Rượu ngâm Chí Chiền Chùa cải thiện sinh lý đàn ông.
Cũng theo lời ông Thái, cây Chí Chiền Chùa từ trước đến nay vốn là loại thuốc quý của núi rừng, của người Mông ở đây. Và đến bây giờ, thứ thuốc quý này không những chỉ có người Mông, người Thái ở Sốp Cộp biết và sử dụng mà còn được rất nhiều người vùng dưới lên tìm mua về.
Và rất nhiều người đã khẳng định đây là loại thuốc hỗ trợ sức khỏe đặc biệt là đối với những người có dấu hiệu bất thường về sinh lý, cải thiện cơ bản cho cuộc sống vợ chồng.
Trên núi rừng Tây Bắc, đặc biệt khu vực giáp biên giới Việt – Lào, Chí Chiền Chùa là loại cây tự nhiên nhưng chỉ mọc và thích hợp với những khu rừng đa tầng, ít ánh sáng.
Cây có lá nhỏ, màu xanh nhạt, thuộc loại thân leo nhưng lại bò dưới mặt đất. Quả của loại cây này khi chín có màu đỏ trắng, trông rất đẹp mắt và bao giờ cũng chĩa thẳng đứng lên trời.
Chí Chiền Chùa là loại cây tự mọc trong rừng và không bao giờ trồng được. Nếu trồng, cây có lên nhưng lại không cho quả và cho củ. Với loại cây này thì củ và quả mới là bộ phận chứa những chất có giá trị với sức khỏe sinh sản của con người.
Cũng theo người dân nơi đây, họ bắt đầu phát hiện ra được loại cây này và đặt tên cho nó chính là nhờ vào các loại thú rừng. Trên núi rừng Tây Bắc, đặc biệt khu vực Sông Mã, Sốp Cộp ngày xưa loại cây này rất nhiều.
Cây ra hoa từ đầu xuân và chín quả vào tháng 11. Mùa này, các loại thú trên rừng, đặc biệt những loài mắn về sinh sản như sóc và cầy hương tấp nập kéo nhau ra tìm ăn quả này để tăng cường “công năng” duy trì nòi giống của chúng.
Người dân quan sát, thấy lạ, hái về ngâm rượu uống thử. Một người, hai người rồi cả bản, chả ai chết lại thấy sức khỏe, đặc biệt sinh lý được cải thiện thế là dùng nhiều thành quen. Điều kỳ diệu hơn nữa, đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn con, khi dùng loại cây này thì tự nhiên “khai hoa, nở nhụy”. Thế là từ đó họ đã có cho mình một loại thuốc truyền thống.
![]() |
Chí Chiền Chùa chỉ mọc ở những cánh rừng âm u |
“Loại cây Chí Chiền Chùa này, khi dùng, ngoài việc loại từ bệnh vô sinh của cả nam lẫn nữ thì nó còn có công dụng tiêu tan mỏi mệt, giá rét, tiêu diệt căn bệnh đau xương mỏi khớp, giúp dồi dào sinh lực"- người dân ở đây cho biết.
Nói về công dụng của loại cây có một không hai ở phía Tây Bắc này, Thượng úy Trần Viết Nam - bác sĩ quân y của Đồn Biên phòng 453, người đã có gần 20 năm gắn bó với vùng biên ải này có những nhận xét rất tốt.
Anh bảo, vốn là bác sĩ quân y được đào tạo bài bản trong quân đội nên anh chủ yếu chữa bệnh cho các chiến sĩ dựa trên cơ sở khoa học. Tuy nhiên, từ ngày vào Đồn Biên phòng 453 đóng ở Mường Lạn công tác, suy nghĩ đó của anh đã thay đổi, nhất là các bài thuốc cổ truyền của người dân. Sau nhiều lần vào bản thăm, khám chữa bệnh giúp bà con, anh đã được người dân nơi đây dạy lại cách chữa bệnh bằng lá thuốc và những công dụng của nó trong đó có loại thuốc lấy từ cây Chí Chiền Chùa.
(Theo Giadinh)
" alt=""/>Loài quả Viagra khiến đàn ông 'khỏe như voi'Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg.
Công bằng xã hội liệu có dẫn tới công bằng kinh tế? Đây không chỉ là câu hỏi được phong trào Black Lives Matter - vốn chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Mỹ và sự bất bình đẳng kinh tế - đặt ra, mà còn là câu hỏi đối với thế giới doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm Big Tech, gồm các "ông lớn" trong lĩnh vực công nghệ.
Có một thực tế là hiện nay các trang mạng xã hội như Facebook, Snapchat và Twitter đang mất dần doanh thu quảng cáo từ các công ty lớn vốn quan ngại về việc mình có liên quan đến các nội dung mang tính kích động được đăng tải trên các nền tảng này.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, chỉ làn sóng tẩy chay quảng cáo liên quan đến phát ngôn thù địch khó có thể "xô ngã" được sức mạnh kinh tế của Big Tech.
Trước hết, tẩy chay có thể chỉ là cơ hội để các công ty thể hiện hình ảnh khi ngân sách tiếp thị giảm sút.
Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đang đặt cược vào điều đó, khi nói với nhân viên của mình rằng "tất cả những nhà quảng cáo sẽ sớm quay lại nền tảng này."
Dù phỏng đoán của "ông chủ" Facebook đúng hay sai, thì những công ty tham gia chiến dịch tẩy chay gồm Starbucks, Coca-Cola và Unilever chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu quảng cáo trên mạng xã hội.
Ước tính, hơn 70% doanh thu quảng cáo trên 70 tỷ USD của Facebook đến từ các doanh nghiệp nhỏ.
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã tác động nặng nề tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng khi phục hồi, có thể họ sẽ chi bất kỳ khoản ngân sách tiếp thị nào còn lại cho quảng cáo kỹ thuật số, được coi rẻ hơn và hiệu quả hơn các loại hình khác. Tất nhiên, quảng cáo trực tuyến sẽ chịu ảnh hưởng.
Tuy nhiên, khả năng tồn tại của mô hình kinh doanh cung cấp dữ liệu cá nhân để thu lợi lại không thay đổi.
Nhiều khả năng các nhà thu thập dữ liệu tiêu dùng lớn nhất - trong đó có Google, Amazon và Facebook - sẽ nổi hơn và mạnh hơn sau đại dịch.
Tỷ trọng của lĩnh vực công nghệ trong chỉ số S&P500 hiện chiếm gần 30% - mức cao nhất trong 20 năm qua.
Vì vậy, trong khi tẩy chay thu hút sự chú ý tới các vấn đề như nội dung độc hại, quyền riêng tư và tự do dân sự thì việc chia sẻ doanh thu từ dịch vụ kỹ thuật số công bằng lại đòi hỏi những yếu tố khác. Điều quan trọng nhất là minh bạch hơn.
Giống như các thể chế tài chính lớn, các công ty công nghệ tiêu dùng lớn bán thông tin.
Các công ty này giám sát mọi giao dịch mà không để khách hàng, các đối thủ cạnh tranh hoặc nhà chức trách biết.
Điều này mang lại cho các công ty công nghệ một lợi thế cạnh tranh không công bằng.
Giới chuyên gia cho rằng để thị trường vận hành công bằng và hiệu quả, người dùng và nhà cung cấp dịch vụ cần được tiếp cận và chia sẻ thông tin một cách công bằng. Tuy nhiên, đây không phải là mô hình ngày nay.
Theo giới chuyên gia, để có thể "xô ngã" Big Tech, cần chặn đứng các giao dịch thông tin trực tuyến thiếu minh bạch - vốn là lợi thế chính của các công ty công nghệ lớn.
Do đó, hiện nay các nhà chức trách tại châu Âu và Mỹ muốn các công ty công nghệ công khai thuật toán thu thập dữ liệu.
Ông Sherrod Brown, thành viên cấp cao của Ủy ban Thượng viện Mỹ về các vấn đề ngân hàng, nhà ở và đô thị đã đề xuất một dự luật thay đổi việc thu thập dữ liệu, nhằm giảm gánh nặng trách nhiệm đối với người tiêu dùng - những người phải đọc chính sách quyền riêng tư lên tới 4.000 từ và bấm vào dòng chữ "Tôi đồng ý."
Dự luật này cũng cấm công nghệ nhận diện khuôn mặt, giới hạn khả năng kiếm tiền từ các giao dịch đơn lẻ, thay vì cho phép các công ty thu thập dữ liệu của người tiêu dùng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau và không giới hạn thời gian.
Việc thực thi các nguyên tắc này có thể đòi hỏi việc đánh giá các thuật toán. Vấn đề này đã thu hút sự chú ý ngày một tăng trong bối cảnh dịch COVID-19 khiến xu hướng sử dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa gia tăng.
Tránh sử dụng các thuật toán thu thập dữ liệu dường như không chỉ liên quan đến công bằng xã hội mà còn cả cạnh tranh.
Các công ty công nghệ cho rằng nếu họ buộc phải công khai thuật toán cũng như mô hình kinh doanh thì tiện lợi trong dịch vụ sẽ giảm.
Không chỉ giao dịch thông tin trực tuyến thiếu minh bạch, Big Tech còn dựa vào quy mô và phạm vi toàn cầu để tạo ra lợi nhuận không tương xứng.
Chính vì vậy, cần vận dụng tới chính sách thuế để "kìm hãm" các công ty công nghệ.
Dự kiến vào cuối tháng Bảy tới, tại Mỹ, các lãnh đạo của Apple, Facebook, Google và Amazon sẽ có phiên điều trần chống độc quyền. Đây là cuộc tranh luận lớn đầu tiên về chính sách cạnh tranh của Mỹ trong 50 năm qua.
Theo Vietnam+
Với sự giúp sức của Facebook, hàng trăm nhóm kín chia sẻ nội dung phi pháp đang hoạt động mạnh mẽ tại Việt Nam.
" alt=""/>Liệu làn sóng tẩy chay quảng cáo có xô ngã được các ông lớn công nghệ?