Nhắc đến trí tuệ nhân tạo (AI), người ta thường liên tưởng đến hình ảnh một chú robot vô tri vô giác cố gắng sử dụng thuật toán tìm kiếm nhằm giải đáp những thắc mắc cơ bản nhất của con người như “Tòa nhà Empire State cao bao nhiêu mét?” hay “có thể đựng được bao nhiêu gram đường trên một thìa cà phê?”. Thật hiếm khi có người để tâm tới thứ gọi là trí thông minh cảm xúc (EQ) của AI - một bản chất nội tại đã gắn liền với khái niệm loài người và ăn sâu vào tiềm thức chúng ta đến mức dường như ta coi đó là điều hiển nhiên và mặc định.
Tại Hội thảo công nghệ TNW 2018 do tờ The Next Webtổ chức vừa diễn ra gần đây, bà Pamela Pavliscak, CEO công ty công nghệ Change Sciences đã bàn về cái gọi là “cuộc cách mạng cảm xúc” mà con người sẽ được chứng kiến diễn ra trên máy móc và phần mềm chỉ trong vài năm tới. Theo Pamela Pavliscak, để có thể đạt hiệu quả cao và tạo được nhiều tác động tích cực nhất, AI nói chung và trợ lý ảo nói riêng cần phải hiểu và thực hiện hành động trong khuôn khổ dấu hiệu tình cảm của con người - hay nói đơn giản hơn, chúng phải dần trở nên có cảm xúc.
![]() |
Đây không hoàn toàn là khái niệm mới mẻ, các "ông lớn" công nghệ từ lâu đã hiểu được rằng để máy móc và phần mềm vô tri thực sự đi vào đời sống con người, cần phải xóa nhòa được ranh giới cảm xúc hiện hữu giữa con người và cỗ máy. Nhân cách hóa công nghệ, làm cho công nghệ trở nên gần gũi hơn, thân thiện hơn với cử chỉ, cảm xúc của con người từ lâu đã là tiêu chí của nhiều công ty công nghệ hàng đầu. Chẳng vậy mà từ hơn mười năm trước chúng ta đã có Microsoft Clippy, được ví như “ông tổ” của trợ lý ảo và được xem là bước phát triển đi trước thời đại tại thời điểm đó.
CEO Pavliscak chia sẻ: “Clippy thiếu đi cảm xúc, thêm vào đó nó không biết cách học hỏi thói quen của người dùng Windows. Tất nhiên, điều đó không thể xảy ra bởi khi đó chúng ta chưa có AI. Nhưng có lẽ nếu Clippy làm khá hơn trong việc nhận diện cảm xúc và biết khi nào bạn cần trợ giúp, nó đã có thể trở thành một thành công ngoài sức tưởng tượng”.
![]() |
Trong quá trình thực hiện, Yahoo cũng thông báo cho người dùng những chính sách bảo mật, quyền riêng tư mới của mình dựa trên quy định của liên minh châu Âu.
Ngoài ra, Yahoo cũng có những bước xác thực qua số điện thoại, email để bảo mật cho người dùng.
![]() |
Bấm Tải xuống để gửi yêu cầu tải tất cả dữ liệu Messenger của bạn. |
Sau khi yêu cầu hoàn tất, người dùng sẽ nhận được thông báo xác nhận trong Yahoo Mail. Hoàn tất quá trình chuẩn bị tệp dữ liệu, Yahoo sẽ gửi email đường dẫn tải xuống cho người dùng.
![]() |
Người dùng sẽ nhận được email xác nhận yêu cầu và sẽ thông báo khi nào tệp tin dữ liệu sẵn sàng để tải xuống. |
Ngày 8/6, sau rất nhiều lần thông báo trước đó, Yahoo chính thức ấn định ngày 17/7/2018 sẽ chính thức dừng hoạt động trên ứng dụng cho iOS, Android và nhiều nền tảng khác. Từ đây cho đến ngày thực sự đóng cửa, Yahoo Messenger sẽ vẫn hoạt động bình thường.
![]() |
Yahoo Messenger sau 20 năm gắn với nhiều thế hệ người dùng Internet Việt Nam đã chính thức nói lời chia tay. |
Công ty Yahoo cam kết việc "đóng của" Messenger không ảnh hưởng đến Yahoo ID của người dùng. Các dịch vụ như Yahoo Mail, Yahoo Fantasy vẫn hoạt động bình thường.
Thông báo chính thức về việc đóng cửa của Yahoo Messenger ngày 8/6 là hồi kết cho một huyền thoại về ứng dụng nhắn tin tức thời sở hữu bởi Oath suốt 20 năm qua.
Ngày 2/6/2018, Đại học RMIT Việt Nam đã tổ chức hội thảo Teacher Talks – chuỗi sự kiện hỗ trợ phát triển chuyên môn cho cộng đồng giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam. Khoảng 40 giảng viên và giáo viên tiếng Anh đến từ các trường cấp 2, cấp 3, đại học trên toàn địa bàn Hà Nội đã tham dự hội thảo này. Trước đó, hai sự kiệnTeacher Talks do RMIT Việt Nam tổ chức cũng diễn ra ở Đà Nẵng và TP.HCM trong tháng 5/2018.
Ông Jake Heinrich - Trưởng khoa Ngôn ngữ và tiếng Anh của Đại học RMIT Việt Nam cho biết, chương trình tiếp nối thành công của TESOL Talks – chuỗi các buổi chia sẻ cách phát triển chuyên môn dành cho giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam do giảng viên tiếng Anh RMIT Việt Nam cùng một số đối tác thành lập năm 2014. “Teacher Talks là chuỗi các hội thảo phát triển chuyên môn cho thành viên cộng đồng giảng dạy tiếng Anh trong nước và quốc tế hiện đang làm việc tại Việt Nam”, ông Heinrich nói.
Các buổi hội thảo đều diễn ra tại các cơ sở của RMIT Việt Nam. Ông Heinrich giải thích: “Teacher Talks tạo điều kiện để những người làm trong ngành trao đổi về cách làm tốt nhất, đồng thời tạo điều kiện để giáo viên tiếng Anh giao lưu và học hỏi lẫn nhau”.
“Mục tiêu chung của sự kiện là cung cấp cho người tham dự những công cụ thực tế và thích hợp mà họ có thể áp dụng ngay vào quá trình giảng dạy, đồng thời xây dựng cộng đồng giáo viên tiếng Anh, những người nhìn chung có thể cải tiến phương pháp giảng dạy và dần dần đem đến trải nghiệm học tốt hơn cho học viên của mình”, ông Heinrich chia sẻ thêm.
Với chủ đề "Đổi mới Dạy và Học", hội thảo tại cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT Việt Nam vào ngày 2/6 gồm 6 phần trao đổi do giảng viên tiếng Anh, nhân viên của trường chia sẻ. Đặc biệt, lần đầu tiên hội thảo có sự tham dự và chia sẻ của diễn giả khách mời là Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Nhã - Trưởng khoa tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các phần trao đổi tập trung chia sẻ cách làm mới nhằm nâng cao công tác giảng dạy và trải nghiệm của học viên.
" alt=""/>Chuyên gia RMIT giới thiệu các phầm mềm hỗ trợ nâng cao trí nhớ cho người học tiếng Anh