![]() |
Arsenal quyết tâm chiêu mộ Zaha |
Trong động thái mới nhất, họ muốn gán ba cầu thủ Calum Chambers, Mohamed Elneny và Carl Jenkinson cho Crystal Palace, với hy vọng đối tác sẽ nhả lại Zaha.
Hiện đội chủ sân Selhurst Park định giá Zaha 80 triệu bảng. Bởi vậy, ngoài 3 cái tên kể trên, Arsenal sẽ phải chi thêm khoản tiền không dưới 30 triệu bảng.
Hồi 2015, Crystal Palace chỉ phải bỏ ra 6 triệu bảng để mua lại Zaha từ MU. Tuy nhiên, trong hợp đồng có kèm điều khoản Quỷ đỏ sẽ hưởng 25% phí chuyển nhượng nếu Zaha được bán cho CLB khác trong tương lai.
Zaha muốn gia nhập Pháo thủ, bởi Arsenal là đội bóng anh hâm mộ từ nhỏ. Dẫu vậy, ngôi sao người Bờ Biển Ngà sẽ không gây sức ép đưa ra yêu cầu chuyển nhượng.
Hiện Zaha vẫn còn thời hạn 4 năm hợp đồng với Palace, hưởng mức lương 130.000 bảng/tuần. Bởi vậy, CLB chủ quản đang nắm đằng chuôi trong vấn đề chuyển nhượng.
Ngoài Zaha, The Gunners còn muốn sắm thêm một trung vệ và một hậu vệ trái. Nguồn tin từ Pháp cho hay, Arsenal đồng ý trả 26 triệu bảng để chiêu mộ trung vệ trẻ William Saliba.
Thế nhưng, họ đang đứng trước nguy cơ mất thủ quân Laurent Koscielny. Bordeaux lôi kéo cầu thủ người Pháp với bản hợp đồng 3 năm cùng mức lương hấp dẫn.
* Đăng Khôi
" alt=""/>Arsenal tung chiêu độc lấy chữ ký Wilfried Zaha![]() |
Phan Minh Hoàng (SN 1999) là cựu học sinh lớp chuyên Tin của Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM. ẢNh: NVCC |
“Hồi cấp 2 em thích học Toán nên quyết tâm thi vào chuyên Toán, nhưng em không đỗ và rẽ hướng sang học Tin. Cũng từ đó, em phát hiện đam mê và khả năng của mình đối với môn Tin. Em lên kế hoạch đi du học từ khá sớm, sau khi tìm hiểu kỹ cùng sự ủng hộ của gia đình em quyết định theo đuổi chuyên ngành Khoa học máy tính tại Đại học WaterLoo ở Canada”, Hoàng nói.
Lí do chàng trai Việt lựa chọn theo học tại Waterloo vì trường nổi tiếng về đào tạo ngành công nghệ thông tin và có nhiều cơ hội làm việc tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu ở Bắc Mỹ. Dù trường không có học bổng nhưng có chương trình kết hợp giữa học và làm nên chi phí du học không quá tốn kém.
Thời gian đầu qua Canada, Hoàng gặp một chút khăn bởi cảm giác lạc lõng so với các bạn quốc tế và khác biệt về văn hoá. Tuy nhiên, sau thời gian làm quen, Hoàng bắt đầu hòa nhập hơn. Học tập xa nhà giúp cậu tự lập, biết sắp xếp thời gian và học cách nấu ăn, chăm sóc bản thân.
Điều chàng trai thấy thích thú nhất là chương trình học bốn năm chia thành 8 kỳ học lý thuyết, 6 kỳ thực tập xen kẽ nhau. Học sinh được lựa chọn môn học, tiếp nhận những gì thật sự cần thiết chứ không học đại trà. Các tiết học có thêm giờ để sinh viên trao đổi thắc mắc, giảng viên luôn khuyến khích học sinh hỏi. Trung bình chỉ có 8h/tuần là học lý thuyết, thời gian còn lại để hoàn thiện bài tập về nhà.
Đặc biệt, tại trường có hệ thống thư viện điện tử để sinh viên tìm kiếm tài liệu miễn phí.
‘Vừa học, vừa làm’
Ngay từ năm thứ nhất, Hoàng vừa học trên lớp vừa chuẩn bị hồ sơ để tìm cơ hội xin việc làm trong học kỳ tiếp theo. Công việc đầu tiên là lập trình cho một công ty mới khởi nghiệp tại TP.HCM. Hoàng cho biết, thời gian đầu hồ sơ năng lực chưa đủ mạnh sẽ khó khăn hơn khi tìm việc tại các công ty lớn. Lời khuyên của Hoàng là không nên chán nản nếu xin thực tập mà bị từ chối. Thay vào đó, xem mình còn thiếu sót ở đâu, tại sao không phù hợp để khắc phục dần.
Bước sang năm thứ hai Hoàng có cơ hội làm tại Yahoo (Mỹ) trong mảng video liên quan tới quảng cáo. Sau đó, tiếp tục chuyển sang làm lập trình cho một công ty tài chính và ngân hàng tại Canada. Khi có kinh nghiệm, Hoàng tiếp tục vươn tới cơ hội làm việc tại tập đoàn công nghệ lớn.
Đến cuối năm thứ hai, Hoàng đã ứng tuyển thành công vị trí thực tập sinh kỹ sư phần mềm tại Google chi nhánh tại Mỹ và Canada. Tại đây, Hoàng làm việc trong nhóm tìm kiếm của Google, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho nhật ký nội bộ.
![]() |
Hoàng trở thành thực tập sinh ở Yahoo, Google khi là sinh viên năm thứ 2. Ảnh: NVCC |
Nộp hồ sơ cho Google nhưng Hoàng không tự tin lắm về cơ hội trúng tuyển. May mắn được nhiều anh chị đi trước tư vấn, Hoàng đã vượt qua vòng duyệt hồ sơ. Sau đó, Hoàng làm bài kiểm tra về kỹ thuật viết chương trình trên máy và tiếp tục trải qua hai vòng phỏng vấn. Theo lời Hoàng, trong suốt quá trình đó em luôn cố gắng thể hiện những khả năng, mục tiêu phấn đấu phù hợp với vị trí ứng tuyển. Cuối cùng, Hoàng đã trúng tuyển.
“Ngành công nghệ thông tin khá đa dạng về môi trường làm việc. Mỗi người sẽ phù hợp với một môi trường khác nhau nên em muốn trải nghiệm nhiều để tìm được môi trường thích hợp nhất. Cũng làm về lập trình viên nhưng một số công ty sẽ tập trung vào nghiên cứu đưa ra sản phẩm cụ thể. Trong khi công ty lại hướng tới tính năng và nhóm khách hàng trước khi phát triển sản phẩm. Yêu cầu người lập trình phải có góc nhìn đa chiều để xây dựng ý tưởng. Nhiều người vẫn nghĩ lập trình chỉ là viết code nhưng thực tế việc xây dựng kế hoạch, phát triển tính năng, thử nghiệm chiếm tới 80%, viết code là phần hoàn thiện cuối cùng, chỉ chiếm 20% còn lại”, nam sinh nói.
Theo Hoàng, việc vừa học vừa giúp em phát triển toàn diện các kỹ năng, kịp thời bổ sung những cái đang thiếu và học cách ứng xử trong các mối quan hệ khác nhau. Đặc biệt làm việc tại nhiều quốc gia sẽ giúp mình trưởng thành hơn trong phong cách làm việc cũng như tích lũy kinh nghiệm.
Ngoài ra, Hoàng cũng tham gia một số cuộc thi về thiết kế, lập trình phần mềm và đạt một số thành tích như: Xếp thứ 8 trong số 40 đội trong cuộc thi thiết kế thuật toán trò chơi chiến lược do Citadel tổ chức, ứng dụng học máy tốt nhất trong Hack the Valley 2018, xếp thứ 2 về Thuật toán và đứng đầu về Thiết kế giao diện người dùng trong thiết kế thuật toán trò chơi do Bloomberg tổ chức.
Ngọc Linh
Từng nhận được cái “gật đầu” từ Facebook, Google, Thanh Lam cho rằng, để chinh phục các “ông lớn” công nghệ, điều quan trọng ứng viên phải có sự chuẩn bị kỹ càng và tự trau dồi về chuyên môn lẫn phong cách làm việc tại các công ty lớn.
" alt=""/>Thực tập ở Yahoo, Google khi là sinh viên năm thứ 2Vào ngày 22/12/2023, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã tiết lộ về việc chính phủ Hà Lan chuẩn bị chuyển giao lô 18 máy bay F-16 đầu tiên cho Ukraine. Tới ngày 26/12/2023, Bộ Quốc phòng Anh nói rằng phi công Ukraine đầu tiên được quân đội Anh đào tạo đã hoàn thành khóa huấn luyện cơ bản ở nước này và "đang học lái tiêm kích F-16 ở Đan Mạch".
F-16 được kỳ vọng sẽ tăng cường khả năng phòng không và hỗ trợ chiến dịch phản công trên bộ của Ukraine. Tuy vậy, máy bay này cũng không phải là một "viên đạn bạc" để giải quyết mọi vấn đề của quân đội Ukraine.
Vũ khí gây bất ngờ nhất: Gepard
Khi Đức chuyển giao những hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard đầu tiên cho Ukraine vào năm 2022, rất nhiều người đã nghi ngờ về hiệu quả của loại khí tài quân sự này.
Với tầm bắn chỉ khoảng 3,5km, Gepard gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chống lại máy bay chiến đấu và trực thăng so với các hệ thống phòng không hiện đại. Bên cạnh đó, việc loại đạn của pháo phòng không này tương đối khan hiếm cũng góp phần khiến cho sự hoài nghi trở nên lớn hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, năm 2023 lại là một năm tuyệt vời cho Gepard. Tại Ukraine, đối thủ chính của Gepard là các loại UAV - vốn bay ở độ cao thấp, và pháo tự hành này đã tỏ ra vô cùng hiệu quả trong việc ngăn chặn chúng. Ngoài ra, tập đoàn Rheinmetall đã mở thêm các dây chuyền sản xuất đạn dược mới cho Gepard, giúp cho pháo tự hành này có thể tiếp tục tác chiến mà không cần lo lắng về vấn đề hậu cần.
Vũ khí hiệu quả nhất: UAV
Cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến cho UAV trở thành loại vũ khí hiệu quả nhất trong năm 2023. Ưu điểm lớn nhất của UAV là giá thành rẻ, nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao trên tiền tuyến.
Trong năm 2023, quân đội Ukraine đã tăng cường sử dụng các loại UAV góc nhìn thứ nhất giá rẻ để phá hủy khí tài của Nga. Những UAV này có giá 400-500 USD/chiếc, rẻ hơn rất nhiều so với một quả đạn pháo 155mm thông thường vốn có giá 3.000 USD/quả, hay 1 chiếc xe tăng T-72 có giá khoảng 1,2 triệu USD.
Về phía Nga, UAV cảm tử Lancet đang được coi là vũ khí hiệu quả nhất của Moscow trong chiến dịch quân sự đặc biệt.
Vũ khí khan hiếm nhất: Tên lửa Taurus
Tên lửa hành trình Taurus của Đức được đánh giá là loại vũ khí khan hiếm nhất năm ngoái. Vào tháng 5/2023, truyền thông Đức tiết lộ rằng quân đội nước này chỉ có khoảng 600 quả tên lửa Taurus trong kho dự trữ, và chỉ 150 quả trong số này sẵn sàng hoạt động.
Việc sản xuất Taurus đã gặp nhiều khó khăn khi tập đoàn MBDA Deutschland muốn đưa thêm nhiều công nghệ mới vào loại tên lửa này, trong khi chính phủ Đức lại không tỏ ra quá mặn mà trong việc tài trợ.
Vũ khí đắt đỏ nhất: B-21 Raider
Máy bay ném bom thế hệ mới B-21 Raider của tập đoàn Northrop Grumman được coi là loại vũ khí có giá cao nhất trong năm 2023.
Trên thực tế, giá trị chính xác của máy bay này không được tiết lộ, nhưng toàn bộ vòng đời của chương trình B-21 có giá lên tới 203 tỷ USD. Số tiền này bao gồm 25,1 tỷ USD dành cho việc phát triển, 64 tỷ USD dành cho sản xuất và 114 tỷ USD dành cho hoạt động trong 30 năm. Như vậy, giá trị ước tính của một máy bay B-21 sẽ dao động từ khoảng 640-890 triệu USD.