Năm 2022 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về “Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với những định hướng rất rõ ràng trong việc phát triển các chuỗi đô thị biển gắn với thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển. Đây cùng là cơ hội vươn mình của các địa phương: Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu - những nơi có tiềm năng rất lớn về cảnh quan tự nhiên và văn hóa bản địa thuận lợi để phát triển du lịch. Trong đó, Nha Trang (Khánh Hòa) nổi bật với những thay đổi tích cực gần đây về cả hạ tầng du lịch và sự “nhập cuộc” của những nhà phát triển hàng đầu.
Tháng 3/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó TP. Nha Trang đã được định hướng là đô thị du lịch biển đảo quốc gia và quốc tế; trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo và y tế của tỉnh; trung tâm kinh tế, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục đào tạo và y tế của vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Đây cũng là lý do những năm qua, hàng loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm kết nối đến Nha Trang đã được đầu tư triển khai: các tuyến cao tốc đoạn Dầu Dây - Phan Thiết, Phan Thiết - Vĩnh Hảo, Nha Trang - Cam Lâm giúp rút ngắn thời gian đến TP. Nha Trang. Sắp tới, khi đoạn cao tốc Vĩnh Hảo - Cam Lâm hoàn thành, thì tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn từ TP.HCM đến Nha Trang sẽ nối liền một mạch và lượng khách đến Nha Trang sẽ càng tăng khi du khách chỉ mất chưa đến 4 tiếng di chuyển.
Bên cạnh đó, các tuyến cao tốc Ban Mê Thuột - Nha Trang hay Liên Khương - Nha Trang đang được triển khai, dự án nâng cấp mở rộng sân bay Quốc tế Cam Ranh, đầu tư xây dựng mới Cảng hàng không Vân Phong và trong tương lai là tuyến đường sắt cao tốc rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển giữa Nha Trang và TP.HCM… sẽ giúp “bức tranh” hạ tầng giao thông Nha Trang, Khánh Hòa ngày một hiện đại và hoàn chỉnh.
Dự án Libera Nha Trang đón cơ hội “cất cánh”
Cùng với việc mở thêm hàng loạt đường bay mới trong nước và quốc tế, trong thời gian vừa qua, nhiều dự án bất động sản xuất hiện, mang tới kỳ vọng về sự khởi sắc cho địa ốc thành phố biển Nha Trang.
Trong số đó đáng kể phải kể đến là Libera Nha Trang - dự án đô thị biển ngay nội đô TP. Nha Trang (nằm trên đường Trần Phú kéo dài), quy mô lên tới 44ha với hàng loạt tiện ích độc đáo, hứa hẹn kiến tạo một điểm đến mới đẳng cấp quốc tế, tăng thêm sức hút cho du lịch Nha Trang.
Libera Nha Trang cũng là dự án hiếm hoi ở trung tâm TP. Nha Trang nhưng có 3 bãi biển riêng, lưng tựa núi, mặt hướng biển, thu trọn quang cảnh tuyệt đẹp của vịnh biển “thiên đường”.
Khi hoàn thiện và đi vào hoạt động, các sản phẩm ở đây không chỉ là “ngôi nhà thứ 2” hiện đại; mà còn là một tài sản giá trị mang tới nguồn thu nhập thụ động bền vững. Ngoài ra, cùng với hàng loạt tiện ích văn hóa, giải trí đẳng cấp như: nhà hát Đó, công viên Vạn San Đảo, khu phố downtown "không ngủ"... Libera Nha Trang định hướng trở thành "thành phố tự do" - trung tâm mới của TP. Nha Trang, chốn trải nghiệm không thể bỏ lỡ cho du khách trong nước và quốc tế.
Đại diện chủ đầu tư KDI Holdings đánh giá: “Sau khi đi vào hoạt động, dự án Libera Nha Trang sẽ sở hữu hệ sinh thái tiện ích hoạt động suốt 24 giờ. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái này tất yếu kéo theo nhu cầu cư trú ổn định để kinh doanh, buôn bán, làm việc tại nơi đây”.
Ngọc Minh
" alt=""/>Vận hội mới cho đô thị biển Nha TrangĐáp ứng xu hướng tiêu dùng trực tuyến, tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, các đơn vị bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang tập trung đưa các hoạt động kinh doanh từ môi trường thực lên môi trường số. Qua đó thúc đẩy hình thành nền kinh tế số, xây dựng xã hội số trên địa bàn.
Không nằm ngoài cuộc đua
Trên địa bàn tỉnh hiện có 81 chợ, 7 siêu thị, 2 trung tâm thương mại tổng hợp (Hà Minh Anh, Soiva Plaza tại thành phố Vĩnh Yên) và hơn 1.230 cửa hàng tạp hóa, ăn uống và các dịch vụ khác phát triển rộng khắp các huyện, thành phố.
Với mạng lưới chợ truyền thống, cửa hàng tiện ích, siêu thị, trung tâm thương mại dày đặc cùng hàng nghìn doanh nghiệp sử dụng nền tảng hóa đơn điện tử, tiềm năng và dư địa cho quá trình chuyển đổi số nói chung, phát triển thương mại điện tử (TMĐT) nói riêng trên địa bàn tỉnh rất lớn.
Thực tế, trong cuộc đua giành thị phần, hiện việc chuyển đổi số trong các hoạt động đã trở thành vấn đề tất yếu, được các doanh nghiệp, "ông lớn" trong ngành bán lẻ quan tâm, ứng dụng kênh bán hàng online qua các app và mang lại hiệu quả thiết thực.
Đơn cử, tại Siêu thị Co.opmart Vĩnh Phúc, bên cạnh phương thức bán hàng trực tiếp, truyền thống, siêu thị đã phát triển 10 ứng dụng chuyển đổi số như App bán hàng "Saigon Co.op", fanpage "Siêu thị Co.opmart Vĩnh Phúc"... đã giúp đơn vị tối ưu hóa việc quản lý và đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Không nằm ngoài cuộc, cùng với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị lớn, các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, gia tăng sản lượng tiêu thụ hàng hóa, doanh thu cũng như theo kịp xu hướng phát triển tất yếu của thị trường.
Nhờ quan tâm đến việc phát triển TMĐT, từ năm 2021 đến nay, Vĩnh Phúc luôn duy trì vị trí tốp 15 tỉnh có chỉ số phát triển TMĐT tốt nhất cả nước.
Hiện, trên địa bàn tỉnh có 241 máy ATM, 990 POS được lắp đặt tại các cơ sở kinh doanh, siêu thị, chuỗi phân phối, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học... trong toàn tỉnh; hơn 10 nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng các nền tảng số trong quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh.
Năm 2023, doanh số TMĐT bán lẻ của Vĩnh Phúc đạt 543,2 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2022, đứng thứ 16/63 tỉnh, thành trên cả nước; tỷ lệ mua hàng trực tuyến đạt khoảng 1,83%, xếp thứ 17/63 tỉnh, thành; giá trị mua sắm bình quân người mua hàng trực tuyến là 1,74 triệu đồng, xếp vị trí thứ 41/63 tỉnh, thành; hơn 3.000 thương nhân có giao dịch TMĐT, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành.
Sự phát triển TMĐT nói chung, quá trình số hóa nói riêng tại các đơn vị bán buôn, bán lẻ đã đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh tăng gần 6% so với cùng kỳ năm 2023.
Góp phần phát triển nền kinh tế số
Mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực, song, qua khảo sát của các ngành chức năng tại nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh cho thấy, tỷ lệ đơn vị sở hữu trang web có chức năng mua, bán, tiếp thị, thanh toán, hoàn tất đơn hàng trên website so với tổng số đang hoạt động của tỉnh còn chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Một số đơn vị được hỗ trợ xây dựng trang web nhưng không biết cách quảng bá trang web trên môi trường mạng internet để tăng tính lan tỏa thông tin, do đó, hiệu quả trang web không được như mong đợi.
Với đặc điểm là một địa phương có ngành công nghiệp phát triển, thu hút nhiều lao động ngoại tỉnh đến sinh sống và làm việc, nhu cầu thị trường tiêu dùng trên địa bàn tỉnh khá lớn, do đó, việc chuyển đổi số toàn diện là xu hướng tất yếu để các đơn vị bán buôn, bán lẻ trụ vững trên thị trường.
Đề án phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt, đề ra mục tiêu đến năm 2025, doanh số thương mại điện tử B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) chiếm hơn 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh; tỷ trọng TMĐT trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10% và đến năm 2030, các con số trên lần lượt là chiếm hơn 20% và đạt hơn 20%.
Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh yêu cầu các cấp, ngành, địa phương cần triển khai tích cực các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở SXKD trên địa bàn tỉnh xây dựng trang web TMĐT phù hợp với mô hình SXKD, sản phẩm hàng hóa của đơn vị và tham gia vào mạng lưới TMĐT xuyên biên giới.
Phát triển các giải pháp chia sẻ hạ tầng giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phân phối bán lẻ, các giải pháp liên kết, chia sẻ thông minh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người tiêu dùng và doanh nghiệp với Chính phủ trên nền tảng di động, thẻ thông minh và dữ liệu lớn...
TheoLưu Nhung (Báo Vĩnh Phúc)
" alt=""/>Vĩnh Phúc thúc đẩy chuyển đổi số trong bán buôn, bán lẻThêm dự án tại trung tâm Bến Lức, Long An
Tại huyện Bến Lức (Long An), sự xuất hiện của dự án The Larita - khu đô thị tiên phong mô hình “multi home” phía tây TP.HCM đang nhận được nhiều chú ý. Dự án này được đầu tư bởi Công ty CP Bất động sản Xuân Thảo, được giới chuyên gia đánh giá sẽ góp phần khiến thị trường BĐS Long An sôi động hơn nhờ vào những giá trị mà khu đô thị này sở hữu.
The Larita tọa lạc trên mặt tiền đường Hoàng Phan Thái, Hương lộ 10, Mỹ Yên, Bến Lức, Long An, liền kề 2 tuyến cao tốc trọng điểm là cao tốc TP.HCM - Trung Lương và cao tốc Bến Lức - Long Thành (đang triển khai), cùng tuyến Quốc lộ 1 huyết mạch kết nối liên tỉnh. Chưa hết, loạt dự án giao thông Vành đai 3, sân bay Long Thành, mở rộng nhiều tuyến đường nội đô... gần dự án không chỉ giúp The Larita kết nối thuận tiện; mà còn là tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút lượng lớn cư dân tương lai là chuyên gia, kỹ sư về đây sinh sống, người dân giao thương.
Với quy mô 3,8ha, The Larita sẽ cung ứng ra thị trường 199 sản phẩm liền kề với loại hình T-house và E-House, mô hình “semi - compound” (khu đô thị bán khép kín).
Hướng đến kiến tạo không gian sống xanh chất lượng, tiện nghi, dự án The Larita cũng được chủ đầu tư Xuân Thảo quy hoạch loạt tiện ích nội khu đầy đủ. Các tiện ích nổi bật phải kể đến như: trường mầm non quốc tế, trung tâm thương mại, khu vui chơi trẻ em khu BBQ ngoài trời, công viên, đường dạo bộ… Đặc biệt là mật độ cây xanh rợp bóng trong khuôn viên khu đô thị, đảm bảo không khí trong lành và mát mẻ cho cư dân.
Hội tụ nhiều yếu tố về không gian sống, tiện ích tiện nghi, The Larita vừa đáp ứng nhu cầu ở thực, vừa phù hợp đầu tư. Dự án được đánh giá sẽ là “thỏi nam châm” hút cư dân tại khu vực tây TP.HCM. Cùng với lực đẩy từ hạ tầng giao thông, The Larita sẽ đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường BĐS nói chung và Long An nói riêng.
Tên dự án: The Larita Chủ đầu tư: Công ty CP Bất động sản Xuân Thảo Vị trí: Mặt tiền đường Hoàng Phan Thái - Hương lộ 10, Bến Lức, Long An. Quy mô: 3,8 ha với 199 căn E-house và T-house. |
Thúy Ngà
" alt=""/>Đón sóng di cư từ TP.HCM