay khỏi một xác chết. Francisco thú nhận anh đã phải làm như vậy vì chẳng có lựa chọn nào khác.
Khi những thành viên mới thực hành cắt lìa các bộ phận khác nhau, kể cả đầu ra khỏi xác chết, họ bị buộc phải ăn một chút thịt người để quen với tội ác và sự giết chóc. "Có thành viên mới không thể nuốt nổi thịt người và bị nôn, nhưng bọn họ bắt anh ấy phải ăn lại", Francisco rùng mình kể.
![]() |
Bức ảnh do chính nhóm CJNG công bố về các nạn nhân bị chúng bắt giữ. Ảnh: Mexico News Daily |
Sau khóa huấn luyện hà khắc, bọn tội phạm đã tổ chức lễ tốt nghiệp tưng bừng cho các tân binh, mời cả các ban nhạc tới biểu diễn, gái bán dâm cùng rượu đắt tiền. Vào thời điểm đó, Francisco chưa giết ai.
Sau khi tốt nghiệp, Francisco trở thành một chiến binh của CJNG và chịu trách nhiệm đóng gói ma túy đá (methamphetamine) để phân phối cho các đại lý. Song, không lâu sau, bàn tay Francisco bắt đầu vấy máu và anh ta hiện không còn nhớ mình đã giết hại bao nhiêu người.
Sau nhiều đóng góp cho CJNG, Francisco được phép "rửa tay, gác kiếm". Tuy nhiên, kể từ khi cắt đứt liên lạc với đại ca quản trực tiếp, anh vẫn phải sống chui lủi vì sợ các thành viên CJNG khác không biết mình được phép "về hưu" và có thể trả thù anh như một kẻ phản bội hay đào ngũ.
Francisco bày tỏ hy vọng, bằng cách kể công khai các trải nghiệm của mình, anh có thể giúp nhà chức trách và các gia đình tìm thấy một phần trong số những người bị mất tích ở Jalisco.
Tuấn Anh
" alt=""/>Cựu thành viên băng đảng Mexico tiết lộ bí mật động trời về xã hội đen