Tôi xấu hổ, tôi rất cắn rứt, vì tôi cảm thấy mình thấp kém so với "tình cũ" của cô ấy cả về ngoại hình lẫn kinh tế. Anh ta cao lớn, giàu có và đến giờ vẫn chưa có gia đình. Tôi đau đớn trong một lần vô tình bắt gặp ánh mắt tiếc nuối của cô ấy nhìn như hút hồn vào xe ô tô của anh ta lúc đi ngang qua hai đứa.
Tôi không được mạnh mẽ lắm trong chuyện giường chiếu nên mỗi khi "gần gũi" nhau xong, tôi thường xem phản ứng của bạn gái để đo độ hài lòng. Nếu hôm nào cô ấy không nói gì, tay vắt lên trán, mắt trân trân nhìn trần nhà là y như rằng tôi thấy bóng ma quá khứ lại lởn vởn quanh chúng tôi. Tôi đang cảm thấy quá khó để chấp nhận quá khứ của người con gái tôi đang yêu. Tôi đang phải cố gắng để không muốn em biết tôi không chấp nhận được chuyện đó".
Với đàn ông, quá khứ của bạn gái là một quả bom chờ nổ, còn nó có nổ hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự ứng xử và mức độ trưởng thành của hai người.
Đàn ông đặc biệt quan tâm đến quá khứ của bạn gái. Người nông nổi thì gặng hỏi, thậm chí hỏi thẳng rất thô thiển: "Sao em lại chia tay với anh ấy?", còn người từng trải thì bình tĩnh chờ người yêu nói hoặc anh ta sẽ tự kể hết về mình, đó cũng là một cách để người yêu nói ra và câu chuyện của bạn sẽ lập tức được ghi vào bộ nhớ.
Nếu "vì anh ta ích kỷ, không xứng đáng" thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Anh ta chỉ ghi nhớ ba từ "không xứng đáng" để loại bỏ nguy cơ "tình cũ" của bạn gái. Nhưng nếu như nguyên nhân chia tay của bạn là "vì hoàn cảnh nên chúng em không lấy được nhau" thì tình hình phức tạp hơn nhiều. Ba tiếng "vì hoàn cảnh" kia sẽ găm vào trí não anh ta. Những chàng trai trẻ, nông nổi sẽ hỏi ngay "yêu nhau mà không vượt qua được hoàn cảnh để cưới nhau ư?". Còn người đàn ông từng trải sẽ nói: "Hết yêu rồi thì hãy coi nhau như những người bạn tốt". Hai câu nói nghe thì hoàn toàn khác nhau nhưng bản chất thì hoàn toàn giống nhau.
![]() |
Với tình cũ "vì hoàn cảnh mà chia tay" của bạn gái, đàn ông mỗi người có cách ứng xử khác nhau. Người thì thẳng thừng yêu cầu bạn gái "quên ngay", người thì điềm tĩnh quan sát xem người yêu của mình ứng xử thế nào.
Nếu bạn gái vì quá nể mà giúp đỡ "tình cũ" trong công việc hoặc tiền bạc, người nông nổi sẽ giận dữ, mắng mỏ người yêu thậm tệ còn người từng trải thì nói: "Anh ta đang khó khăn, em giúp đỡ anh ấy là đúng nhưng như thế là đủ". Hai cách nói tuy khác nhau nhưng cách nói nào cũng đầy lửa bên trong.
"Tình cũ không rủ cũng tới" và đàn ông không ai xem đó là câu nói đùa.
Nói cùng một ngôn ngữ nhưng đôi khi phụ nữ và đàn ông lại không hiểu nhau. Bởi vì bộ não của 2 giới hiểu câu chữ theo một cách khác nhau.
" alt=""/>Tâm sự ám ảnh của đàn ông mang tên 'tình cũ' của vợChuẩn bị cho con một quỹ tiết kiệm có giá trị
Xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc để giúp con thực hiện những điều mình thích trong tương lai chính là mong muốn của các bậc làm cha mẹ. Với gói bảo hiểm “FWD Con vươn xa”, cha mẹ có thể gây dựng một quỹ tiết kiệm có giá trị 150% Số tiền bảo hiểm, đây là số tiền lớn cho con thỏa sức thực hiện những ước mơ và kế hoạch trong đời.
![]() |
“FWD Con vươn xa” giúp cha mẹ xây dựng một quỹ tiết kiệm giá trị 150% số tiền bảo hiểm cho con trong tương lai |
Đặc biệt, cứ mỗi 2 năm, hợp đồng “FWD Con vươn xa” sẽ nhận được một khoản tiền ý nghĩa, tương đương 2% Số tiền bảo hiểm. Cha mẹ có thể dùng khoản tiền này để nâng cao giá trị quỹ tiết kiệm, hoặc có thể thực hiện những chuyến du lịch hay khám phá những điều mới mẻ cùng con. Ngoài ra, hợp đồng bảo hiểm còn được hưởng lãi hàng năm ngay từ khi tham gia, giúp quỹ tiết kiệm của con không ngừng tăng trưởng.
Bảo vệ bản thân chính là bảo vệ tương lai của con
Cha mẹ thường tập trung mọi thứ cho con mà quên mất rằng việc bảo vệ bản thân mình cũng quan trọng không kém. Bây giờ, con cái đang vui vẻ, hạnh phúc trong sự chở che của cha mẹ, nhưng nếu một ngày cha mẹ không may gặp các biến cố về sức khỏe hay tai nạn nghiêm trọng thì con cái phải xoay xở ra sao, tương lai con sẽ như thế nào?
Với “FWD Con vươn xa”, cha/mẹ sẽ nhận được sự bảo vệ toàn diện trước các biến cố như bệnh hiểm nghèo, thương tật toàn bộ và vĩnh viễn, và tử vong. Cụ thể, gia đình sẽ được chi trả: 50% Số tiền bảo hiểm nếu cha/mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, 150% số tiền bảo hiểm nếu cha/mẹ tử vong hoặc thương tật toàn bộ và vĩnh viễn, riêng đối với tử vong do tai nạn thì số tiền nhận được là 300% Số tiền bảo hiểm.
![]() |
“FWD Con vươn xa” có mức bảo vệ cho cha/mẹ trước các rủi ro trong cuộc sống lên đến 300% số tiền bảo hiểm |
Nhờ vào quyền lợi này, gia đình sẽ nhận ngay một số tiền lớn để bù đắp thu nhập của cha/mẹ cũng như giúp gia đình trang trải các chi phí y tế và chăm sóc con cái. Có thể nói, đây là một trong những quyền lợi quan trọng của “FWD Con vươn xa”, vì chỉ khi được bảo vệ trước các rủi ro trong cuộc sống, cha mẹ mới có thể an tâm chăm sóc con cái một cách tốt nhất.
Một đặc điểm nổi bật và có ý nghĩa rất lớn khác của “FWD Con vươn xa” đó là quyền lợi miễn đóng phí. Bất kể khi nào cha/mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, bị thương tật toàn bộ và vĩnh viễn hay tử vong, quyền lợi miễn đóng phí sẽ có hiệu lực. FWD sẽ thay mặt cha/mẹ gánh vác việc đóng phí hàng năm để đảm bảo duy trì quỹ tiết kiệm cho con theo đúng kế hoạch ban đầu.
![]() |
Quyền lợi miễn đóng phí giúp Quỹ tiết kiệm cho con luôn được đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch |
Ví dụ: anh Vui 35 tuổi, mua “FWD Con vươn xa” lúc con anh 0 tuổi, với Số tiền bảo hiểm 300 triệu đồng, thời hạn hợp đồng 22 năm, phí đóng hàng năm 28,8 triệu đồng. Quyền lợi mà con anh Vui nhận được là một quỹ tiết kiệm với tổng quyền lợi lên đến 691 triệu đồng (bao gồm Quyền lợi học vấn đảm bảo 150% Số tiền bảo hiểm, tương đương 450 triệu đồng + khoản tiền 2% Số tiền bảo hiểm mỗi 2 năm, tương đương 6 triệu đồng/2 năm + lãi tích lũy).
Trường hợp mới đóng phí 1 năm, anh Vui không may mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chi trả 150 triệu đồng; nếu bị thương tật toàn bộ và vĩnh viễn/tử vong là 450 triệu đồng, còn nếu bị tử vong do tai nạn thì mức chi trả là 900 triệu đồng. Đặc biệt, nếu xảy ra 1 trong 3 trường hợp trên, gia đình anh Vui sẽ được miễn đóng phí suốt 21 năm còn lại của hợp đồng và quỹ tiết kiệm của con vẫn được đảm bảo như cam kết ban đầu.
Ngoài “FWD Con vươn xa”, khách hàng Vietcombank còn có thể tham gia sản phẩm “FWD Cả nhà vui khỏe” - Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, “FWD Đón đầu thay đổi 2.0” - Bảo hiểm kết hợp đầu tư, “FWD Sống khỏe” - Bảo hiểm bệnh ung thư và “FWD Vững ước mơ” - Bảo hiểm dư nợ tín dụng thông qua hệ thống rộng khắp của Vietcombank trên toàn quốc. |
Lệ Thanh
" alt=""/>Yêu con, cha mẹ hãy làm ngay điều nàyNăm 23 tuổi, bà Phạm Thị Chức (hiện 78 tuổi - Hoàn Kiếm, Hà Nội) về làm dâu gia đình ở khu phố cổ Hà Nội.
Bố mẹ chồng bà là cụ Nguyễn Như Mậu và Lương Thị Trình - cặp vợ chồng buôn lụa trên phố Hàng Ngang, từng tham gia nhiều chương trình ủng hộ Cách Mạng như: Tuần lễ vàng, mua vải may áo khoác mùa đông cho chiến sĩ, góp gạo làm từ thiện…
Cuộc sống làm dâu
Bà Chức kể, bố mẹ chồng bà buôn bán lụa. Những năm đầu thế kỷ 20, họ thường xuyên xuất khẩu hàng sang Lào, Campuchia, Ấn Độ. Gia cảnh thuộc hàng bề thế, có của ăn, của để.
Cửa hàng buôn lụa rộng hơn 200m2 của hai cụ nằm trên con phố giao thương sầm uất. Đây vừa là nơi ở của đại gia đình nhà cụ Mậu, vừa là nơi bán hàng.
Năm 1965, bà Chức về làm dâu, hai cụ không còn buôn lụa. Dẫu vậy, cuộc sống của họ vẫn khấm khá, có người giúp việc.
![]() |
Bà Phạm Thị Chức. |
“Trước khi cưới, tôi cũng lo lắng, trăn trở nhiều, không biết sau này ăn ở ra sao? Mẹ chồng có tâm lý không? Gia đình cụ giàu có, nề nếp từ xưa liệu cụ có khó tính với con dâu không?”, bà Chức nhớ lại.
Vậy nhưng, mọi trăn trở đều tan biến khi cụ Trình đón con dâu bằng vòng tay ấm áp và tình cảm thuần hậu.
Gia đình chồng bà Chức không mang nặng tư tưởng phong kiến, cổ hủ. Bà Chức là phận dâu con nhưng không phải vào bếp nấu nướng. Mọi việc cụ Trình giao người giúp việc lo liệu. Mãi sau này, khi kinh tế sa sút, bà Chức mới phải làm việc nhà.
Ngày đầu tiên, cụ Trình gọi bà Chức đến, căn dặn nếp sống, tính cách của từng thành viên. Nhờ vậy, bà Chức không bị bỡ ngỡ, lại dễ hòa nhịp với cuộc sống mới.
“Mẹ chồng tôi tính tình ôn hòa, được lòng mọi người. Với con dâu, cụ chưa bao giờ to tiếng, quở trách chuyện gì. Tuy nhiên, cụ thường dạy tôi, nói chuyện với người lớn phải kính cẩn, lễ phép, với người dưới không được cao giọng”, bà Chức nói.
Mặc dù sống đơn giản nhưng mẹ chồng bà Chức rất coi trọng bữa ăn. Bữa cơm nấu vừa đủ và được bày biện đẹp mắt.
Cụ coi bữa ăn là sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình. Đến bữa cơm, người lớn tuổi ngồi vào bàn, con cháu mới được ngồi.
“Mẹ chồng tôi kể, thời điểm khá giả nhất, cụ nuôi một đầu bếp riêng, có thể nấu được cả món Âu và Á, bữa cơm khá cầu kỳ nhưng khi khó khăn, cụ ăn món đơn giản cũng thấy ngon miệng. Cụ nói, đó là lối sống linh hoạt, thích nghi với mọi hoàn cảnh”, bà Chức chia sẻ.
Ngày bà Chức sinh con thứ 2, mẹ chồng quan tâm đến ăn uống, chăm sóc sau sinh. Cụ nhờ giúp việc nấu cho con dâu nhiều món ngon, bổ dưỡng.
“Cụ thương tôi sinh con không có chồng bên cạnh. Ông Tiến mới vào chiến trường, lúc ấy chẳng biết sống hay chết”, giọng bồi hồi, bà Chức kể tiếp.
Bà Chức chia sẻ thêm, mẹ chồng bà không chỉ quan tâm đến việc ăn uống, học hành của con cháu mà rất chú trọng đến đời sống tinh thần.
Ngày chồng bà Chức còn nhỏ, cụ cho học đàn violin. Vì cụ quan điểm, ngoài ăn mặc, mỗi người cần được bồi dưỡng về mặt tâm hồn, để hình thành nhân cách tốt.
Bốn thế hệ gìn giữ nếp nhà
Căn nhà cổ kính, mang đậm đặc trưng kiến trúc Hà Nội thời Pháp trên khu phố cổ từng là tiệm vải Phát Đạt một thời. Nay tiệm vải không còn nữa nhưng vẫn là mái ấm của các con cháu cụ Mậu và cụ Trình. Những năm cụ Trình còn khỏe mạnh, có 4 thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà.
![]() |
Vợ chồng ông Tiến, bà Chức trong căn nhà lưu dấu thời gian. |
Vợ chồng ông Tiến mang nếp sống của người Hà Nội xưa truyền lại cho con cháu. Thế hệ trước gìn giữ cho thế hệ sau, cứ thế mà tiếp nối.
Bốn người con của bà Chức đều trưởng thành, học được cách sống nhường nhịn. Vợ chồng bà quan niệm, cho con cái chữ chứ không cho tiền nên ngay từ nhỏ, các con của ông bà đều hăng say học tập.
Bà Chức cho biết thêm trong nhà mọi người không nói to tiếng, muốn ý kiến phải từ tốn thưa gửi…, các con, các cháu nhìn vào bố mẹ, ông bà mà học hỏi.
Người phụ nữ 78 tuổi thừa nhận, thời trẻ bà nóng tính, thẳng thắn. Tuy vậy, mẹ chồng nhắc nhở gì cũng "vâng, dạ", không tranh cãi. Nếu chưa hài lòng, bà lựa lúc mẹ chồng vui vẻ, mang chuyện đó ra phân tích cho cụ hiểu.
Hiện nay, ông Nguyễn Văn Tiến và bà Phạm Thị Chức ở cùng vợ chồng con trai út. Bà Chức cũng dùng tấm lòng của mình đối đãi với con dâu.
“Con dâu tôi làm bác sĩ, cháu là người hiểu chuyện, cũng trưởng thành qua nhiều năm công tác nên không có gì khiến tôi phật ý. Hai mẹ con có vấn đề gì, tôi hay nói thẳng, để giải tỏa khúc mắc.
Thời đại 4.0, mẹ chồng càng phải văn minh. Tôi có thú vui riêng, chơi Facebook, điện thoại, gặp bạn bè. Thời gian để vui vầy với con cháu, hưởng thụ cuộc sống, không nên săm soi, xét nét con làm gì”, bà Chức bộc bạch.
Thuở ấy, tiếng đàn du dương, say đắm lòng người của chàng nhạc công khiến cô gái làng hoa Ngọc Hà cảm mến.
" alt=""/>Cảnh làm dâu trong gia đình thương gia giàu nức tiếng Hà Nội một thời