Vào năm học mới, bác sĩ Khanh lo ngại dịch có nguy cơ lan rộng. Bởi vì, khi trẻ tới lớp sẽ chơi đùa, tiếp xúc với nhau nhiều. Nếu các cơ sở giáo dục không có biện pháp phòng chống, dịch sẽ lây lan rất nhanh. Tay chân miệng lành tính có thể tự theo dõi tại nhà nhưng nếu trẻ gặp biến chứng thần kinh sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Để ngăn chặn tay chân miệng trong trường học, nhà trường cần đảm bảo thực hiện “nguyên tắc 3 sạch”. Học sinh cần được thực hiện:
- Ăn uống sạch: Các thực phẩm đồ ăn sạch, dụng cụ đựng thức ăn, cốc uống nước sạch.
- Ở sạch: trẻ được rửa tay, vệ sinh sạch sẽ, môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
- Chơi sạch: Đồ chơi ở lớp học cần được vệ sinh thường xuyên.
Tay chân miệng chưa có vắc xin phòng bệnh và dự phòng chủ yếu qua việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ. Vì vậy, các cơ sở giáo dục nên thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn môi trường sinh hoạt, học tập và đồ chơi. Nhà trường nên phát hiện sớm trẻ mắc bệnh và cách ly để hạn chế sự lây lan. Trẻ mắc bệnh cần được nghỉ ở nhà để tránh tiếp xúc lây lan sang các bạn khác.
Ngoài ra, việc thực hiện 3 sạch cũng góp phần phòng ngừa nhiều bệnh khác trong môi trường giáo dục như cúm, đau mắt đỏ, bệnh đường hô hấp, sốt xuất huyết.
Bệnh viện đã nhanh chóng phát hiện và gỡ bỏ các mã QR lừa đảo này, đồng thời tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn gia đình người bệnh thực hiện đúng các quy định về thanh toán viện phí, phối hợp và báo cáo cơ quan chức năng để giải quyết và xử lý kịp thời.
Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo người dân khi đưa con đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện cần cảnh giác với các mã QR lừa đảo được dán bên ngoài các quầy thanh toán.
"Không quét mã, giao dịch thanh toán khi chưa có sự hướng dẫn trực tiếp của nhân viên bệnh viện tại các quầy để tránh bị kẻ gian lợi dụng chiếm đoạt tài sản", khuyến cáo nêu.
Phương thức thanh toán bằng quét mã QR ngày càng thể hiện thế mạnh về sự tiện lợi trong các giao dịch. Tuy nhiên, không chỉ tại các cơ sở y tế, thời gian gần đây, nhiều cảnh báo về việc một số đối tượng đã dán đè mã QR giả mạo lên mã QR của nhiều cửa hàng, quán ăn, nhằm chiếm đoạt tài sản, cũng được đưa ra.
Vì thế, để tránh các hành vi lừa đảo, trục lợi, người dùng cần xác minh kỹ các thông tin giao dịch trước khi quét mã chuyển tiền trực tuyến.
Vụ việc 141 người có biểu hiện ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tại quán Bánh mì Phượng, số 2B Phan Châu Trinh, phường Minh An, TP.Hội An, Quảng Nam, nhận được sự quan tâm của nhiều người bởi đây là cửa hàng nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch. bánh
Trước đó, theo báo cáo của cơ quan chức năng, người đầu tiên xuất hiện triệu chứng ngộ độc vào khoảng 11h ngày 11/9. Tính đến 12/9, thêm hơn 30 người có triệu chứng tương tự. Hầu hết bệnh nhân đều có triệu chứng sốt cao, nôn, đau bụng, đi phân lỏng nhiều lần và kéo dài.
Một ngày sau (13/9), số người có triệu chứng ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng đã tăng lên 141 người, trong đó có hơn 30 người nước ngoài.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Nam cho biết ngày 11/9, tiệm bánh mì Phượng bán 1.920 ổ bánh mì. Ngày 12/9, cơ sở này bán 1.700 ổ.
Chiều 13/9, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu Sở Y tế Quảng Nam cần chỉ đạo tạm thời đình chỉ hoạt động của cơ sở Bánh mì Phượng, kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở, truy xuất nguồn gốc, lấy mẫu thực phẩm nghi ngờ để xét nghiệm, điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc.
Ngày 21/9, chủ quán bánh mì Phượng đăng tải thư xin lỗi gửi đến khách hàng trên trang cá nhân. Chủ quán bánh mì Phượng thừa nhận đây là sơ sót của quán trong quy trình kiểm soát nhập nguyên liệu đầu vào, cũng như chưa đảm bảo chất lượng trước khi đưa đến tay người dùng.